intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG PTDTNT NƯỚC OA MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : .............................................Lớp.......... Số báo danh : ............... Mã đề 102 Câu 1: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung? A. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, C. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng D. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng Câu 2: Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng Nam Bộ. D. Đồng bằng ven biển miền Trung. Câu 3: Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên có độ cao trung bình: A. từ 500 - 700 m. B. từ 600 - 900 m. C. từ 400 - 600 m. D. từ 500 - 1000m. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào có chung biên giới với Trung Quốc và Lào? A. Sơn La. B. Điện Biên. C. Lai Châu. D. Lào Cai. Câu 5: Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng: A. 60 %. B. 2%. C. 85 %. D. 1 %. Câu 6: Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam A. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam B. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người C. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, có sự phân bậc rõ rệt D. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m Câu 7: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam? A. Có nhiều cao nguyên xếp tầng B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích C. Cao nhất nước ta D. Hướng Tây Bắc-Đông Nam Câu 8: Do vị trí nội chí tuyến và ở trong khu vực gió mùa, nên biển Đông có đặc điểm? A. Chịu ảnh hưởng của gió mùa. B. Có đặc tính nhiệt đới. C. Vùng biển rộng. D. Nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Câu 9: Biển Đông có diện tích: A. 3,467 triệu km2. B. 3,437 triệu km2. C. 3,457 triệu km2. D. 3,447 triệu km2. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 13, đỉnh núi cao nhất ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. Phu Luông. B. Phanxipăng. C. Pu Trà. D. Phu Hoạt. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố có đường biên giới chung với Lào? A. 12. B. 10. C. 13. D. 11. Câu 12: Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi: Trang 1/3 - Mã đề 102
  2. A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây? A. Tuyên Quang. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Lạng Sơn. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất về đặc điểm của bốn cánh cung ở vùng núi Đông Bắc? A. So le với nhau. B. Chụm lại ở Tam Đảo mở rộng về phía Bắc và Đông. C. Có hướng Tây Bắc - Đông Nam. D. Song song với nhau. Câu 15: Nhờ tiếp giáp biển nên nước ta có: A. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật. B. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng. C. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống. D. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. Câu 16: Theo chiều Bắc - Nam, phần đất liền nước ta nằm trong khoảng vĩ độ: A. 8034’B - 20023’B. B. 8034’B - 23023’B. C. 8034’B - 22023’B. D. 8034’B - 21023’B. Câu 17: Vùng đất của nước ta là: A. Các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển. B. Toàn bộ phần đất liền và các các hải đảo. C. Phần đất liền giáp biển. D. Phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cao nguyên có độ cao cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là A. Đắk Lắk. B. Kon Tum. C. Mơ Nông. D. Lâm Viên. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam? A. Hoàng Liên Sơn. B. Trường Sơn Bắc. C. Bạch Mã. D. Pu Đen Đinh. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, lát cắt địa hình A –B đi theo hướng A. Tây Nam - Đông Bắc. B. Đông - Tây. C. Bắc -Nam. D. Đông Nam - Tây Bắc. Câu 21: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở. A. Bắc Trung bộ. B. Nam bộ. C. Bắc bộ. D. Nam Trung bộ. Câu 22: Hạn chế lớn nhất của Biển Đông? A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng. B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới. C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa. D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc. Câu 23: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta? A. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc B. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước. D. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. Câu 24: Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương- Địa Trung Hải, nên Việt Nam có nhiều A. tài nguyên khoáng sản. B. vùng tự nhiên trên lãnh thổ. C. tài nguyên sinh vật quý giá. D. bão và lũ lụt, hạn hán. Trang 2/3 - Mã đề 102
  3. Câu 25: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ A. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. B. nước ta nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. Nước ta nằm tiếp giáp vùng Biển Đông rộng lớn. Câu 26: Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là: A. Các rạn san hô B. Hơn 100 loài tôm. C. Nhiều loài sinh vật phù du. D. Trên 2000 loài cá. Câu 27: Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta : A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài. C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan. D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Câu 28: Căn cứ vào Atltat Địa lý Việt Nam trang 4 - 5, nước ta là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước và khu vực nào sau đây? A. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc. B. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc. C. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc. D. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc. Câu 29: Giả sử một tàu biển đang ở ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 30 hải lí, vậy con tàu đó đang thuộc vùng biển nào của nước ta và cách đường biên giới quốc gia trên biển theo đường chim bay là bao nhiêu? A. Đặc quyền kinh tế; 33336 m. B. Vùng nội thủy; 55560 m. C. Tiếp giáp lãnh hải; 55560 m. D. Vùng lãnh hải; 3336 m. Câu 30: Việc giao lưu buôn bán giữa nước ta với các nước láng giềng (Lào, Thái Lan, Campuchia) được tiến hành thuận lợi dựa trên yếu tố nào sau đây? A. Lãnh thổ nước ta kéo dài nhiều vĩ độ. B. Có sự hợp tác bình đẳng và cùng phát triển. C. Nước ta có mối giao lưu hữu nghị lâu đời. D. Có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0