Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
lượt xem 3
download
Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
- SỞ GD-ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ......................................................................... Số báo danh: ..... Mã đề 101 Hs chọn đáp án đúng. Câu 1. Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện A. tính phổ biễn rộng rãi của pháp luật. B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức . Câu 2. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. tài sản riêng. B. tình cảm. C. nhân thân. D. tài sản chung. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. B. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng. C. Bình đẳng giữa vợ và chồng. D. Bình đẳng giữa anh, chị, em. Câu 4. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. C. luôn tồn tại trong mọi xã hội. D. do Nhà nước ban hành. Câu 5. Pháp luật là phương tiện đặc thù đề thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức – là thể hiện các mối quan hệ nào dưới đây ? A. Quan hệ pháp luật với xã hội. B. Quan hệ pháp luật với chính trị. C. Quan hệ pháp luật với đạo đức. D. Quan hệ pháp luật với kinh tế. Câu 6. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ? A. Hành vi trái pháp luật. B. Người vi phạm pháp luật có lỗi. C. Hành vi không thích hợp. D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Câu 7. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ? A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 12 tuổi trở lên. C. Từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 8. Pháp luật là phương tiện để công dân A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình. C. bảo vệ mọi quyền lợi của mình. D. bảo vệ mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình. Câu 9. Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải điều trị tốn kém hơn 40 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ? A. Hình sự và kỷ luật. B. Hình sự và dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự. Câu 10. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho A. các hoạt động của tổ chức, cá nhân.
- B. các lợi ích của tổ chức, cá nhân. C. các quan hệ chính trị của nhà nước. D. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 11. Bà M cho ông D cạnh nhà vay 200 triệu đồng, ông D đã viết giấy vay tiền và ghi rõ thời gian trả. Đến thời hạn trả tiền , bà M đã nhiều lần đến đòi nhưng ông D không chịu trả tiền cho bà M. Trong trường hợp này, bà M cần phải làm gì ? A. Làm đơn khởi kiện ông D lên tòa án nhân dân huyện để đòi lại tiền. B. Nhờ Uỷ ban nhân dân phường giải quyết. C. Thuê người chuyên đòi nợ thuê đến tìm ông D đòi nợ giúp mình D. Nhờ cơ quan công an xã giải quyết. Câu 12. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến A. nội quy trường học. B. các quan hệ xã hội. C. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh. D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. Câu 13. Chị X có chồng là anh Y. Bạn chị X là H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. 2000 USD là: A. tài sản riêng của chị X hoặc tài sản riêng của anh Y. B. Tất cả ý trên C. tài sản chung của chị X và anh Y. D. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật. Câu 14. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện… của nhà nước. A. bằng chủ trương B. bằng chính sách C. bằng quyền lực D. bằng uy tín Câu 15. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều có nghĩa vụ như nhau. B. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. C. đều có quyền như nhau. D. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. Câu 16. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 17. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ và trách nhiệm. B. quyền và trách nhiệm. C. trách nhiệm và pháp lý. D. quyền và nghĩa vụ. Câu 18. Chị Q có con nhỏ 10 tháng tuổi nên đôi khi phải xin phép nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Vì thấy chị xin nghỉ việc nhiều nên Giám đốc Công ty đã ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị đã làm đơn khiếu nại và quyết định không thực hiện. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây với mỗi công dân ? A. Là phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình. B. Là cơ sở hợp pháp để công dân đấu tranh bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình. C. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. Là cơ sở để công dân kiến nghị với cấp trên.
- Câu 19. M – 13 tuổi đi xe đạp và N – 18 tuổi đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, còn M chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao ? A. Có, vì M không có lỗi. B. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý. C. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh. D. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau. Câu 20. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật…trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. A. quen thuộc trong cuộc sống. B. gắn bó với thực tiễn. C. đi vào cuộc sống. D. có chỗ đứng trong thực tiễn. Câu 21. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương (gãy tay) phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ? A. Hành chính và dân sự. B. Hành chính và kỷ luật. C. Kỷ luật và dân sự. D. Hình sự và hành chính. Câu 22. Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ? A. Tính nghiêm minh của pháp luật. B. Tính trừng phạt của pháp luật. C. Tính giáo dục của pháp luật. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 23. Các học sinh nam lớp 11 Trường Trung học phổ thông X xin phép cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở phường. Việc làm này là hình thức A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 24. Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông T cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông A và ông T. B. Ông A, ông B và ông T. C. Ông B và bố con ông A. D. Ông A và ông B. Câu 25. Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật ? A. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. B. Cán bộ, công chức nhà nước. C. Mọi công dân. D. Cơ quan, tổ chức. Câu 26. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ? A. Không cẩn thận. B. Vi phạm pháp luật. C. Thiếu kế hoạch. D. Thiếu suy nghĩ. Câu 27. Để quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần tích cực thực hiện A. răn đe để mọi người phải chấp hành pháp luật. B. nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách. C. quảng cáo pháp luật trong xã hội. D. phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Câu 28. Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là A. nghi phạm. B. xâm phạm. C. tội phạm. D. phạm tội.
- Câu 29. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ? A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình. B. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng. C. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. D. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con. Câu 30. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì A. nguời thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí. B. không có lỗi. C. nguời thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật. D. không trái pháp luật. ------ HẾT ------
- SỞ GD-ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: .... Mã đề 102 ............................................................................ Hs chọn đáp án đúng Câu 1. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. tình cảm. B. tài sản chung. C. tài sản riêng. D. nhân thân. Câu 2. Pháp luật là phương tiện đặc thù đề thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức – là thể hiện các mối quan hệ nào dưới đây ? A. Quan hệ pháp luật với kinh tế. B. Quan hệ pháp luật với xã hội. C. Quan hệ pháp luật với đạo đức. D. Quan hệ pháp luật với chính trị. Câu 3. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến A. các quan hệ xã hội. B. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh. C. nội quy trường học. D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. Câu 4. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. B. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. C. đều có nghĩa vụ như nhau. D. đều có quyền như nhau. Câu 5. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ? A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 12 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 6. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện… của nhà nước. A. bằng quyền lực B. bằng chính sách C. bằng uy tín D. bằng chủ trương Câu 7. M – 13 tuổi đi xe đạp và N – 18 tuổi đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, còn M chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao ? A. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý. B. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh. C. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau. D. Có, vì M không có lỗi. Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? A. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng. B. Bình đẳng giữa vợ và chồng. C. Bình đẳng giữa anh, chị, em. D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. Câu 9. Pháp luật là phương tiện để công dân A. bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình. B. bảo vệ mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình. C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. bảo vệ mọi quyền lợi của mình. Câu 10. Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật ?
- A. Mọi công dân. B. Cán bộ, công chức nhà nước. C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. D. Cơ quan, tổ chức. Câu 11. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật…trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. A. gắn bó với thực tiễn. B. có chỗ đứng trong thực tiễn. C. quen thuộc trong cuộc sống. D. đi vào cuộc sống. Câu 12. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ? A. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. B. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng. C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con. D. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình. Câu 13. Chị X có chồng là anh Y. Bạn chị X là H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. 2000 USD là: A. Tất cả ý trên B. tài sản riêng của chị X hoặc tài sản riêng của anh Y. C. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật. D. tài sản chung của chị X và anh Y. Câu 14. Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông T cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông A, ông B và ông T. B. Ông A và ông T. C. Ông B và bố con ông A. D. Ông A và ông B. Câu 15. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương (gãy tay) phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ? A. Hành chính và kỷ luật. B. Hành chính và dân sự. C. Hình sự và hành chính. D. Kỷ luật và dân sự. Câu 16. Để quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần tích cực thực hiện A. răn đe để mọi người phải chấp hành pháp luật. B. phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. C. quảng cáo pháp luật trong xã hội. D. nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách. Câu 17. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ? A. Thiếu kế hoạch. B. Thiếu suy nghĩ. C. Không cẩn thận. D. Vi phạm pháp luật. Câu 18. Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải điều trị tốn kém hơn 40 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Hình sự và dân sự. D. Hình sự và kỷ luật.
- Câu 19. Bà M cho ông D cạnh nhà vay 200 triệu đồng, ông D đã viết giấy vay tiền và ghi rõ thời gian trả. Đến thời hạn trả tiền , bà M đã nhiều lần đến đòi nhưng ông D không chịu trả tiền cho bà M. Trong trường hợp này, bà M cần phải làm gì ? A. Làm đơn khởi kiện ông D lên tòa án nhân dân huyện để đòi lại tiền. B. Nhờ cơ quan công an xã giải quyết. C. Nhờ Uỷ ban nhân dân phường giải quyết. D. Thuê người chuyên đòi nợ thuê đến tìm ông D đòi nợ giúp mình Câu 20. Các học sinh nam lớp 11 Trường Trung học phổ thông X xin phép cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở phường. Việc làm này là hình thức A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 21. Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là A. phạm tội. B. xâm phạm. C. nghi phạm. D. tội phạm. Câu 22. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật A. luôn tồn tại trong mọi xã hội. B. do Nhà nước ban hành. C. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Câu 23. Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ? A. Tính trừng phạt của pháp luật. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính nghiêm minh của pháp luật. D. Tính giáo dục của pháp luật. Câu 24. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì A. không có lỗi. B. không trái pháp luật. C. nguời thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật. D. nguời thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí. Câu 25. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ? A. Hành vi trái pháp luật. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. C. Người vi phạm pháp luật có lỗi. D. Hành vi không thích hợp. Câu 26. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 27. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ và trách nhiệm. B. quyền và trách nhiệm. C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm và pháp lý. Câu 28. Chị Q có con nhỏ 10 tháng tuổi nên đôi khi phải xin phép nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Vì thấy chị xin nghỉ việc nhiều nên Giám đốc Công ty đã ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị đã làm đơn khiếu nại và quyết định không thực hiện. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây với mỗi công dân ? A. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. Là phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình. C. Là cơ sở để công dân kiến nghị với cấp trên.
- D. Là cơ sở hợp pháp để công dân đấu tranh bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình. Câu 29. Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. tính phổ biễn rộng rãi của pháp luật. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức . D. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Câu 30. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho A. các hoạt động của tổ chức, cá nhân. B. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. các quan hệ chính trị của nhà nước. D. các lợi ích của tổ chức, cá nhân. ------ HẾT ------
- SỞ GD-ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: .... Mã đề 103 ............................................................................ Hs chọn đáp án đúng Câu 1. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Bản chất nhân dân. B. Bản chất giai cấp. C. Bản chất xã hội. D. Bản chất hiện đại. Câu 2. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức ? A. Pháp luật chỉ bắt buộc với cán bộ, công chức. B. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức. C. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội. D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em . Câu 4. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 5. Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ? A. Bình đẳng về quyền tự do. B. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ. C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. D. Bình đẳng giữa các thế hệ. Câu 6. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều có quyền như nhau. B. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. C. đều có nghĩa vụ như nhau. D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Câu 7. Người ở độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ? A. Từ đủ 14 đến dưới 18. B. Từ đủ 15 dến dưới 16. C. Từ đủ 15 đến dưới 18. D. Từ đủ 14 đến dưới 16. Câu 8. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây ? A. Trái pháp luật. B. Có lỗi. C. Tự tiện. D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 9. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ? A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm hành chính. C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 10. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lý. B. trách nhiệm trước Tòa án. C. quyền và nghĩa vụ. D. thực hiện pháp luật.
- Câu 11. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 12. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân ? A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. D. Bảo vệ lợi ích của công dân. Câu 13. Anh A nhiều lần không tập trung trong giờ làm việc nên gây ảnh hưởng tới công việc chung. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây ? A. Kỷ luật. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 14. Cảnh sát giao thông xử phạt nguời tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ? A. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý. B. Bình đẳng khi tham gia giao thông. C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Bình đẳng trước pháp luật. Câu 15. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là nội dung bình bình đẳng trong qua hệ nào dưới đây ? A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ kế hoạch hóa gia đình. C. Quan hệ gia đình. D. Quan hệ tình cảm. Câu 16. Theo quy định của pháp luật, anh K đã xin mở cửa hàng điện tử và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân ? A. Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật. B. Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh. C. Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh. D. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình. Câu 17. Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện A. trách nhiệm. B. công việc chung. C. nhu cầu riêng. D. nghĩa vụ. Câu 18. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính hiệu lực tuyệt đối. Câu 19. Do mâu thuẫn cá nhân mà N đánh M gây tổn hại sức khỏe 9%. Hành vi của N là vi phạm A. hành chính. B. dân sự. C. kỷ luật. D. hình sự. Câu 20. Một vụ chìm tàu du lịch trên sông đã khiến 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi làm chết người của chủ tàu là vi phạm pháp luật nào dưới đây ? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Kỷ luật. D. Dân sự. Câu 21. Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung C. Tính cụ thể về mặt nội dung. D. Tính quy phạm phổ biến.
- Câu 22. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. B. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình. C. hiểu được hành vi của mình. D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm. Câu 23. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 24. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ? A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật. B. Cách li người vi phạm với những người xung quanh. C. Xác định được người tốt và người xấu. D. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. Câu 25. H đã quyết định chia tay với M sau một thời gian yêu nhau. Sau đó M đã thường xuyên dùng hình ảnh , clip nhạy cảm giữa 2 người khi còn đang yêu nhau để tống tiền H và đe dọa nếu H không đáp ứng yêu cầu sẽ phát tán các hình ảnh, clip lên mạng xã hội. Trong trường hợp này , H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình ? A. Im lặng và bí mật đáp ứng các yêu cầu của M. B. Làm theo yêu cầu của M với điều kiện M phải xóa bỏ các hình ảnh, clip liên quan đến mình. C. Kiên quyết không đáp ứng yêu cầu của M. D. Báo cơ quan chức năng ( công an) giải quyết. Câu 26. N (19 tuổi ) và A (17 tuổi ) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 80% ). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét trên điều kiện của từng người thì mức xử phạt với N là 20 năm tù còn A là 12 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó? A. Độ tuổi của người phạm tội. B. Mức độ vi phạm của người phạm tội. C. Hành vi vi phạm của người phạm tội. D. Mức độ thương tật của người bị hại. Câu 27. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Vợ chồng chị V và chị D. B. Vợ chồng chị N và chị D. C. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D. D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D. Câu 28. “Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành loại văn bản nào đều được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính cụ thể về mặt nội dung. C. Tính cụ thể của văn bản pháp luật. D. Tính trình tự ban hành văn bản pháp luật. Câu 29. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước gọi là A. chính sách B. pháp luật. C. văn bản. D. chủ trương
- Câu 30. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. ------ HẾT ------
- SỞ GD-ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: ..... Mã đề 104 ............................................................................ Hs chọn đáp án đúng Câu 1. Do mâu thuẫn cá nhân mà N đánh M gây tổn hại sức khỏe 9%. Hành vi của N là vi phạm A. hành chính. B. kỷ luật. C. hình sự. D. dân sự. Câu 2. Người ở độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ? A. Từ đủ 14 đến dưới 16. B. Từ đủ 14 đến dưới 18. C. Từ đủ 15 đến dưới 18. D. Từ đủ 15 dến dưới 16. Câu 3. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ? A. Tính chặt chẽ về hình thức. B. Tính hiệu lực tuyệt đối. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 4. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 5. Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ? A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. B. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ. C. Bình đẳng giữa các thế hệ. D. Bình đẳng về quyền tự do. Câu 6. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ? A. Cách li người vi phạm với những người xung quanh. B. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật. C. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. D. Xác định được người tốt và người xấu. Câu 7. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 8. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là nội dung bình bình đẳng trong qua hệ nào dưới đây ? A. Quan hệ tình cảm. B. Quan hệ nhân thân. C. Quan hệ kế hoạch hóa gia đình. D. Quan hệ gia đình. Câu 9. H đã quyết định chia tay với M sau một thời gian yêu nhau. Sau đó M đã thường xuyên dùng hình ảnh , clip nhạy cảm giữa 2 người khi còn đang yêu nhau để tống tiền H và đe dọa nếu H không đáp ứng yêu cầu sẽ phát tán các hình ảnh, clip lên mạng xã hội. Trong trường hợp này , H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình ? A. Làm theo yêu cầu của M với điều kiện M phải xóa bỏ các hình ảnh, clip liên quan đến mình. B. Báo cơ quan chức năng ( công an) giải quyết. C. Kiên quyết không đáp ứng yêu cầu của M. D. Im lặng và bí mật đáp ứng các yêu cầu của M. Câu 10. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
- A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 11. Theo quy định của pháp luật, anh K đã xin mở cửa hàng điện tử và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân ? A. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình. B. Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh. C. Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật. D. Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh. Câu 12. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội. C. Bản chất nhân dân. D. Bản chất hiện đại. Câu 13. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ? A. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm dân sự. C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 14. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước gọi là A. văn bản. B. chính sách C. chủ trương D. pháp luật. Câu 15. Một vụ chìm tàu du lịch trên sông đã khiến 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi làm chết người của chủ tàu là vi phạm pháp luật nào dưới đây ? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỷ luật. Câu 16. Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ? A. Tính cụ thể về mặt nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 17. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây ? A. Tự tiện. B. Trái pháp luật. C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. D. Có lỗi. Câu 18. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D. B. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D. C. Vợ chồng chị V và chị D. D. Vợ chồng chị N và chị D. Câu 19. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể A. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình. B. có kiến thức về lĩnh vực mình làm. C. hiểu được hành vi của mình. D. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Câu 20. Anh A nhiều lần không tập trung trong giờ làm việc gây ảnh hưởng tới công việc chung. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây ?
- A. Kỷ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự. Câu 21. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 22. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân ? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. C. Bảo vệ lợi ích của công dân. D. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. Câu 23. N (19 tuổi ) và A (17 tuổi ) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 80% ). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét trên điều kiện của từng người thì mức xử phạt với N là 20 năm tù còn A là 12 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó? A. Mức độ thương tật của người bị hại. B. Hành vi vi phạm của người phạm tội. C. Mức độ vi phạm của người phạm tội. D. Độ tuổi của người phạm tội. Câu 24. Cảnh sát giao thông xử phạt nguời tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ? A. Bình đẳng khi tham gia giao thông. B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý. Câu 25. “Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành loại văn bản nào đều được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính cụ thể của văn bản pháp luật. B. Tính cụ thể về mặt nội dung. C. Tính trình tự ban hành văn bản pháp luật. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 26. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều có nghĩa vụ như nhau. B. đều có quyền như nhau. C. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. D. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. Câu 27. Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện A. trách nhiệm. B. công việc chung. C. nhu cầu riêng. D. nghĩa vụ. Câu 28. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm A. hành chính. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hình sự. Câu 29. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức ? A. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức. B. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em . C. Pháp luật chỉ bắt buộc với cán bộ, công chức. D. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội. Câu 30. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lý. B. thực hiện pháp luật. C. trách nhiệm trước Tòa án. D. quyền và nghĩa vụ.
- ------ HẾT ------
- SỞ GD-ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. -Mỗi đáp án đúng được 0,33đ Câu/ Mã đề 101 102 103 104 1 B D C D 2 C C D A 3 B D B D 4 A A C D 5 C C C A 6 C A D C 7 A A D C 8 A A C B 9 B C A B 10 D C A B 11 A D D A 12 D A B B 13 C D A B 14 C A A D 15 B B A A 16 D B D A 17 D D D A 18 C C A B 19 B A B D 20 C B B A 21 A D C B 22 D C A A 23 A B D D 24 B D D D 25 A D D D 26 B D A C 27 D C D D 28 C A A A 29 C D B A 30 A B C A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn