intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC GIANG KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: ĐỊA LÍ 12 (các lớp từ A8 đến A12) -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút. (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 201 danh: ............. I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm, 28 câu): Tô phương án đúng trong phần trả lời Câu 1: Tính chất bất đối xứng về địa hình giữa hai sườn Đông – Tây biểu hiện rõ nhất ở vùng núi A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc. Câu 2: Tính phân bậc của địa hình nước ta là nguyên nhân chính tạo nên A. sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ. B. sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ. C. sự phân hóa thiên nhiên theo đông - tây. D. sự phân hóa thiên nhiên theo đai cao. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng về lãnh hải Việt Nam? A. Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. B. Lãnh hải nước ta có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. C. Lãnh hải là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển. D. Ranh giới của lãnh hải chính là biên giới quốc gia trên biển. Câu 4: Điểm cực Nam nước ta thuộc địa giới hành chính tỉnh A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Khánh Hòa. D. Cà Mau. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc? A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. B. Có 3 dải địa hình hướng Tây Bắc - Đông Nam. C. Có các cao nguyên ba dan xếp tầng. D. Nhiều đỉnh núi cao nhất nước ta. Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của sông nào bồi tụ? A. Sông Tiền và sông Hậu. B. Sông Hồng và sông Thái Bình. C. Sông Chu và sông Đồng Nai. D. Sông Thu Bồn và sông Cả. Câu 7: Nước ta nằm ở vị trí A. trung tâm của bán đảo Đông Dương. B. gần trung tâm Châu Á. C. trung tâm bán đảo Trung Ấn. D. gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Câu 8: “ Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, nước triều lấn mạnh” là đặc điểm của đồng bằng nào? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng Quảng Nam. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng Tuy Hòa. Câu 9: Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có A. gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông, nhiệt độ trung bình năm cao. B. hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm và gió Tín phong hoạt động. C. tổng lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao, cân bằng ẩm luôn dương. D. một mùa có mưa nhiều và một mùa mưa ít, số giờ nắng nhiều. Câu 10: Ý nghĩa chủ yếu của vị trí địa lí của nước ta đối với việc phát triển kinh tế là A. phát triển tổng hợp kinh tế biển, giao lưu với nhiều nước. B. xây dựng quân sự, bảo vệ chủ quyển biển đảo quốc gia. C. chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị, thu hút vốn lớn. D. thu hút vốn đầu tư, mở cửa hội nhập, bảo vệ vùng biển. Câu 11: Việt Nam không có khí hậu nhiệt đới khô như một số nước cùng vĩ độ là do A. nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. B. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. C. nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Á. D. tiếp giáp với Biển Đông và ảnh hưởng gió mùa. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. C. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ. D. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Câu 13: Bề mặt địa hình đồng bằng sông Cửu Long bị chia cắt mạnh chủ yếu do A. tổng lượng mưa trong năm cao, nhiều vùng trũng rộng lớn. B. mạng lưới sông ngòi chằng chịt, tác động của con người. Mã đề 201 Trang Seq/3
  2. C. mạng lưới kênh rạch chằng chịt, lũ làm ngập nhiều vùng. D. hàm lượng phù sa của sông ngòi lớn, hệ thống giao thông. Câu 14: Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ dẫn đến hệ quả nào sau đây? A. Có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. B. Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiều Đông - Tây. C. Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiều Bắc - Nam. Câu 15: Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình ở vùng núi A. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Trường Sơn Bắc và Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam và Tây Bắc. Câu 16: Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên A. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp. B. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng. C. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp. D. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. Câu 17: Địa hình vùng núi Tây Bắc khác với vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động của A. các quá trình phong hóa, bóc mòn, bồi tụ khác nhau mỗi thời kì. B. vận động kiến tạo, nâng lên và hạ xuống khác nhau ở mỗi vùng. C. vận động kiến tạo, quá trình phong hóa khác nhau các giai đoạn. D. hoạt động nội lực, các quá trình ngoại lực khác nhau ở mỗi nơi. Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng với đồng bằng ven biển nước ta? A. Hẹp ngang và bị các dãy núi chia cắt. B. Đồng bằng rộng lớn và nằm ven biển. C. Đất thường nghèo, nhiều phù sa sông. D. Ở giữa có nhiều vùng trũng rộng lớn. Câu 19: Địa hình đồng bằng sông Cửu Long khác với đồng bằng sông Hồng là A. có nhiều vùng trũng rộng lớn. B. không được bồi đắp phù sa hàng năm. C. có quy mô diện tích nhỏ hơn. D. bị chia cắt thành nhiều ô bởi đê ngăn lũ. Câu 20: Địa hình với các cánh cung núi mở ra về phía Bắc và phía Đông đã làm cho khí hậu vùng Đông Bắc có A. thời tiết biến động mạnh vào mùa đông. B. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. C. gió tây khô nóng hoạt động yếu vào mùa hạ. D. mưa nhiều vào mùa thu - đông. Câu 21: Lãnh thổ nước ta. A. nằm hoàn toàn trong vùng xích đạo. B. có vùng đất rộng lớn hơn vùng biển. C. có bờ biển dài theo chiều đông - tây. D. có biên giới chung với nhiều nước. Câu 22: Vùng núi nào sau đây ở nước ta có các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam? A. Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 23: Địa hình đồng bằng ven biển miền Trung thường phân chia thành ba dải là do tác động kết hợp của các nhân tố nào sau đây? A. Con người, đất đai, biển Đông. B. Biển Đông, sông ngòi, con người. C. Đất đai, biển Đông, lượng mưa. D. Lượng mưa, sông ngòi, sóng biển. Câu 24: Mặc dù nước ta có ba phần tư diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng tính chất nhiệt đới vẫn được bảo toàn, nguyên nhân là do A. chịu tác động của gió mùa Tây Nam. B. phần lớn địa hình nước ta là đồi núi thấp. C. địa hình phân hóa đa dạng theo độ cao. D. chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc Câu 25: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là A. tây nam - đông bắc. B. tây - đông. C. tây bắc - đông nam. D. bắc - nam. Câu 26: Nước ta có vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng nên có A. nhiều thiên tai nhiệt đới. B. thiên nhiên phân hóa đa dạng C. tài nguyên sinh vật phong phú. D. tài nguyên khoáng sản phong phú. Câu 27: Quần đảo Trường Sa thuộc A. tỉnh Quảng Ngãi. B. thành phố Đà Nẵng. C. tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. D. tỉnh Khánh Hoà. Câu 28: Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở vùng nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm, 02 câu) Câu 1 (02 điểm): Trình bày đặc điểm của Đồng bằng sông Hồng. Câu 2 (01 điểm): Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta tại vùng đặc quyền kinh tế có ý nghĩa như thế nào? ……………………..Hết………………….. Mã đề 201 Trang Seq/3
  3. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Mã đề 201 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2