intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (Khối KHTN)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (Khối KHTN)" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (Khối KHTN)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT Bài kiểm tra môn: Địa lí - Khối 12 THÀNH Ban Khoa học tự nhiên Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang) Họ, tên học sinh: ………………………………………………………………. Lớp: …………………………. Số báo danh………………………………….. Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Mang lại lượng mưa lớn. C. Làm cho khí hậu khô hạn. D. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ. Câu 2. Gió mùa đông bắc thổi vào nước ta theo hướng A. tây bắc. B. đông bắc. C. tây nam. D. đông nam. Câu 3. Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta? A. Phía trong đường cơ sở. B. Hệ thống các bãi triều. C. Bên ngoài của lãnh hải. D. Hệ thống đảo ven bờ. Câu 4. Vào đầu mùa hạ, gió mùa mùa hạ xuất phát từ đâu? A. Cao áp Xi bia. B. Biển Đông. C. Áp cao bắc Ấn Độ Dương. D. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. Câu 5. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây? A. Á-Âu và Bắc Băng Dương. B. Á-Âu và Thái Bình Dương. C. Á-Âu và Ấn Độ Dương. D. Á- Âu và Đại Tây Dương. Câu 6. Loại gió thổi quanh năm ở nước ta là A. Tây ôn đới. B. Tín phong. C. gió mùa. D. gió phơn. Câu 7. Gió đầu mùa hạ hoạt động gây mưa lớn cho vùng A. Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 8. Đâu là ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam? A. Dãy núi Bạch Mã. B. Sông Hồng. C. Sông Cả. D. Dãy núi Hoành Sơn. Câu 9. Cho bảng số liệu Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm một số địa điểm (Đơn vị: mm) Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1667 989 + 678 Huế 2868 1000 + 1868 TP Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? Trang Seq/4 - Mã đề 516
  2. A. Lượng bốc hơi tăng dần từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh. B. TP Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất nên cân bằng ẩm cũng cao nhất. C. Hà Nội có lượng mưa, lượng bốc hơi thấp nhất. D. Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất. Câu 10. Cho bảng số liệu Nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm của một số địa điểm của nước ta Địa điểm Hà Nội Huế TP. Hồ Chí Minh Cà Mau Nhiệt độ trung bình năm(0C) 23,5 25,1 27,1 26,5 Lượng mưa trung bình năm (mm) 1676 2868 1931 2360 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm thấp nhất. B. TP Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm cao nhất. C. Huế có nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm cao nhất. D. Lượng mưa trung bình năm tăng dần từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh. Câu 11. Vùng biển của nước ta không tiếp giáp với vùng biển của quốc gia nào sau đây? A. Campuchia. B. Mianma. C. Trung Quốc. D. Thái Lan. Câu 12. Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư là vùng A. tiếp giáp lãnh hải. B. đặc quyền về kinh tế. C. thềm lục địa. D. lãnh hải. Câu 13. Kiểu thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta là do A. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ đến sớm. B. gió mùa đông đi qua lục địa phương Bắc. C. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương. D. khối khí lạnh di chuyển qua biển. Câu 14. Cho bảng số liệu Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung Địa điểm o o tháng I ( C) tháng VII ( C) bình năm (oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình tháng VII của các địa điểm có sự chênh lệch lớn. B. Nhiệt độ trung bình tháng I của các địa điểm ít chênh lệch. C. Nhiệt độ trung bình ở phần lãnh thổ phía Bắc cao hơn ở phía Nam. D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. Câu 15. Vùng núi nào sau đây nằm giữa sông Hồng và sông Cả? A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc. Câu 16. Đặc điểm nào sau đây của biển Đông có ảnh hưởng lớn nhất đến tự nhiên nước ta? A. Biển kín và có các hải lưu chảy khép kín. B. Nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. Có diện tích lớn, lượng nước dồi dào. D. Có diện tích lớn, thềm lục địa mở rộng. Câu 17. Đặc điểm địa hình thấp, được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là của vùng núi A. Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc. Câu 18. Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên kiểu thời tiết nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta là A. ấm, ẩm. B. lạnh, ẩm. C. lạnh, khô. D. ấm, khô. Trang Seq/4 - Mã đề 516
  3. Câu 19. Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc nước ta thổi xen kẽ với A. Tín phong bán cầu Bắc. B. phơn Tây Nam. C. Tín phong bán cầu Nam. D. gió Tây ôn đới. Câu 20. Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì A. ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển. B. thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Tín phong. C. nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. D. nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng lớn. Câu 21. Nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề A. khai thác hải sản. B. nuôi trồng thủy sản. C. chế biến thủy sản. D. làm muối. Câu 22. Nhiệt độ nước biển Đông có đặc điểm nào sau đây? A. Cao và tăng dần từ Bắc vào Nam. B. Cao và giảm dần từ bắc vào Nam. C. Thấp và giảm dần từ Bắc vào Nam. D. Thấp và tăng dần từ Bắc vào Nam. Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm gió mùa ở nước ta? A. Gió mùa mùa hạ có nguồn gốc từ cao áp Xibia. B. Gió mùa mùa đông thổi từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4. C. Gió mùa mùa hạ có hướng chính là đông nam. D. Gió mùa mùa đông thổi liên tục từ tháng 11 đến tháng 4. Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. Biển đóng vai trò hình thành chủ yếu. B. Ở giữa có nhiều vùng trũng rộng lớn. C. Hẹp ngang và bị các dãy núi chia cắt. D. Đất thường nghèo, có ít phù sa sông. Câu 25. Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa trung bình tháng của một số địa điểm (Đơn vị: mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 18, 188, 130, Hà Nội 26,2 43,8 90,1 230,9 288,2 318 265,4 43,4 23,4 6 5 7 TP Hồ 13, 218, 293, 266, 4,1 10,5 50,4 311,7 269,8 327,1 116,5 48,3 Chí Minh 8 4 7 7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về lượng mưa của hai địa điểm? A. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có lượng mưa nhiều từ tháng V đến tháng X. B. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có lượng mưa ít từ tháng XII đến tháng IV. C. Ở các tháng XI, XII, TP Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội. D. Lượng mưa từ tháng V đến tháng X ở Tp Hồ Chí Minh hầu hết đều thấp hơn Hà Nội. Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta? A. Hầu như kết thúc ở dãy Bạch Mã. B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc. C. Thổi liên tục suốt mùa đông. D. Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc. Câu 27. Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc. Câu 28. Sự phân mùa của khí hậu nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Sự phân bố lượng mưa theo mùa. B. Bức xạ từ Mặt Trời tới. C. Hoạt động của gió mùa. D. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Câu 29. Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành Đồng bằng Duyên hải miền Trung nên A. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. B. đồng bằng có hình dạng hẹp ngang, kéo dài. C. có độ cao không lớn, nhiều cồn cát ven biển. D. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Câu 30. Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi A. không được bồi đắp thường xuyên. B. được bồi đắp phù sa thường xuyên. C. có nhiều ô trũng ngập nước. D. có bậc ruộng cao bạc màu. Trang Seq/4 - Mã đề 516
  4. Câu 31. Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ A. nằm giữa hai lục địa Á - Âu và Ô-xtrây-li-a B. bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. C. trong năm thủy triều biến động theo mùa. D. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. Câu 32. Gió mùa mùa hạ hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ có hướng chủ yếu là A. tây bắc. B. tây nam. C. đông nam. D. đông bắc. Câu 33. Đặc điểm chung vùng biển nước ta là A. biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa. B. biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa. C. biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm. D. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm. Câu 34. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc? A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. B. Có các cao nguyên ba dan xếp tầng. C. Có 3 dải địa hình hướng Tây Bắc - Đông Nam. D. Địa hình cao nhất nước ta. Câu 35. Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa Biển Đông nước ta là A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Nam Côn Sơn và Cửu Long. C. Cửu Long và Sông Hồng. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai. Câu 36. Gió mùa đông bắc xuất phát từ A. biển Đông. B. vùng núi cao. C. áp cao Xibia. D. Ấn Độ Dương. Câu 37. Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùng khác chủ yếu là do A. địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. B. nhiều đỉnh núi cao giáp biên giới Việt - Trung. C. các dãy núi có hướng vòng cung, đón gió mùa mùa đông. D. phần lớn diện tích vùng là địa hình đồi núi thấp. Câu 38. Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây? A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Phòng chống thiên tai. C. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước. D. Phát triển kinh tế biển. Câu 39. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhà nước ta có chủ quyền gì ở vùng đặc quyền kinh tế? A. Một phần về kinh tế. B. Hoàn toàn về chính trị. C. Hoàn toàn về kinh tế. D. Không có chủ quyền gì. Câu 40. Đặc điểm nào sau đây đúng với Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta? A. Có cồn cát, đầm phá; vùng trũng thấp; đồng bằng. B. Nằm gần vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng. C. Có nhiều ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước. D. Địa hình thấp, dễ bị thủy triều xâm nhập sâu. -------------------Hết------------------ Học sinh không được sử dụng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm. Trang Seq/4 - Mã đề 516
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2