intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN ĐỊA LÍ 12, NĂM HỌC 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 701 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam) Họ, tên thí sinh:................................................................ SBD: ............................. Lớp: 12/ Câu 1: Đặc điểm chung vùng biển nước ta là A. biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm. B. biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa. C. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm. D. biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Câu 2: Biển Đông là một vùng biển A. diện tích không rộng. B. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. mở rộng ra Thái Bình Dương. D. có đặc tính nóng ẩm. Câu 3: Địa hình đồng bằng sông Cửu Long khác với đồng bằng sông Hồng là A. không được bồi đắp phù sa hàng năm. B. có quy mô diện tích nhỏ hơn. C. có nhiều vùng trũng rộng lớn. D. bị chia cắt thành nhiều ô bởi đê ngăn lũ. Câu 4: Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có A. sự phân mùa khí hậu. B. độ ẩm không khí lớn. C. địa hình nhiều đồi núi. D. nhiệt độ trung bình cao. Câu 5: Vùng núi nào sau đây nằm giữa sông Hồng và sông Cả? A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp Lào? A. Điện Biên. B. Lào Cai. C. Sơn La. D. Lai Châu. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với hình thể nước ta? A. Đồng bằng Nam Bộ rộng hơn Đồng bằng Bắc Bộ. B. Vùng núi Đông Bắc là vùng núi cao nhất nước ta. C. Cao nguyên tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Tây Bắc. D. Địa hình bờ biển miền Trung đa dạng, khúc khuỷu. Câu 8: Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta? A. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất và sông ngòi. B. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật. C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp. D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Mang lại lượng mưa lớn. C. Làm cho khí hậu khô hạn. D. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ. Câu 10: Điểm giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đều là các đồng bằng phù sa châu thổ sông. B. Có hệ thống đê sông kiên cố để ngăn lũ. C. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. D. Có đất mặn, đất phèn chiếm phần lớn diện tích. Trang 1/4 - Mã đề thi 701 - https://thi247.com/
  2. Câu 11: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm nào sau đây? A. Các thung lũng sông đan xen đồi núi thấp, sơn nguyên Đồng Văn ở độ cao trên 1500m. B. Có 6 thang bậc địa hình, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, địa hình có tính phân bậc. D. Nhiều núi cao hiểm trở, cao nhất là núi Phia Booc, chiều dài thực tế của lát cắt là 600km. Câu 12: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã A. làm cho địa hình miền núi nước ta ít hiểm trở. B. bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu. C. làm cho địa hình có tính phân bậc rõ rệt. D. tạo nên sự phân hóa sâu sắc của thiên nhiên. Câu 13:Điểm khác biệt rõ nét về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc là A. địa hình có độ cao nhỏ hơn. B. núi theo hướng vòng cung. C. độ dốc địa hình nhỏ hơn. D. có các khối núi và cao nguyên. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây của địa hình nước ta gây khó khăn chủ yếu cho phát triển giao thông vận tải? A. Hướng núi tây bắc - đông nam, vòng cung. B. Địa hình nhiều đồi núi nhưng chủ yếu núi thấp. C. Cấu trúc cổ được trẻ lại, phân hóa đa dạng. D. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Câu 15: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam. B. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam. C. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa. D. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây. Câu 16: Nước ta không có nhiều hoang mạc như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc. B. Nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật. C. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. D. Tiếp giáp Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài. Câu 17: Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ A. chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác. B. có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng. C. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. có đồng bằng bị thu hẹp và đất đai màu mỡ. Câu 18: Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây? A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Phát triển kinh tế biển. C. Phòng chống thiên tai. D. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước. Câu 19: Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ A. bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. B. nằm giữa hai lục địa Á – Âu, Ô-xtrây-li-a C. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. trong năm thủy triều biến động theo mùa. Câu 20: Bề mặt địa hình đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do A. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. B. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng. C. có hệ thống kênh mương thủy lợi phát triển. D. xây dựng hệ thống đê ven sông ngăn lũ. Trang 2/4 - Mã đề thi 701 - https://thi247.com/
  3. Câu 21:Tổng lượng phù sa hàng năm của sông ngòi nước ta rất lớn chủ yếu là do A. địa hình đồi núi già trẻ lại, có tính phân bậc rõ rệt các khu vực. B. lãnh thổ nước ta hẹp ngang, địa hình có nhiều hướng khác nhau . C. địa hình nước ta có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi. D. địa hình đồi núi bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn và xâm thực mạnh. Câu 22: Các đồng bằng ven biển miền Trung nước ta ít có khả năng mở rộng do A. mạng lưới sông thưa thớt, thềm lục địa nông. B. lãnh thổ mở rộng, chế độ nước sông theo mùa. C. phần lớn sông nhỏ, thềm lục địa hẹp và sâu. D. xâm thực miền núi yếu, rừng ven biển giảm. Câu 23: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc nước ta có A. trữ năng thủy điện lớn hơn. B. nhiều trung tâm công nghiệp hơn. C. khoáng sản phong phú hơn. D. cơ sở vật chất, hạ tầng tốt hơn. Câu 24: Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở A. khu vực đồng bằng. B. khu vực cao nguyên. C. khu vực trung du. D. khu vực miền núi. Câu 25: Hệ tọa độ địa lí trên đất liền nước ta là A. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ. B. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ. C. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ. D. 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ. Câu 26: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhà nước ta có chủ quyền gì ở vùng đặc quyền kinh tế? A. Một phần về kinh tế. B. Không có chủ quyền gì. C. Hoàn toàn về kinh tế. D. Hoàn toàn về chính trị. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc? A. Quảng Bình. B. Lào Cai. C. Thanh Hóa. D. Sơn La. Câu 28: Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây? A. Lào và Campuchia. B. Campuchia và Trung Quốc. C. Lào và Trung Quốc. D. Lào và Thái Lan. Câu 29: Đặc điểm nào sau đây của biển Đông có ảnh hưởng lớn nhất đến tự nhiên nước ta? A. Có diện tích lớn, lượng nước dồi dào. B. Nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. Biển kín và có các hải lưu chảy khép kín. D. Có diện tích lớn, thềm lục địa mở rộng. Câu 30: Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào sau đây? A. Đất đai. B. Địa hình. C. Khí hậu. D. Sông ngòi. Câu 31: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là A. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. B. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. C. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có. D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực. Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào? A. Kon Tum. B. Sơn La. C. Điện Biên. D. Gia Lai. Câu 33: Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây? A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. C. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. D. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi cao. Trang 3/4 - Mã đề thi 701 - https://thi247.com/
  4. Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5 , cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển? A. Kiên Giang. B. An Giang. C. Đồng Tháp. D. Cà Mau. Câu 35: Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có A. hệ thống đê sông chia đồng bằng thành nhiều ô. B. diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long. C. thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng. D. hệ thống kênh rạch chằng chịt với nhiều kênh đào. Câu 36: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta chủ yếu do? A. Gió mùa và dòng biển. B. Khoáng sản và biển. C. Khí hậu và sông ngòi. D. Vị trí địa lí và hình thể. Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết phát biểu nào sau đây đúng với hình thể nước ta? A. Đồng bằng Bắc Bộ rộng hơn đồng bằng Nam Bộ. B. Diện tích của khu vực đồi núi nhỏ hơn đồng bằng. C. Dãy núi Hoàng Liên Sơn đồ sộ, cao nhất nước ta. D. Lãnh thổ chạy dài theo bắc nam qua nhiều kinh độ. Câu 38: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho địa hình caxtơ khá phổ biến ở nước ta? A. Địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật, khí hậu nóng. B. Khí hậu khô nóng, mưa nhỏ, mất lớp phủ thực vật. C. Bề mặt đá vôi, khí hậu nhiệt đới, có lượng mưa lớn. D. Bề mặt đá vôi, khí hậu nóng, mất lớp phủ thực vật. Câu 39: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta là A. bồi tụ, xói mòn. B. xói mòn, rửa trôi. C. bồi tụ, mài mòn. D. xâm thực, bồi tụ. Câu 40: Điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Đồng bằng có diện tích lớn, mở rộng về phía biển. C. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. D. Từ tây sang đông thường có 3 dải địa hình. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 701 - https://thi247.com/
  5. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HKI 2022-2023 MÔN ĐỊA LÍ 12 CÂU MÃ 701 MÃ 702 MÃ 703 MÃ 704 MÃ 705 MÃ 706 MÃ 707 MÃ 708 1 B A A B C C C B 2 D D B B B B B B 3 C A C C D C D B 4 B A A D B B B C 5 C B C B C C D C 6 A B D B D A D A 7 B D D C A D D D 8 B C C C C B C D 9 C C C C A A A C 10 A D A C B B D B 11 D A C C D C C C 12 B B C C A D B B 13 B C A A D D A B 14 C A D D A B C A 15 B C D C B C A C 16 D A C B D C C A 17 B A B A C D A B 18 C A A B C B A A 19 A B C D C A C C 20 D C D A C D B C CÂU MÃ 701 MÃ 702 MÃ 703 MÃ 704 MÃ 705 MÃ 706 MÃ 707 MÃ 708 21 D C C A D A C A 22 C C B A A D A D 23 A C A B D A A D 24 D B B A B C B A 25 A D D D D A A C 26 C D D D B B D A 27 B B B B D D D D 28 A B A D C C D C 29 B B A C C A B A 30 C A C D A B D A 31 A B A A B D B D 32 D D B C A D C D 33 D A D D B C D D 34 A D D C B B A B 35 A D B A D A B B 36 D C A D A B C A 37 C C B A A A A B 38 C B B A A A B C 39 D C C B A D C D 40 B D B B B A D B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2