Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Núi Thành
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Núi Thành” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Núi Thành
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH KIỂM TRA GIỮA KỲ I-NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: Địa lý 9 Thời gian: 45 phút ( Không kể (Đề gồm có 02 trang) thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A A . TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm ) Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? A. 55 dân tộc B. 54 dân tộc C. 53 dân tộc D. 52 dân tộc. Câu 2: Loại cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? A. Cao su. B. Cà phê. C. Điều. D. Hồ tiêu. Câu 3: Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là A. Ninh Thuận – Bình Thuận – Phú Yên. B. Quảng Nam - Quảng Ngãi. C. Cà Mau – An Giang - Bến Tre. D. Hải Phòng - Quảng Ninh. Câu 4: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, chiếm tỉ trọng lớn nhất là A. cây công nghiệp. B. cây ăn quả và rau đậu. C. cây lương thực. D. các loại cây khác. Câu 5: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số A. thấp. B. trung bình. C. cao. D. rất cao. Câu 6: Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất A. công nghiệp và dịch vụ. B. thâm canh lúa nước với trình độ cao. C. nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản. D. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công. Câu 7: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì? A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường. B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm. C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng. D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn. Câu 8: Các vùng trồng cây ăn quả lớn ở nước ta là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Câu 9: Rừng phòng hộ có chức năng là A. bảo vệ các giống loài quý hiếm. B. phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. C. bảo vệ hệ sinh thái, chống xói mòn đất. D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Câu 10: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta diễn ra theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.
- B. hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp, vùng tập trung công nghiệp. C. tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước. D. giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng. II.TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1:(1.0 điểm) Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào? Câu 2:(2.0 điểm) Phân tích những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Câu 3: (2.0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005-2014 (nghìn tấn) Năm Khai thác Nuôi trồng 2005 1.987,9 1.478,9 2010 2.414,4 2.728,3 2012 2.705,4 3.115,3 2014 2.920,4 3.412,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015: NXB Thống kê, 2016) Nhận xét cơ cấu và giá trị sản lượng ngành thuỷ sản nước ta giai đoạn 2005-2014. ***Hết***
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: ĐỊA LÍ 9 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) * Chọn câu đúng: Chọn mỗi câu đúng (0.5 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B C C C D A B B D II- PHẦN TỰ LUẬN: (5.0 điểm ) Câu Nội dung Điểm Để giải quyết vấn đề việc làm, cần phải có những giải pháp sau - Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. 0.25đ 1 0.25đ - Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. - Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. 0.25đ - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng 0.25đ nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Lưu ý : Đối với HSKT có thể nêu ý chính sẽ đạt điểm tối đa 2 Các nhân tố tự nhiên 2đ a. Tài nguyên đất 0,25đ - Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất: đất phù sa và đất feralit + Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng, thích 0,25đ hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày. + Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao 0,25đ nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày. b. Tài nguyên khí hậu - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – 0,25đ nam, theo mùa và theo độ cao. - Hạn chế: 0,25đ + Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển. + Khó khăn cho thu hoạch, ... + Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán… c. Tài nguyên nước 0,25đ - Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào. - Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần 0,25đ xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.
- d. Tài nguyên sinh vật 0,25đ Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt. Lưu ý : Đối với HSKT chỉ cần nêu được tên các nhân tố ảnh hưởng sẽ đạt điểm tối đa. 3 Nhận xét - Sản lượng ngành thủy sản, sản lượng khai thác, nuôi trồng không 0,5đ ngừng tăng trong giai đoạn 2005-2014. + Sản lượng ngành thủy sản tăng 1,8 lần giai đoạn 2005-2014 0.25đ + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh nhất 2,3 lần 0.25đ + Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn tăng 1,5 lần. 0,25đ - Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản có sự thay đổi: 0.25đ + Năm 2005 tỉ trọng giá trị thủy sản khai thác chiếm 57,3%, tỉ trọng giá trị thủy sản nuôi trồng chiếm 42,7%. 0.25đ + Năm 2014 tỉ trọng giá trị khai thác và nuôi trồng tương ứng là 0.25đ 46,1% và 53,9%. Lưu ý : Đối với HSKT chỉ cần nhận xét sản lượng ngành thủy sản, sản lượng khai thác, nuôi trồng trong giai đoạn 2005-2014 mà không cần nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản vẫn đạt điểm tối đa
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I-NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN: Địa lý 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B A . TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm ) Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Loại cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ? A. Cao su. B. Cà phê . C. Chè. D. Hồ tiêu Câu 2: Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng A. 0,5 triệu người B. 0,7 triệu người C. 1 triệu người D. 1,5 triệu người Câu 3: Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt A. ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán. B. kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ. C. các nghề truyền thống của mỗi dân tộc, trang phục. D. ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú. Câu 4: Dân tộc Việt (kinh) cư trú chủ yếu ở A. miền núi, cao nguyên và thung lũng. B. miền núi, đồng bằng và hải đảo. C. miền núi, trung du và cao nguyên. D. đồng bằng, trung du, duyên hải Câu 5: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì? A. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm. B. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường. C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng. D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn. Câu 6: Các tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất nước ta là A. Kiên Giang – Bình Thuận – Cà Mau- Bà Rịa Vũng Tàu. B. Quảng Nam - Quảng Ngãi- Bình Định. C. Cà Mau – An Giang - Bến Tre- Kiên Giang. D. Hải Phòng - Quảng Ninh- Bình Thuận. Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng? Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là A. mức thu nhập bình quân đầu người tăng B. người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn C. chất lượng cuộc sống của dân cư giữa các vùng còn chênh lệch D. tuổi thọ trung bình của người dân tăng Câu 8: Rừng sản xuất có chức năng là A. bảo vệ các giống loài quý hiếm. B. phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. C. bảo vệ hệ sinh thái, chống xói mòn đất. D. cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệpchế biến gỗ và xuất khẩu Câu 9: Các vùng trọng điểm lúa lớn nhất ở nước ta là
- A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Câu 10: Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực cho thấy ngành trồng trọt nước ta đang A. chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. B. phát triển đa dạng cây trồng. C. tận dụng triệt để tài nguyên đất. D. phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới. II.TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1:(1 điểm) Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Câu 2: (2 điểm) Phân tích những nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Câu 3: (2 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Bảng 10.2. Số lượng gia súc, gia cầm và chỉ số tăng trưởng (năm 1990 = 100%) Chỉ số Chỉ số Chỉ số Gia Chỉ số Trâu Bò Lợn tăng tăng tăng cầm tăng Năm (nghìn (nghìn (nghìn trưởng trưởng trưởng (triệu trưởng con) con) con) (%) (%) (%) con) (%) 1990 2854,1 100 3116,9 100 12260,5 100 107,4 100 1995 2926,8 103,8 3638,9 116,7 16306,4 133,0 142,1 132,3 2000 2897,2 101,5 4127,9 132,4 20193,8 164,7 196,1 182,6 2002 2814,4 98,6 4062,9 130,4 23169,5 189,0 233,3 217,2 Nhận xét chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm và giải thích tại sao đàn trâu lại không tăng? ***Hết***
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: ĐỊA LÍ 9 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) * Chọn câu đúng: Chọn mỗi câu đúng (0.5điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C A D B A C D A D II- PHẦN TỰ LUẬN: (5.0 điểm ) Câu Nội dung Điểm 1 Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: Nước ta có dân số đông (96,46 triệu người – năm 2019), cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, nền kinh tế 025đ hiện nay còn chưa phát triển, nên không thể tạo ra đủ việc làm cho người lao động Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp sự phát triển 025đ ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị tương đối cao. Năm 2019, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 3,11%. Tỉ lệ 025đ thiếu việc làm ở nông thôn là 1,59%. Nếu như người lao động không có việc làm thì sẽ không có thu nhập. Việc này sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, 025đ ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, còn dễ xảy ra các vấn đề xã hội phức tạp. Lưu ý : Đối với HSKT có thể nêu ý chính sẽ đạt điểm tối đa 2 Các nhân tố kinh tế – xã hội 2đ a. Dân cư và lao động nông thôn 0,25đ - Lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, khoảng 60% (năm 2003). - Lao động nông thôn giàu kinh nghiệm, gắn bó với đất đai, cần cù, 0,25đ sáng tạo trong lao động. b. Cơ sở vật chất - kĩ thuật 0,25đ - Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện. - Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và góp phần tăng giá trị 0,25đ và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản
- xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh. c. Chính sách phát triển nông nghiệp Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng 0,25đ ra xuất khẩu… d. Thị trường trong và ngoài nước - Thị trường được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu 0,25đ cây trồng. - Khó khăn: + Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế. 0,25đ + Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh 0,25đ hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng. Lưu ý : Đối với HSKT chỉ cần nêu được tên các nhân tố ảnh hưởng sẽ đạt điểm tối đa. 3 Nhận xét và giải thích (20đ) Nhận xét: Thời kì 1990 - 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của 0.25đ nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau. 0.25đ - Đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất (năm 2002 tăng 117,2% so với năm 1990), kế đó là đàn lợn (năm 2002 tăng 89,0% so với năm 1990). - Đàn bò năm 2002 tăng 30,4% so với năm 1990. 0,25đ - Đàn trâu có xu hướng giảm nhẹ. 0,25đ Giải thích: - Đàn bò, lợn và gia cầm tăng do: + Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm 0,25đ động vật tăng;nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao; + Hình thức chăn nuôi công nghiệp mang lại hiệu quả cao; 0,25đ + Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước. 0,25đ - Đàn trâu giảm do: trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy 0,25đ mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu Lưu ý : Đối với HSKT chỉ cần nhận xét không cần giải thích vẫn đạt điểm tối đa
- MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn Địa lí - lớp 9 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Nội dung TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề - Các dân tộc ở Việt Nam và phân bố các - Hậu quả của gia tăng Liên hệ giải quyết 1: dân tộc dân số vấn đề việc làm ở Địa lí - Số dân và mật độ dân số - Đặc điểm cư trú dân nước ta hiện nay dân cư tộc Số câu 2 2 1 Số điểm 1đ 1đ 1đ Chủ đề - Sản lượng nuôi trồng và nuôi trồng - Chuyển dịch cơ cấu - Nhận xét bảng số liệu - 2: thủy sản ở các tỉnh ngành Địa lí - Nhân tố tự nhiên và xã hội ảnh - Thành tựu công kinh tế hưởng đến nông nghiệp cuộc đổi mới - Vai trò của các loại rừng - Loại cây chiếm tỷ trọng cao trong ngành trồng trọt và đặc điểm chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt - Các vùng trồng lúa và cây ăn quả lớn nhất nước ta - Phân bố cây công nghiệp Số câu 2 1 4 1 Số điểm 1đ 2đ 2đ 2,0 đ TS câu 5 6 1 1 13
- TS điểm 4đ 3đ 2,0 đ 1,0 đ 10,0 đ
- TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2023- 2024 Môn: Địa lí lớp 9 - Thời gian làm bài: 45 phút. NỘI DUNG MỨC ĐỘ MÔ TẢ Địa lí dân cư - Các dân tộc ở Việt Nam và phân bố các dân tộc Nhận biết - Số dân và mật độ dân số - Hậu quả của gia tăng dân số Thông hiểu. - Đặc điểm cư trú dân tộc Vận dụng cao Liên hệ giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay Địa lí kinh tế - Sản lượng nuôi trồng và nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Nhận biết - Nhân tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến nông nghiệp - Chuyển dịch cơ cấu ngành - Thành tựu công cuộc đổi mới - Vai trò của các loại rừng Thông hiểu. - Loại cây chiếm tỷ trọng cao trong ngành trồng trọt và đặc điểm chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt - Các vùng trồng lúa và cây ăn quả lớn nhất nước ta - Phân bố cây công nghiệp Phân tích và nhận xét bảng số liệu Vận dụng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 208 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 275 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 189 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 207 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 179 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 22 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 27 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 179 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Núi Thành
3 p | 25 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 21 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 10 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn