intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA KÌ I- MÔN: ĐỊA LÝ 12 QUẢNG NAM NĂM HỌC: 2023-2024 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Thời gian làm bài: 45 phút ------------------------- Họ tên thí sinh: .................................................................Lớp…………… Mã Đề: 001. Câu 1. Biển Đông có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do A. có nhiều vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. B. biển Đông là một vùng biển rộng lớn. C. hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang. D. hướng nghiêng địa hình thấp dần ra biển. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam? A. Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao. B. Địa hình vùng nhiệt đới gió mùa. C. Hầu hết là địa hình núi cao. D. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích. Câu 3. Đặc điểm nào chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? A. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ B. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ C. Cấu trúc địa hình khá đa dạng D. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam Câu 4. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ. B. Làm cho khí hậu khô hạn. C. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. D. Mang lại lượng mưa lớn. Câu 5. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên (14), hãy cho biết tên các cao nguyên badan vùng Trường Sơn Nam theo thứ tự từ Bắc xuống Nam? A. Kon Tum, Pleiku, Đăk lăk, Mơ Nông B. Đăk lăk, Mơ Nông, Kon Tum, Pleiku C. Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Đăk lăk D. Pleiku, Đăk lăk, Mơ Nông, Kon Tum Câu 6. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng? A. nước ta vừa có núi, có đồi, vừa có sông và biển. B. bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp. C. có các cao nguyên bazan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. D. có núi cao, núi thấp, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính (4,5), cho biết tỉnh nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc? A. Lào Cai. B. Thanh Hóa. C. Quảng Bình. D. Sơn La. Câu 8. Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là A. bị chia cắt do tác động của dòng chảy B. có cả đất phù sa cổ lẫn đất đỏ ba dan. C. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. D. độ cao khoảng từ 100m đến 200m. Câu 9. Vùng núi Tây Bắc có vị trí A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng. B. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. C. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã. D. nằm giữa sông Hồng và sông Cả. Câu 10.Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang Hành chính (4,5), Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía nào? A. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin. B. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a. C. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan. D. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên (13,14), hãy cho biết dãy núi Chư Yang Sin thuộc khu vực đồi núi nào sau đây? A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Nam D. Trường Sơn Bắc Câu 12. Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do A. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. B. Có địa hình tương đối bằng phẳng. C. Có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông. D. Thường xuyên bị lũ lụt. Câu 13. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc là A. Có địa hình cao nhất nước ta. B. Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam 1
  2. C. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Câu 14. Nội thủy là: A. Vùng có chiều rộng 12 hải lí. B. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí. C. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí. D. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa vị trí địa lí nước ta? A. Tạo điều kiện chung sống hòa bình với các nước Đông Nam Á. B. Tạo điều kiện để xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực. C. Tạo điều kiện cho phát triển giao thông đường biển quốc tế. D. Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên là nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 16. Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là quần đảo Hoàng Sa là A. Nhiều loài sinh vật phù du. B. Trên 2000 loài cá. C. Các rạn san hô D. Hơn 100 loài tôm Câu 17. Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là A. dãy Hoành Sơn B. thung lũng sông Hồng C. thung lũng sông Đà D. dãy Bạch Mã. Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang Hình thể (6,7), cho biết vịnh biển Xuân Đài thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ninh B. Phú Yên C. Khánh Hoà. D. Quảng Ngãi. Câu 19. Loại tài nguyên khoáng sản vô tận ở Biển Đông là A. Dầu khí B. Ti tan C. Muối D. Cát trắng Câu 20. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á nhờ nước ta A. nằm ở trung tâm vùng ĐNÁ B. giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km. C. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên Câu 21. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng? A. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Hồng và sông Thái Bình. B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông. D. Là đồng bằng châu thổ. Câu 22. Nước ta có nhiều tài nguyên sinh vật phong phú là do vị trí địa lí A. Tiếp giáp với biển Đông B. Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới C. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật D. Liền kề với vành đai sinh khoáng Câu 23. “ Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam và cao nhất nước ta” là đặc điểm của vùng núi: A. Đông Bắc B. Trường Sơn Nam. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc. Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên (13,14), đỉnh Phanxipăng thuộc dãy núi A. Hoàng Liên Sơn B. Con Voi. C. Trường Sơn Bắc. D. Tam Điệp. Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính (4,5), cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp biển vừa giáp Trung Quốc? A. Quảng Ninh B. Thái Bình. C. Hải Phòng. D. Lạng Sơn. Câu 26. Hệ sinh thái nào sau đây là đặc trưng của vùng ven biển? A. Rừng cận xích đạo gió mùa B. Rừng ngập mặn. C. Rừng thưa nhiệt đới khô D. Rừng kín thường xanh Câu 27. Điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. Từ tây sang đông thường có 3 dải địa hình. B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. C. Đồng bằng có diện tích lớn, mở rộng về phía biển. D. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Câu 28. Điểm khác chủ yếu của ĐBSCL so với Đồng bằng sông Hồng? A. Gồm các ruộng cao bạc màu B. Nhỏ hơn Đồng bằng sông Hồng C. Hệ thống đê điều D. 2/3 diện tích là đất phèn, mặn Câu 29. Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là A. bắc – nam B. tây bắc - đông bắc C. tây bắc - đông nam. D. tây - đông. Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính (4,5), cho biết tỉnh nào sau đây giáp Campuchia? A. Bình Thuận B. Lâm Đồng. C. Ninh Thuận. D. Gia Lai. ----HẾT--- 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0