intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT Kon Rẫy" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

  1. TRƯỜNG PTDTNT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: CÁC MÔN HỌC LỰA CHỌN Môn: Địa lý 12 (cơ bản) (Đề gồm có 40 câu, 4 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ tên:………………………. ....................Lớp: .............. Mã đề: 485 Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. A. Phần lớn sông chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam. B. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông. C. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. D. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt, lũ quyét. Câu 2: Vào đầu mùa hạ, gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam) gây mưa cho vùng nào sau đây? A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. B. Phía Nam đèo Hải Vân. C. Nam Bộ và Tây Nguyên. D. Trên cả nước. Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 10, Sông Mê Công có lưu lượng nước cực đại vào tháng mấy? A. tháng 8. B. tháng 9. C. tháng 10. D. tháng 11 Câu 4: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí A. nằm trrên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương. B. nằm tiếp giáp với biển Đông của Thái Bình Dương. C. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. D. nằm trong khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới. Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Cả đổ ra biển ở cửa nào sau đây? A. Lạch Trường. B. Hội. C. Gianh. D. Nhật Lệ. Câu 6: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ A. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km. B. nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. D. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Câu 7: Mưa phùn vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thường diễn ra vào A. nửa sau mùa đông. B. nửa sau mùa hạ. C. nửa đầu mùa đông. D. nửa đầu mùa hạ. Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng? A. Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc Bộ. Câu 9: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng A. duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. vịnh Thái Lan. D. vịnh Bắc Bộ. Câu 10: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ A. nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. B. nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn. C. nam sông Mã tới dãy Bạch Mã. D. nam sông Mã tới dãy Hoành Sơn. Câu 11: Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa Đông thực chất là A. gió mùa mùa Đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á. B. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. C. gió mùa mùa Đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã. D. gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. Trang 1/4 - Mã đề 485
  2. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, cho biết đảo nào sau đây có vị trí xa đất liền nhất? A. Cồn Cỏ. B. Phú Qúy. C. Lý Sơn. D. Cù lao Chàm. Câu 13: Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng A. đông bắc. B. tây bắc. C. tây nam. D. đông nam. Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 9, hãy cho biết Nha Trang thuộc vùng khí hậu nào sau đây? A. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ. B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. D. Vùng Khí hậu Tây Bắc Bộ. Câu 15: Nét nổi bật nào sau đây của địa hình vùng núi Tây Bắc? A. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. B. Có bốn cánh cung lớn. C. Gồm các khối núi và cao nguyên bazan. D. Địa hình thấp và hẹp ngang. Câu 16: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG 1,THÁNG 7 VÀ TỔNG LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Lượng mưa trung tháng 1 (0C) tháng 7 (0C) bình năm (mm) Lạng Sơn 13,3 27,0 1392 Hà Nội 16,4 28,9 1667 Huế 19,7 29,4 2868 Tp Hồ Chí Minh 25,8 27,1 1931 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Lượng mưa trung bình năm giảm dần từ Bắc vào đến Huế và tăng dần vào phía Nam. B. Lượng mưa trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam. C. Lượng mưa trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. D. Lượng mưa trung bình năm tăng dần từ Bắc vào đến Huế và giảm dần vào phía Nam. Câu 17: Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu của nước ta? A. Làm giảm tính chất lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. B. Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn. C. Làm tăng tính chất nóng và khô của khí hậu nước ta. D. Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển. Câu 18: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 4,5; cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển? A. An Giang. B. Hậu Giang. C. Sóc Trăng. D. Đồng Tháp. Câu 19: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở Biển Đông nước ta là A. dầu khí. B. Titan. C. muối biển. D. cát trắng. Câu 20: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng chảy theo hướng nào sau đây? A. Tây bắc – đông nam. B. Đông bắc – tây nam. C. Tây nam – đông bắc. D. Đông nam – tây bắc. Câu 21: Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ A. Phong cảnh đẹp, mát mẻ. B. Tiềm năng thủy điện lớn C. Nguồn khoáng sản dồi dào. D. Địa hình đồi núi thấp. Câu 22: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 9, nhiệt độ trung bình tháng 7 của nước ta A. giảm dần từ Bắc vào Nam. B. tăng dần từ Bắc vào Nam. C. có sự thay đổi rõ rệt Bắc vào Nam. D. không có sự thay đổi từ Bắc vào Nam. Câu 23: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ HUẾ (Đơn vị: mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 18,6 26,2 43, 90,1 188, 230, 288,2 318, 265,4 130, 43,4 23,4 Trang 2/4 - Mã đề 485
  3. 8 5 9 0 7 161, 47, 116, 104, 473, 795, 580, Huế 3 62,6 1 51,6 82,1 7 95,3 0 4 6 6 297,4 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Để vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình các tháng của Hà Nội và Huế, dạng biểu đồ thích hợp nhất là A. biểu đồ kết hợp B. biểu đồ đường C. biểu đồ miền D. biểu đồ cột Câu 24: Khí hậu có sự phân chia thành mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều là chế độ khí hậu của A. Miền Nam. B. Miền Bắc. C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 25: Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì A. gió di chuyển về phía Đông Bắc trước khi vào nước ta. B. gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải trước khi vào nước ta. C. gió thổi dần về phía Nam trước khi vào nước ta. D. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn trước khi vào nước ta. Câu 26: Về mặt tự nhiên,vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa quan trọng, nhất là A. quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta. B. mang lại cho nước ta nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú. C. chịu tác động của nhiều thiên tai. D. tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên. Câu 27: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 9, hãy cho biết Nha Trang thuộc vùng khí hậu nào sau đây? A. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ. B. Vùng Khí hậu Tây Bắc Bộ. C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. D. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. Câu 28: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do A. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông. B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. C. khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. D. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. Câu 29: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 6, hướng vòng cung là hướng chính của A. vùng núi Tây Bắc. B. vùng núi Đông Bắc. C. dãy Hoàng Liên Sơn. D. dãy Trường sơn Bắc. Câu 30: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc Miền khí hậu phía Bắc? A. Tây Nguyên. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ D. Bắc Trung Bộ. Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 9, địa phương có lượng mưa lớn nhất nước ta là A. Tp Hồ Chí Minh. B. Huế. C. Hà Tiên. D. Hà Nội. Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 6, vịnh biển nào sau đây thuộc Bắc Trung bộ? A. vịnh Hạ Long. B. vịnh Vân Phong. C. vịnh Xuân Đài. D. vịnh Diễn Châu. Câu 33: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 6, đỉnh núi nào sau đây thuộc vùng núi Trường Sơn Bắc? A. Phu Luông. B. Tây Côn Lĩnh. C. Pu Si Lung. D. Phu Hoạt. Câu 34 Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào? A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Hà Giang. D. Lạng Sơn. Câu 35: Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Lào dài khoảng A. 1100 km. B. 2100 km. C. 2300 km. D. 1400 km. Câu 36: Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại A. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế). C. Của Lò (Nghệ An). D. Mũi Né (Bình Thuận). Câu 37: Căn cứ vàoAtlatĐịa líViệt Namtrang4 - 5, chobiết tỉnh nàosau đây không giápLào? A. Nghệ An. B. Thanh Hóa C. Đắk Lắk. D. Điện Biên. Câu 38: Đặc điểm nào sau đây của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc? Trang 3/4 - Mã đề 485
  4. A. có các cánh cung lớn mở rộng ra về phía Bắc và phía Đông. B. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam. C. có địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông nam. D. gồm các khối núi và các cao nguyên đất đỏ ba dan đồ sộ. Câu 39: Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất nước ta là vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ C. Đồng bằng sông Hồng D. Các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 40: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ HUẾ (Đơn vị: mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 43, 188, 230, 318, 130, Hà Nội 18,6 26,2 8 90,1 5 9 288,2 0 265,4 7 43,4 23,4 161, 47, 116, 104, 473, 795, 580, Huế 3 62,6 1 51,6 82,1 7 95,3 0 4 6 6 297,4 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa của Hà Nội và Huế? A. Tháng có mưa lớn nhất ở Hà Nội là tháng VIII, ở Huế tháng X. B. Tháng có mưa nhỏ nhất ở Hà Nội là tháng I, ở Huế tháng III. C. Lượng mưa của tháng mưa lớn nhất ở Huế gấp hai lần Hà Nội. D. Mùa mưa ở Hà Nội từ tháng V - X, ở Huế từ tháng VIII - I. ----------- HẾT ---------- Lưu ý: HS được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Trang 4/4 - Mã đề 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2