intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Quang Trung, Hải Dương

  1. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG Môn: GDCD - Khối 12 (Đề thi có 03 trang, 30 câu) (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề: 103 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 57: Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nào sau đây? A. Nhân thân. B. Trái chiều. C. Nội bộ. D. Đa phương. Câu 58: Để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác phải dựa vào đặc trưng nào sau đây? A. Mọi nghi lễ vùng miền. B. Hệ tư tưởng tôn giáo. C. Nền tảng của đạo đức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 59: Đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính nào sau đây? A. Ổn định, tránh thay đổi. B. Linh hoạt, tự điều chỉnh. C. Quyền lực, bắt buộc chung. D. Bảo mật, không phổ biến. Câu 60: Các cá nhân, tổ chức không làm những gì mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 61: Các văn bản có chứa quy phạm phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Phổ cập mọi ngôn ngữ vùng miền. C. Thuần túy áp dụng biện pháp cưỡng chế. D. Sự đồng nhất tuyệt đối về nội dung. Câu 62: Tính quy phạm phổ biến làm nên sự bình đẳng và giá trị nào sau đây của pháp luật? A. Bất biến. B. Đối lập. C. Công bằng. D. Khác biệt. Câu 63: Trong mọi trường hợp, công dân sử dụng phương tiện nào sau đây để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Pháp luật. B. Quan hệ giao tiếp. C. Địa vị xã hội. D. Thể lực. Câu 64: Tính quyền lực, bắt buộc chung là một trong những đặc trưng của A. đạo đức. B. tôn giáo. C. phong tục. D. pháp luật . Câu 65: Quản lí xã hội bằng pháp luật là nhà nước đưa pháp luật vào đời sống của A. một số đối tượng cụ thể trong xã hội. B. từng người dân và toàn xã hội C. những người cần được giáo dục, giúp đỡ. D. mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền. Câu 66: Chủ thể nào sau đây phải chịu trách nhiệm kỷ luật khi vi phạm pháp luật? A. Công chức nhà nước. B. Sinh viên tình nguyện. C. Bộ phận tiểu thương. D. Lao động tự do. Câu 67: Công dân vi phạm pháp luật hình sự khi cố ý thực hiện hành vi nào sau đây đối với người khác? A. Từ chối hiến tặng nội tạng. B. Phản bác quan điểm trái chiều. C. Hủy bỏ đơn thư khiếu nại. D. Dùng hung khí chiếm đoạt tài sản. Câu 68: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm quy tắc nào sau đây? A. Giao dịch dân sự. B. Quản lý Nhà nước. C. Thanh lí hợp đồng. D. Tổ chức đấu giá. Câu 69: Pháp luật được thực hiện bằng A. phong tục địa phương. B. tập quán vùng miền. C. truyền thống dân tộc. D. quyền lực Nhà nước. Câu 70: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng với mọi người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? Trang 1/3- Mã Đề 103
  2. A. Tính quyền lực. B. Tính chặt chẽ, nghiêm túc. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính ổn định lâu dài. Câu 71: Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những gì pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 72: Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự là vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Kỷ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Hình sự. Câu 73: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm quan hệ công vụ nhà nước và quan hệ nào sau đây? A. Lao động. B. Làng, xã. C. Giao tiếp. D. Vùng, miền. Câu 74: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Tổ chức sản xuất ma túy. B. Giao hàng không đúng mẫu mã. C. Lấn chiếm hành lang giao thông. D. Thay đổi thỏa ước lao động. Câu 75: Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ những hành vi vi phạm pháp luật của mình là A. xây dựng quy chế. B. trách nhiệm pháp lí. C. thực hiện giao dịch. D. xác nhận hợp đồng. Câu 76: Người làm nghề tự do thực hiện không đúng thời gian như thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hành khách phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự. B. Kỷ luật. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 77: Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định tại văn bản nào sau đây? A. Thỏa ước lao động. B. Hợp đồng dân sự. C. Bộ luật Hình sự. D. Hương ước làng xã. Câu 78: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Quy phạm pháp luật. D. Văn bản pháp luật. Câu 79: Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật và có thể tự A. xóa bỏ quyền tự do tín ngưỡng. B. thay đổi mọi quan hệ xã hội. C. triệt tiêu sự phân chia giai cấp. D. điều khiển được hành vi của mình. Câu 80: Công chức nhà nước vi phạm kỷ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Công khai tài sản thừa kế. B. Tự ý nghỉ việc không phép. C. Né tránh hoạt động thiện nguyện. D. Từ chối hiến máu nhân đạo. Câu 81: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò nào sau đây? A. Khôi phục kinh tế tự nhiên. B. San bằng lợi ích. C. Quản lí xã hội. D. Chia đều của cải xã hội. Câu 82: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật Câu 83: Các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp, không được trái với nội dung văn bản nào sau đây? A. Điều lệ. B. Thỏa ước. C. Hiến pháp. D. Hợp đồng. Câu 84: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ nào sau đây? A. Dòng họ. B. Tài sản. C. Huyết thống. D. Đời tư. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Gia đình anh A, anh C và chị D cùng sinh sống tại địa phương X. Anh A đề nghị và được anh C đồng ý sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của anh C để khám bệnh. Khi chị D đe dọa tố cáo sự việc trên, anh A đã ném chất thải làm bẩn tường nhà chị D. Không những thế, vợ anh A là chị B còn đến trụ sở cơ quan nơi chị D công tác gây rối nên bị cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt. Trang 2/3- Mã Đề 103
  3. a) Trong tình huống trên, anh A, anh C và chị B cùng vi phạm pháp luật loại nào? Chỉ rõ từng hành vi vi phạm của những người đó. b) Em đã dựa trên những dấu hiệu nào để xác định hành vi của những nhân vật trên là hành vi vi phạm pháp luật? Câu 2 (1,0 điểm): Anh A là người kinh doanh đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ chức năng và đề nghị anh B bỏ qua việc anh A đã không nộp thuế theo đúng quy định. Tuy nhiên, anh B đã từ chối nhận tiền, đồng thời lập biên bản xử phạt anh A. Trong tình huống trên, anh A đã vi phạm những hình thức thực hiện pháp luật nào? Nếu tham gia hoạt động kinh doanh, em có định hướng như thế nào về hoạt động của bản thân. ----------- HẾT ---------- Trang 3/3- Mã Đề 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2