intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Kon Tum” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Kon Tum

  1. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: GD KT&PL - Lớp 11 Ngày kiểm tra: 03/11/2023 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 111 (Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh:……….……………………….......................Lớp 11B............SBD............................ ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Câu 1: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là A. lao động. B. vận động. C. sản xuất vật chất. D. sức lao động. Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới cung hàng hóa? A. Giá cả của hàng hóa đó. B. Thu nhập của người tiêu dùng. C. Nguồn gốc xuất thân doanh nghiệp. D. Giá cả của các hàng hóa cùng loại. Câu 3: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cung có xu hướng giảm sẽ làm cho giá cả tăng và cầu A. ổn định. B. tăng. C. giảm. D. đứng im. Câu 4: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định là nội dung khái niệm A. thất nghiệp. B. cung. C. lạm phát. D. cầu. Câu 5: Nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong thời kì xác định được gọi là A. thị trường việc làm. B. thị trường lao động. C. trung tâm giới thiệu việc làm. D. trung tâm môi giới việc làm. Câu 6: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây? A. Bằng tài sản. B. Bằng quyền lực. C. Bằng tiền. D. Bằng miệng. Câu 7: Khi thị trường lao động ngày càng phong phú và đa dạng sẽ thúc đẩy thị trường việc làm có xu hướng A. tăng. B. giảm. C. giữ nguyên. D. cân bằng. Câu 8: Trong trường hợp giá cả của các mặt hàng, dịch vụ đời sống tăng cao thì cuộc sống của nhân dân sẽ như thế nào? A. Ảnh hưởng trực tiếp đến những người có điều kiện. B. Làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. C. Đời sống của nhân dân được nâng lên. D. Chất lượng cuộc sống ổn định. Câu 9: Trong nền kinh tế, căn cứ vào tính chất của thất nghiệp thì thất nghiệp được chia thành thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp A. tự giác. B. quyền lực. C. không tự nguyện. D. luôn bắt buộc. Câu 10: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. thị trường. B. tiền tệ. C. lạm phát. D. cung cầu. Câu 11: Số lượng hàng hoá, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định là nội dung của khái niệm A. cầu. B. cung. C. tổng cung. D. tổng cầu. Trang 1/3 - Mã đề 111
  2. Câu 12: Theo em, nhà nước đóng vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp? A. Thúc đẩy tình trạng thất nghiệp gia tăng. B. Hạn chế mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh. C. Xóa bỏ các chính sách an sinh xã hội. D. Đưa ra các giải pháp để kiểm soát, kiềm chế thất nghiệp. Câu 13: Tại sao hiện nay công nhân thất nghiệp số lượng lớn ? A. Đơn hàng công ty sụt giảm mạnh. B. Do tái cấu trúc hoạt động sản xuất. C. Cơ chế tinh giảm lao động. D. Thiếu kỹ năng, trình độ chuyên môn. Câu 14: Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất và lợi ích A. bằng nhau. B. khác nhau. C. cào bằng. D. giống nhau. Câu 15: Trong đời sống xã hội tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả gì cho hoạt động chính trị - xã hội? A. Làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. B. Ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung ứng hàng hóa. C. Gây ra những xáo trộn và mất trật tự trong xã hội. D. Làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm. Câu 16: Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ phi mã nó thể hiện ở mức độ tăng của giá cả hàng hóa, dịch vụ từ A. hai con số trở lên. B. một con số trở lên. C. không đến có. D. mọi ngành hàng. Câu 17: Một trong những đặc trưng cơ bản phản ánh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế đó là giữa họ luôn luôn có sự A. thỏa mãn. B. ganh đua. C. ký kết. D. thỏa hiệp. Câu 18: Đâu được coi là điểm trung gian kết nối cung – cầu lao động thông qua các phiên giao dịch việc làm, các thông tin tuyển dụng đến người lao động? A. Thị trường lao động. B. Thị trường việc làm. C. Thị trường nhân công. D. Thị trường người lao động. Câu 19: Là sự thỏa thuận giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động về tiền công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác là nội dung của khái niệm A. thị trường tài chính. B. thị trường lao động. C. thị trường tiền tệ. D. thị trường công nghệ. Câu 20: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được A. vị trí. B. chỗ ở. C. việc làm. D. bạn đời. Câu 21: Việc làm là A. hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm. B. tất cả những hoạt động có mục đích, có ý thức của con người. C. tất cả những hoạt động lao động đem lại thu nhập cho con người. D. những hoạt động lao động của người từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 22: Khi người tiêu dùng muốn mua lượng hàng hoá, dịch vụ với mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định nhưng lại không có khả năng thanh toán thì được gọi là A. cung. B. lạm phát. C. cầu. D. nhu cầu. Câu 23: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. B. đầu tư đổi mới công nghệ. C. bán hàng giả gây rối thị trường. D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. Câu 24: Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được lợi ích tối đa là nội dung của khái niệm A. cạnh tranh. B. tranh giành. C. đấu tranh. D. lợi tức. Trang 2/3 - Mã đề 111
  3. Câu 25: Trong mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động, khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến hiện tượng nào trong xã hội gia tăng? A. Thất nghiệp. B. Lạm phát. C. Thiếu việc làm. D. Thiếu lao động. Câu 26: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động sẽ góp phần gia tăng việc làm, giảm A. thất nghiệp. B. lạm phát. C. đầu cơ. D. khủng hoảng. Câu 27: Trong mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động, khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến hiện tượng nào trong xã hội gia tăng? A. Lạm phát. B. Khủng hoảng. C. Cạnh tranh. D. Thất nghiệp. Câu 28: Vì sao tình trạng thừa tiền trong lưu thông lại có thể dẫn đến lạm phát? A. Người giữ tiền không sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa, làm cho giá cả hàng hoá leo thang. B. Số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng hóa là không đáng kể, không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. C. Người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa, làm cho giá cả hàng hoá leo thang. D. Số lượng hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng dư thừa trên thị trường, giá cả hàng hoá phù hợp với người tiêu dùng. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Bài 1 (2,0 điểm). Thấy năng suất lao động của gia đình mình thấp hơn các hộ gia đình khác. Do hệ thống máy móc cũ, nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. a. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình H theo quy định của pháp luật? b. Em rút ra bài học gì qua việc làm của gia đình H? Bài 2 (1,0 điểm). Bạn B đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với công nghệ, mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học đại học Y để trở thành bác sĩ. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn B để bạn có cách giải quyết phù hợp và nhận được sự hỗ trợ từ ba mẹ? ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề 111
  4. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: GD KT&PL - Lớp 11 Ngày kiểm tra: 03/11/2023 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 112 (Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh:……….……………………….......................Lớp 11B............SBD............................ ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Câu 1: Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất và lợi ích A. khác nhau. B. bằng nhau. C. cào bằng. D. giống nhau. Câu 2: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây? A. Bằng miệng. B. Bằng tài sản. C. Bằng tiền. D. Bằng quyền lực. Câu 3: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là A. sức lao động. B. sản xuất vật chất. C. lao động. D. vận động. Câu 4: Trong nền kinh tế, căn cứ vào tính chất của thất nghiệp thì thất nghiệp được chia thành thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp A. không tự nguyện. B. quyền lực. C. tự giác. D. luôn bắt buộc. Câu 5: Trong đời sống xã hội tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả gì cho hoạt động chính trị - xã hội? A. Ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung ứng hàng hóa. B. Gây ra những xáo trộn và mất trật tự trong xã hội. C. Làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. D. Làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm. Câu 6: Trong mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động, khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến hiện tượng nào trong xã hội gia tăng? A. Thất nghiệp. B. Lạm phát. C. Thiếu việc làm. D. Thiếu lao động. Câu 7: Số lượng hàng hoá, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định là nội dung của khái niệm A. cầu. B. cung. C. tổng cung. D. tổng cầu. Câu 8: Trong trường hợp giá cả của các mặt hàng, dịch vụ đời sống tăng cao thì cuộc sống của nhân dân sẽ như thế nào? A. Chất lượng cuộc sống ổn định. B. Đời sống của nhân dân được nâng lên. C. Ảnh hưởng trực tiếp đến những người có điều kiện. D. Làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Câu 9: Trong mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động, khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến hiện tượng nào trong xã hội gia tăng? A. Lạm phát. B. Thất nghiệp. C. Cạnh tranh. D. Khủng hoảng. Câu 10: Theo em, nhà nước đóng vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp? A. Thúc đẩy tình trạng thất nghiệp gia tăng. B. Hạn chế mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh. C. Xóa bỏ các chính sách an sinh xã hội. D. Đưa ra các giải pháp để kiểm soát, kiềm chế thất nghiệp. Trang 1/3 - Mã đề thi 112
  5. Câu 11: Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ phi mã nó thể hiện ở mức độ tăng của giá cả hàng hóa, dịch vụ từ A. hai con số trở lên. B. một con số trở lên. C. không đến có. D. mọi ngành hàng. Câu 12: Tại sao hiện nay công nhân thất nghiệp số lượng lớn ? A. Đơn hàng công ty sụt giảm mạnh. B. Do tái cấu trúc hoạt động sản xuất. C. Cơ chế tinh giảm lao động. D. Thiếu kỹ năng, trình độ chuyên môn. Câu 13: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định là nội dung khái niệm A. thất nghiệp. B. cầu. C. lạm phát. D. cung. Câu 14: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. thị trường. B. cung cầu. C. tiền tệ. D. lạm phát. Câu 15: Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới cung hàng hóa? A. Giá cả của các hàng hóa cùng loại. B. Giá cả của hàng hóa đó. C. Nguồn gốc xuất thân doanh nghiệp. D. Thu nhập của người tiêu dùng. Câu 16: Một trong những đặc trưng cơ bản phản ánh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế đó là giữa họ luôn luôn có sự A. thỏa mãn. B. ganh đua. C. ký kết. D. thỏa hiệp. Câu 17: Là sự thỏa thuận giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động về tiền công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác là nội dung của khái niệm A. thị trường công nghệ. B. thị trường tiền tệ. C. thị trường lao động. D. thị trường tài chính. Câu 18: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cung có xu hướng giảm sẽ làm cho giá cả tăng và cầu A. đứng im. B. ổn định. C. giảm. D. tăng. Câu 19: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được A. vị trí. B. chỗ ở. C. việc làm. D. bạn đời. Câu 20: Việc làm là A. hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm. B. tất cả những hoạt động có mục đích, có ý thức của con người. C. tất cả những hoạt động lao động đem lại thu nhập cho con người. D. những hoạt động lao động của người từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 21: Đâu được coi là điểm trung gian kết nối cung – cầu lao động thông qua các phiên giao dịch việc làm, các thông tin tuyển dụng đến người lao động? A. Thị trường lao động. B. Thị trường việc làm. C. Thị trường nhân công. D. Thị trường người lao động. Câu 22: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. B. đầu tư đổi mới công nghệ. C. bán hàng giả gây rối thị trường. D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. Câu 23: Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được lợi ích tối đa là nội dung của khái niệm A. cạnh tranh. B. tranh giành. C. đấu tranh. D. lợi tức. Câu 24: Khi thị trường lao động ngày càng phong phú và đa dạng sẽ thúc đẩy thị trường việc làm có xu hướng A. tăng. B. cân bằng. C. giữ nguyên. D. giảm. Trang 2/3 - Mã đề thi 112
  6. Câu 25: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động sẽ góp phần gia tăng việc làm, giảm A. đầu cơ. B. lạm phát. C. thất nghiệp. D. khủng hoảng. Câu 26: Vì sao tình trạng thừa tiền trong lưu thông lại có thể dẫn đến lạm phát? A. Người giữ tiền không sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa, làm cho giá cả hàng hoá leo thang. B. Số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng hóa là không đáng kể, không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. C. Người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa, làm cho giá cả hàng hoá leo thang. D. Số lượng hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng dư thừa trên thị trường, giá cả hàng hoá phù hợp với người tiêu dùng. Câu 27: Nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong thời kì xác định được gọi là A. trung tâm giới thiệu việc làm. B. thị trường lao động. C. trung tâm môi giới việc làm. D. thị trường việc làm. Câu 28: Khi người tiêu dùng muốn mua lượng hàng hoá, dịch vụ với mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định nhưng lại không có khả năng thanh toán thì được gọi là A. cung. B. cầu. C. lạm phát. D. nhu cầu. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Bài 1 (2,0 điểm). Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh P khách lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh P. a. Em có nhận xét gì về việc làm của anh K theo quy định của pháp luật? b. Em rút ra bài học gì từ hành vi cạnh tranh này? Bài 2 (1,0 điểm). Bạn D đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với vẽ, mong muốn trở thành một giáo viên mỹ thuật nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học đại học Y để trở thành bác sĩ. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn D để bạn có cách giải quyết phù hợp và nhận được sự hỗ trợ từ ba mẹ? ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 112
  7. SỞ GDĐT KON TUM ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT LÊ LỢI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GD KT&PL, Lớp 11 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Mã đề Câu 111 112 113 114 115 116 117 118 1 A A D C D B A D 2 C A D D C D A A 3 C C A C D D B D 4 D A D A B B D A 5 A B C A B A C C 6 D D D B A C B C 7 A B D A A D D B 8 B D A B A A D C 9 C B A B D D D A 10 C D C C B C A D 11 B A C B C A D C 12 D D B A A C C B 13 D B D D D B A C 14 B D A B C A B B 15 C C D D A C B B 16 A B C A C C B A 17 B C A D C B C B 18 B C B A A D A D 19 B C C B B A C B 20 C A B B C C D A 21 A B B C C B A A 22 D B B D B A A B 23 B A B C A B B C 24 A A B D B D C A 25 D C C C D C B D 26 A C C A D B D D 27 D D A C B A C D 28 C D A D D D C C
  8. II. PHẦN TỰ LUẬN A. ĐỀ LẺ Bài Nội dung Điểm Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình H theo quy định của pháp luật? 1,0 - Gia đình H đã sử dụng biện pháp cạnh tranh lành mạnh, mạnh dạn đầu tư hệ Bài 1 thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng (2,0 hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. điểm) Em rút ra bài học gì qua việc làm của gia đình H? 1,0 - Luôn có ý thức cạnh tranh lành mạnh, không vi phạm pháp luật. - Phê phán, lên án những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Chia sẻ, tâm sự để bố mẹ hiểu: 0,5 + Một trong những xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là gia tăng lao động trong các nhóm ngành, nghề kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ. Nên việc bản thân B có mong muốn trở thành một kĩ sư công Bài 2 nghệ thông tin là phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, việc làm. (1,0 + Trở thành kĩ sư công nghệ thông tin là mong muốn và đam mê của B. Nếu B điểm) từ bỏ ước mơ này, để theo học một ngành học khác mà không có đam mê (ngành Y như yêu cầu của bố mẹ) thì sẽ rất khó có thể đạt được kết quả tốt. - Thể hiện mong muốn và thái độ quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng. 0,25 - Ngoài việc tự thuyết phục bố mẹ, B cũng có thể nhờ thầy cô, những người 0,25 thân khác cùng trợ giúp trong việc tư vấn, thuyết phục bố mẹ. B. ĐỀ CHẴN Bài Nội dung Điểm Em có nhận xét gì về việc làm của anh K theo quy định của pháp luật? 1,0 - Anh K vi phạm quy luật cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá vì Bài 1 sử dụng thủ đoạn phi pháp bất lương: đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá (2,0 quán của anh P. điểm) Em rút ra bài học gì từ hành vi cạnh tranh này? 1,0 - Luôn có ý thức cạnh tranh lành mạnh, không vi phạm pháp luật. - Phê phán, lên án những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Chia sẻ, tâm sự để bố mẹ hiểu: 0,5 + Giáo viên mỹ thuật cũng là một nghề hiện đang thiếu của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay. Nên việc bản thân D có mong muốn trở thành một giáo viên mỹ thuật là phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, việc làm. Bài 2 + Trở thành giáo viên mỹ thuật là mong muốn và đam mê của D. Nếu D từ bỏ (1,0 ước mơ này, để theo học một ngành học khác mà không có đam mê (ngành Y điểm) như yêu cầu của bố mẹ) thì sẽ rất khó có thể đạt được kết quả tốt. - Thể hiện mong muốn và thái độ quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng. 0,25 - Ngoài việc tự thuyết phục bố mẹ, D cũng có thể nhờ thầy cô, những người 0,25 thân khác cùng trợ giúp trong việc tư vấn, thuyết phục bố mẹ. ----- HẾT ---- Kon Tum, ngày 25 tháng 10 năm 2023 TTCM Dương Đức Trí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2