Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I, NH 2022-2023 Họ và tên: . . . . . . . . . . . . MÔN: ĐỊA LÝ 9 Lớp: . . . . . Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là A. dồi dào, tăng nhanh. C. tiếp thu khoa học nhanh. B. có phẩm chất cần cù. D. nhiều kinh nghiệm sản xuất. Câu 2. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là A. sử dụng hợp lý nguồn lao động. C. giảm tỷ lệ gia tăng dân số. B. nâng cao chất lượng cuộc sống. D. tăng tuổi thọ trung bình. Câu 3. Biện pháp để củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới là gì? A. Phân bố lại dân cư giữa các vùng trong cả nước. B. Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang, đồi núi trọc. C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở vùng miền núi. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trung tâm thương mại ở vùng miền núi. Câu 4. Loại rừng duy nhất được khai thác gỗ cung cấp cho công nghiệp chế biến là A. rừng ngập mặn. B. rừng đặc dụng. C. rừng chắn cát. D. rừng sản xuất. Câu 5. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là A. năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may. B. luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng. C. luyện kim màu, khai thác than, dệt may. D. hóa chất, luyện kim, chế biến lâm sản. Câu 6. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất là nhờ A. dịch vụ cộng đồng. C. bưu chính viễn thông. B. giao thông vận tải. D. ngân hàng, tài chính. II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Câu 2. (2,0 điểm) Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế- xã hội nước ta? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 3. (3,0 điểm) Vẽ biểu đồ hình tròn theo bảng số liệu sau và nhận xét về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2013 (Nguồn Tổng cục Thống kê) Các thành phần kinh tế Tỷ lệ % Kinh tế Nhà nước 32,2 Kinh tế ngoài Nhà nước 48,2 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 19,6 Tổng cộng 100 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: ĐỊA LÝ 9 I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm → mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B C D A B II. Tự luận: (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: Nước ta có dân số đông (96,2 triệu người-01/4/2019), cơ cấu dân số trẻ nên 0,75 nguồn lao động dồi dào. 1 Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất 0,75 (2,0 nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao. (01/4/2019: Tỷ lệ thất nghiệp là 3,55%, ở khu điểm) vực thành thị là 3,37%, ở nông thôn là 4,73%) Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng 0,5 phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội. Mặt tích cực: Việc phát triển các dịch vụ trên đem đến cơ hội kết nối giúp cho mọi người thu 0,5 hẹp khoảng cách của mình đối với phần còn lại của thế giới. Mang lại những tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng 0,25 cao trình độ dân trí. 2 Giúp phát triển khoa học-kỹ thuật từng bước, mở ra cánh cửa tri thức cho các trí 0,25 (2,0 thức trẻ tiếp cận với thế giới bên ngoài. điểm) Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác ứng dụng rất 0,5 nhiều trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học-kỹ thuật, quốc phòng Mặt tiêu cực: Có nhiều thông tin, hình ảnh, bạo lực, đồi trụy, phản động. 0,25 HS mất thời gian vì chơi điện tử, lướt facebook 0,25 Vẽ biểu đồ đúng tỷ lệ 1,5 Chú giải và tên biểu đồ 0,5 Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2013 3 (3,0 điểm) Nhận xét về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất với 48,2%. 0,25 Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 với 32,2%, nhưng vẫn giữ 0,25 vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nắm giữ các ngành then chốt. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 19,6% nhưng có vai trò vô 0,5 cùng quan trọng. Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế, nước ta đã và đang thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn Địa lý lớp 9 Năm học: 2022-2023 I. Trắc nghiệm Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc A. Kinh. B. Tày. C. Thái. D. Chăm. Câu 2. Vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng A. đô thị hóa tự phát. C. ô nhiễm môi trường. B. bùng nổ dân số. D. công nghiệp hóa. Câu 3. Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là A. tiếp thu khoa học nhanh. C. dồi dào, tăng nhanh. B. có phẩm chất cần cù. D. nhiều kinh nghiệm sản xuất. Câu 4. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là A. sử dụng hợp lý nguồn lao động. C. nâng cao chất lượng cuộc sống. B. giảm tỷ lệ gia tăng dân số. D. tăng tuổi thọ trung bình. Câu 5. Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do có A. nhiều dân tộc. C. dân số đông. B. nhiều lễ hội truyền thống. D. lịch sử phát triển đất nước lâu dài. Câu 6. Biện pháp để củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới là gì? A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở vùng miền núi. B. Phân bố lại dân cư giữa các vùng trong cả nước. C. Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang, đồi núi trọc. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trung tâm thương mại ở vùng miền núi. Câu 7. Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực A. đồng bằng, ven biển. B. miền núi. C. vùng biên giới. D. cao nguyên. Câu 8. Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô A. Lớn. B. Rất lớn. C. Vừa và nhỏ. D. Nhỏ. Câu 9. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta? A. Chuyển dịch cơ cấu ngành. C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần. D. Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi. Câu 10. Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là A. hiện đại hóa kinh tế. C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. đa dạng hóa sản phẩm. D. mở rộng hợp tác quốc tế. Câu 11. Khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải A. đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên. C. phân bố lại dân cư và lao động. B. nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. D. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Câu 12. Tỷ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất chứng tỏ A. Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta. B. Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. D. Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Câu 13. Nhân tố tự nhiên nào có vai trò quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp? A. Đất trồng. B. Khí hậu. C. Nguồn nước. D. Sinh vật. Câu 14. Nước ta trồng nhiều loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới và do A. gió mùa hoạt động mạnh. C. nguồn nhiệt, ẩm dồi dào. B. khí hậu phân hóa đa dạng. D. mùa khô kéo dài sâu sắc.
- Câu 15. Điều kiện kinh tế - xã hội nào đóng vai trò chính thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta? A. Chính sách phát triển nông nghiệp. C. Thị trường tiêu thụ. B. Dân cư – lao động. D. Cơ sở vật chất – kỹ thuật. Câu 16. Cây lương thực ở nước ta bao gồm A. lúa, ngô, khoai, sắn. C. lúa, ngô, đậu tương, lạc. B. lạc, khoai, sắn, mía. D. mía, đậu tương, khoai, sắn. Câu 17. Vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là A. đồng bằng sông Hồng. C. đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ An. B. đồng bằng ven biển miền Trung. D. đồng bằng sông Cửu Long. Câu 18. Loại rừng duy nhất được khai thác gỗ cung cấp cho công nghiệp chế biến là A. rừng sản xuất. B. rừng ngập mặn. C. rừng đặc dụng. D. rừng chắn cát. Câu 19. Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp nào sau đây? A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Dầu khí. C. Thủy điện. D. Hóa chất. Câu 20. Ngành nào sau đây có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm? A. Công nghiệp. B. Dịch vụ. C. Nông nghiệp. D. Du lịch. Câu 21. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là A. năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may. B. luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng. C. luyện kim màu, khai thác than, dệt may. D. hóa chất, luyện kim, chế biến lâm sản. Câu 22. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ở nước ta là A. Sơn La. B. Phú Mỹ. C. Phả Lại. D. Uông Bí. Câu 23. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất là nhờ A. dịch vụ cộng đồng. C. bưu chính viễn thông. B. ngân hàng, tài chính. D. giao thông vận tải. Câu 24. Nhiều vùng khó khăn của nước ta có cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển là nhờ vào A. giao thông vận tải. C. khai thác tài nguyên. B. hoạt động dụ lịch. D. sử dụng hợp lý lao động. Câu 25. Đâu không phải vai trò của ngành ngoại thương? A. Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm. C. Cải thiện đời sống nhân dân. B. Mở rộng sản xuất với chất lượng cao. D. Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. II. Tự luận Câu 1. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Tỷ suất sinh và tỷ suất tử của dân số nước ta thời kỳ 1979-2019 (‰) Năm 1979 1999 2019 Tỷ suất Tỷ suất sinh 32,6 19,9 17,7 Tỷ suất tử 7,2 5,6 5,0 Tính tỷ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét. Câu 2. Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta. Câu 3. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Câu 4. Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân? Câu 5. Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp? Câu 6. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Câu 7. Tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta? Câu 8. Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế-xã hội nước ta? Câu 9. Cho bảng số liệu: Dân số nước ta qua các thời kỳ từ năm 1979 - 2019 (triệu người) Năm 1979 1989 1999 2009 2019 Số dân 52,7 64,4 76,2 85,8 96,5 Vẽ biểu đồ cột thể hiện biến đổi dân số nước ta thời kỳ từ năm 1979 – 2019. Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? Câu 10. Vẽ biểu đồ hình tròn theo bảng số liệu sau và nhận xét về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2013 Các thành phần kinh tế Tỷ lệ % Kinh tế Nhà nước 32,2 Kinh tế ngoài Nhà nước 48,2 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 19,6 Tổng cộng 100 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI I. Trắc nghiệm Câu 1. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc Kinh (86,2%). Câu 2. Vào cuối những năm 50 thế kỷ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Câu 3. Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. Câu 4. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 5. Thành phần dân tộc nước ta đa dạng với 54 dân tộc, trong đó có hơn 50 dân tộc ít người, mỗi dân tộc lại mang những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán…làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc. Câu 6. Vùng biên giới ở nước ta chủ yếu là khu vực miền núi – nơi phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người, đời sống kinh tế - xã hội còn khó khăn. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc miền núi sẽ giúp người dân sinh sống ổn định sẽ giúp củng cố an ninh quộc phòng vùng biên giới. Câu 7. Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km 2). Câu 8. Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ Câu 9. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 10. Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện ở 3 mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Câu 11. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội (về vốn, thị trường, công nghệ) nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn như: sự biến động của thị trường thế giới, cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế đòi hỏi nước ta phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức. Câu 12. Với chính sách Đổi mới kinh tế năm 1986, nước ta đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng nông - lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
- Quá trình này đã đáp ứng yêu cầu của mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đến nay, nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nông nghiệp có giảm tỷ trọng nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đáp ứng nhu cầu lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Câu 13. Đất trồng được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. Các yếu tố như khí hậu, nguồn nước và sinh vật là nhân tố tác động đến sự phát triển và phân bố của nông nghiệp. Câu 14. Khí hậu nước ta phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao -> tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Câu 15. Thị trường đóng vai trò chính trong quá trình thúc đẩy chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta, cụ thể là: Nông sản nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường các nước và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sức mua thị trường lớn và gia tăng ổn định sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh và ổn định phát triển các vùng chuyên canh, thâm canh trong nông nghiệp (vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, thâm canh lúa nước….). Ngược lại thị trường biến động, giá cả thay đổi cũng tác động xấu đến sự phát triển của các cây công nghiệp -> sản xuất thất thu và không phát triển, hạn chế quá trình đẩy mạnh và mở rộng các mô hình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp. Câu 16. Cây lương thực ở nước ta bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn. Câu 17. Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích và sản lượng lúa cao nhất nước ta. Câu 18. Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu. Rừng ngập mặn và rừng chắn cát thuộc rừng phòng hộ nên không được khai thác. Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo tồn tự nhiên nên cũng không được khai thác. Câu 19. Trung du miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng sông suối lớn phát triển mạnh ngành thủy điện. Các nhà máy thủy điện lớn nhất là Sơn La, Hòa Bình…. Câu 20. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu của ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Vì vậy, sự phát triển của nông – lâm – ngư nghiệp có vai trò thúc đẩy công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển, mở rộng và ngược lại. Câu 21. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là công nghiệp năng lượng (điện, khai thác nhiên liệu), chế biến lương thực thực phẩm, dệt may. Câu 22. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ở nước ta là nhiệt điện Phú Mỹ. Sơn La là nhà máy thủy điện, Phả Lại và Uông Bí là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Câu 23. Giao thông vận tải có vai trò chuyên chở hàng hóa, tạo mối liên hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất là nhờ giao thông vận tải. Câu 24. Nhiều vùng khó khăn của nước ta có cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển là nhờ vào giao thông vận tải. Câu 25. Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta. Nó có vai trò giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, mở rộng sản xuất với chất lượng cao và cải thiện đời sống nhân dân. II. Tự luận Câu 1. Công thức tính: Gia tăng dân số tự nhiên = Tỷ suất Sinh – Tỷ suất Tử = % Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 ‰ = 2,53 % Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 ‰ = 1,43 % Năm 2019 = 17,7 – 5,0 = 12,7 ‰ = 1,27 %
- Nhận xét: Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% (Năm 1979) xuống còn 1,43% (năm 1999) và 1,27% (năm 2019). Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số. Câu 2. Giảm tỷ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số sẽ tạo điều kiện: Giảm bớt những khó khăn về việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, ổn định xã hội. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sử dụng hợp lý bảo vệ tài nguyên và môi trương, phát triển theo hướng bền vững. Câu 3. Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: Nước ta có dân số đông (96,2 triệu người-01/4/2019), cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào. Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao. (01/4/2019: Tỷ lệ thất nghiệp là 3,55%, ở khu vực thành thị là 3,37%, ở nông thôn là 4,73%) Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội. Câu 4. Những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân: Tỷ lệ người lớn biết chữ liên tục tăng [từ 15 tuổi trở lên đạt 90,3% (năm 1999), 94,0% (năm 2009), 95,8% (năm 2019)]. Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng (năm 1990: 91 USD/người, năm 1995: 277 USD/người, năm 2000: 405 USD/người, năm 2005: 687 USD/người, năm 2010: 1318 USD/người, năm 2015: 2085 USD/người, năm 2020: 2786 USD/người GDP bình quân của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia đang gấp lần lượt là 16 lần, 8 lần, 3 lần, 2 lần và 1,2 lần so với GDP bình quân của Việt Nam). Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. Tuổi thọ trung bình tăng lên [năm 1989: 65.2 tuổi (nam: 63, nữ: 67.5), năm 1999: 68.2 tuổi (nam: 66.5, nữ: 70.1), năm 2009: 72.8 tuổi (nam: 70.2, nữ: 75.6), năm 2019: 73,6 tuổi (nam: 71.0, nữ: 76.3). Tỷ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi. Câu 5. Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp ở chỗ: Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nói tóm lại, nông nghiệp nước ta mới trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến. Câu 6. Ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: Tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Ví dụ: Mía cho công nghiệp đường mía Chè, cà phê cho công nghiệp chế biến chè, cà phê Bò thịt, bò sữa cho ngành sản xuất thịt hộp, sữa hộp… Cá, tôm… cho công nghiệp chế biến thủy sản. Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm. Câu 7. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta vì: Hai thành phố là nơi tập chung đông dân cư => nhu cầu tăng cao về mọi mặt. Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập trung vốn đầu tư trong và ngoài nước Giao thông thuận lợi có nhiều loại đường bộ, đường hàng không, đường thủy và là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
- Ở đây có nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm 1/3 tổng mức bán lẻ và dịch vụ, hơn 1/3 số doanh nghiệp thương mại dịch vụ và khoảng 1/3 số người kinh doanh thương mại dịch vụ của cả nước. Có nhiều chợ lớn, các trung tâm thương mại lớn, các siêu thị… Là trung tâm chính trị kinh tế tài chính và dịch vụ lớn nhất và hàng đầu cả nước Có các khu công nghiệp chuyên sản xuất và có đội ngũ nhân công chăm chỉ dồi dào trình độ cao Câu 8. Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động lớn đến đời sống kinh tế-xã hội nước ta Mặt tích cực: Việc phát triển các dịch vụ trên đem đến cơ hội kết nối giúp cho mọi người thu hẹp khoảng cách của mình đối với phần còn lại của thế giới. Mang lại những tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí. Giúp phát triển khoa học-kỹ thuật từng bước, mở ra cánh cửa tri thức cho các trí thức trẻ tiếp cận với thế giới bên ngoài. Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác ứng dụng rất nhiều trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học-kỹ thuật, quốc phòng Mặt tiêu cực: Có nhiều thông tin, hình ảnh, bạo lực, đồi trụy, phản động. HS mất thời gian vì chơi điện tử, lướt facebook Câu 9. Biểu đồ biến đổi dân số nước ta thời kỳ từ năm 1979 – 2019 Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giám nhưng số dân vẫn tăng nhanh là bởi vì: Nước ta có dân số đông, quy mô dân số lớn. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ cao. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn thuộc loại cao trên thế giới, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng một triệu người. Câu 10. Vẽ biểu đồ hình tròn: Đối tượng đầu tiên bắt đầu bằng tia 12 giờ, thể hiện lần lượt theo chiều kim đồng hồ; 1% tương ứng với 3,60. Chú ý: số liệu, tên biểu đồ, chú giải. Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2013
- Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất với 48,2%. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 với 32,2%, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nắm giữ các ngành then chốt. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 19,6% nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế, nước ta đã và đang thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 220 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 14 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn