intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 10 đạt kết quả cao trong kì thi giữa học kì 1 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh", mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2021 ­ 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN GDCD LỚP 10   Thời gian làm bài : 45 Phút;  (Đề có 03 trang) Họ tên : ...............................................................  Số báo  Mã đề 003 danh : ................... Câu 1: Trong hoạt động thực tiễn, đối với từng tình huống cụ  thể, trường hợp cụ  thể  về  thế  giới quan, cần phải xem xét với quan điểm nào? A. Quan điểm duy vật biện chứng . B. Quan điểm biện chứng duy tâm. C. Quan điểm duy tâm siêu hình.    D. Quan điểm duy tâm biện chứng. Câu 2: Những hành động nào sau đây phù hợp với quy luật của sự phát triển? A. Thiếu kiên trì, nhẫn nại. B. Nôn nóng, nửa vời. C. Chần chừ, do dự.           D. Kiên trì, vượt khó. Câu 3: Đâu là lượng của những sự vật, hiện tượng sau? A. Ớt có màu đỏ, hình trụ.                                  B. Lan luôn là học sinh giỏi. C. Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.     D. Lớp 10 C2 có 45 học sinh. Câu 4: Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì A. chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng. B. lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng. C. cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng. D. cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ. Câu 5: Thuộc tính nào sau đây của tam giác nói về chất? A. Có 2 góc đáy bằng nhau. B. Có đường cao vuông góc với cạnh đáy. C. Có đường cao chia đôi 2 đáy. D. Có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau. Câu 6: Chất là? A. Những tính chất cơ bản của sự vật và hiện tượng. B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng. C. Những đặc điểm cơ bản của sự vật và hiện tượng. D. Những đặc trưng vốn có của sự vật và hiện tượng. Câu 7: Vai trò của triết học là? A. Nghiên cứu thế giới. B. Tìm hiểu thế giới. C. Quan sát thế giới.  D. Thế giới quan. Câu 8: Theo quan điểm của Triết học, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều   có mặt chất và mặt lượng A. thống nhất với nhau. B. bài trừ nhau. C. gạt bỏ nhau. D. đấu tranh với nhau. D. Sự xuất hiện các giống loài mới. Câu 9: Hai mặt đối lập nào sau đây là nguồn gốc của sự ra đời của nhà nước Phong kiến thay   cho nhà nước Chiếm hữu nô lệ? A. Nông dân – địa chủ. B. Chủ nô – nô lệ. C. Tư hữu – công hữu. D. Tư sản – vô sản. Câu 10: Em đồng tình với trường hợp nào sau đây? A. Chị C không có trình độ mà thích được chọn mình làm quản lí. B. H biết đánh giá bản thân, học hỏi kinh nghiệm trong công việc và đời sống. Trang 1/3 ­ Mã đề 003
  2. C. Giám đốc B tuổi cao, không muốn về hưu vì sợ giao cho thế hệ trẻ. D. A kĩ sư giỏi, kiến thức rộng, tự cao, không chịu học hỏi người có kinh nghiệm. Câu 11: Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng đổi chất đổi trong Triết học? A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. B. Khôn ba năm, dại một giờ. C. Môi hở răng lạnh. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu 12: Theo Ph. Ăngghen, hình thức vận động nào sau đây là thấp nhất? A. Xã hội.   B. Sinh học. C. Cơ học.     D. Hóa học. Câu 13: Quan niệm nào sau đây có yếu tố vận động theo quan điểm của Triết học duy vật biến   chứng? A. Nghèo không than, khó không tham. B. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. C. Giấy rách phải giữ lấy lề. D. Sống khôn thác thiên. Câu 14: Sự phát triển trong xã hội được biểu hiện như thế nào? A. Sự xuất hiện các hạt cơ bản. B. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới. C. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn. Câu 15: Một hòn đá lăn từ độ  cao 20m trên mặt phẳng nghiêng là thuộc hình thức vận động cơ  bản nào sau đây của thế giới vật chất? A. Cơ học.               B. Hóa học.                 C. Xã hội.                           D. Vật lí. Câu 16: Heraclit nói: "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" có nghĩa là gì? A. Nước bẩn không thể tắm được. B. Nước không ngừng chảy. C. Tắm lần này nước sẽ trôi đi, lần sau sẽ có dòng nước mới. D. Tắm một lần rồi không được tắm nữa. Câu 17: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự  vật và hiện tượng trong trạng thái A. ràng buộc lẫn nhau. B. cô lập . C. đứng im bất biến. D. mãi mãi không biến đổi. Câu 18: Triết học Mác ­ Lê nin quan niện, đối với các sự vật và hiện tượng vận động là A. cách thức diệt vong. B. kết quả tác động từ bên ngoài. C. sự hóa đổi vị trí của các vật. D. sự biến đổi nói chung. Câu 19: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới  đây? A. Khái quát và cơ bản. B. Vận động và phát triển C. Phong phú và đa dạng. D. Phổ biến và đa dạng Câu 20: Sự vận  động theo chi ề u  hướng tiến  lên từ thấp đến  cao,  từ đơn giản  đến phức tạp,  từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là A. tăng trưởng B. phát triển C. tiến hoá D. tuần hoàn Câu 21: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức   tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là A. chuyển động. B. phát triển. C. vận động. D. tăng trưởng. Câu 22: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập B. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập C. sự điều hòa giữa các mặt đối lập D. sự phủ định giữa các mặt đối lập Câu 23: Luận điểm nào sau đây đúng? A. Chất của sự vật biểu hiện thông qua các thuộc tính. B. Thuộc tính của sự vật thay đổi khiến chất của sự vật thay đổi. C. Chất không quyết định sự tồn tại của sự vật. D. Chất tồn tại do phương pháp quan sát sự vật của con người quyết định. Trang 2/3 ­ Mã đề 003
  3. Câu 24: Để tạo ra sự biến đổi về chất trước hết phải A. tích lũy dần về chất.            B. tàm cho chất mới ra đời. C. tạo ra sự biến đổi về lượng. D. tạo ra chất mới tương ứng. Câu 25: Giới hạn mà trong đó sự  biến đổi về  lượng chưa làm thay đổi về  chất của sự  vật và  hiện tượng được gọi là gì? A. Độ.  B.  Phạm vi.    C. Điểm giới hạn.       D. Điểm nút. Câu 26: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì? A. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. B. Sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập. C. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. D. Sự vật, hiện tượng giữ nguyên trạng thái cũ. Câu 27: Luận điểm nào sau đây là sai về lượng? A. Lượng là tính quy định vốn có của sự vật.   B. . Lượng nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật. C. Lượng đồng nhất với sự vật.                        D. Lượng là thuộc tính khách quan gắn liền với sự vật.  Câu 28: Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra  vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ? A. Duy vật B. Duy tâm C. Nhị nguyên luận D. Duy tân. .II.PHẦN TỰ LUẬN(3điểm).   Câu 1(2điểm):Hảy chứng minh vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.  Câu 2(1điểm) Hòa hỏi cảnh :       ­ Này Cảnh, tớ thấy mâu  thuẫn luôn tồn tại trong mỗi sự vật, hiện tượng, nếu giải quyết   mâu thuẫn này  thì sẽ lại tiếp tục nảy sinh mâu thuẫn khác, nên việc khắc phục, giải quyết mâu   thuẫn là vô nghĩa, có phải không ?        ­ Cảnh : Cậu nói đúng đấy !     * Em có đồng ý với quan điểm của Hòa và Cảnh không ?  vì sao ?   Trang 3/3 ­ Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2