intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG PTDTNT NƯỚC OA NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI LỚP 12 (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút; Họ tên : ...............................................................Lớp……….. Số báo danh ........ Mã đề 101 Câu 1: A và B đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường và bị cảnh sát giao thông xử lý. A và B phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỷ luật. Câu 2: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào? A. Nhân thân và tài sản. B. Dân sự và xã hội. C. Nhân thân và lao động. D. Tài sản và sở hữu. Câu 3: Ông A vận chuyển gia cầm bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài: A. dân sự. B. kỷ luật. C. hành chính. D. hình sự. Câu 4: . Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Quy phạm phổ biến. B. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Quyền lực, bắt buộc chung. D. Quy phạm pháp luật. Câu 5: Trường hợp nào được xác định là tài sản chung? A. Những thu nhập hợp pháp được vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân. B. Tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn. C. Tài sản được thừa kế riêng; tặng, cho riêng trong thời kì hôn nhân. D. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân. Câu 6: Vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước... do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 7: A là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho A ít hơn các con ruột. Việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con vì đã A. ép buộc con nhận tài sản theo ý cha mẹ. B. phân chia tài sản trái đạo đức xã hội. C. phân biệt đối xử giữa các con. D. không tôn trọng ý kiến của các con. Câu 8: Ông T là anh cả trong gia đình đã phân công em út chăm sóc anh ba bị bệnh tâm thần với lí do em út giàu có nên chăm sóc tốt hơn. Hành động của ông T đã A. phù hợp với đạo đức vì anh cả có toàn quyền quyết định. B. hợp lí vì em út có đủ điều kiện chăm sóc tốt nhất cho anh trai. C. xâm phạm tới quan hệ gia đình vì em út bị anh cả ép buộc. D. vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em trong gia đình. Câu 9: Đoàn thanh tra của cục thuế tỉnh X lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty Y vì đã có hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Đoàn Trang 1/4 - Mã đề 101
  2. thanh tra đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 10: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là hình thức A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 11: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển. C. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con. Câu 12: Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 13: Pháp luật là: A. Hệ thống quy tắc xử sự chung của Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiên bằng quyền lực nhà nước. B. Hệ thống quy tắc áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức trong mọi hoạt động. C. Hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước. D. Hệ thống quy tắc xử sự chung do Chính phủ ban hành và Nhà nước đảm bảo thực hiện. Câu 14: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì: A. Phải chịu trách nhiệm hình sự. B. Bị dư luận xã hội lên án. C. Vi phạm quy tắc đạo đức. D. Bị xử phạt vi phạm hành chính. Câu 15: Công ty A lấy nhãn hiệu của công ty B dán vào nhãn hiệu nước giải khát của công ty mình để bán được nhiều sản phẩm. Hành vi của công ty A là thuộc vi phạm nào dưới đây? A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm kỷ luật. D. Vi phạm dân sự. Câu 16: Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm A. hành chính. B. kỉ luật. C. hình sự. D. dân sự. Câu 17: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. C. quy tắc quản lý xã hội. D. quy tắc quản lý nhà nước. Câu 18: Ông S làm bảo vệ cho công ty X, trong ca trực buổi trưa đã tự ý bỏ đi uống nước tán gẫu với các nhân viên trong công ty, nên kẻ gian đã xâm nhập và lấy một số tài sản của công ty, trường hợp này ông S phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? A. Kỉ luật và dân sự. B. Lao động và dân sự. Trang 2/4 - Mã đề 101
  3. C. Hành chính và dân sự. D. Kỉ luật và hình sự. Câu 19: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ đủ A. 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. 14 tuổi trở lên. D. 16 tuổi đến 18 tuổi. Câu 20: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Xây nhà trái phép. B. Tự ý nghĩ việc. C. Vay tiền dây dưa không trả. D. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường. Câu 21: PL là phương tiện như thế nào của công dân? A. Để công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. B. Để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. C. Để công dân tự bảo vệ mình. D. Để công dân thực hiện quyền tự do dân chủ của mình. Câu 22: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là A. mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật. B. mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. C. mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật. D. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. Câu 23: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 24: Anh Y là nhân viên của công ty điện lực miền nam. Vì hoàn cảnh gia đình có con bị bệnh nan y đang điều trị ở bệnh viện, anh đã lấy cáp điện của công ty đem bán với số tiền là 10 triệu. Theo em, hành vi của anh Y phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào? A. Bị phê bình và kiểm điểm trước cơ quan. B. Bồi thường thiệt hại cho công ty. C. Không được nâng lương đúng thời hạn. D. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 25: Do Bác bảo vệ quên không khoá cổng nên trường tiểu học X bị mất hai máy vi tính của phòng hội đồng. Bác bảo vệ phảỉ chịu trách nhiệm gì? A. Bồi thường và chịu trách nhiệm kỉ luật. B. Chỉ chịu trách nhiệm hành chính. C. Bồi thường và chịu trách nhiệm hành chính. D. Chỉ chịu trách nhiệm kỉ luật. Câu 26: Nghĩa vụ mà các cá nhân và tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là trách nhiệm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. pháp lí. Câu 27: Hành vi nào sau đây là áp dụng pháp luật? A. Anh A đến UBND xã làm giấy khai sinh cho con Trang 3/4 - Mã đề 101
  4. B. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những điều mà pháp luật cho phép làm. C. Cơ quan, công chức có thẩm quyền làm chấm dứt quyền và nghía vụ của cá nhân, tổ chức. D. Cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những điều pháp luật quy định phải làm. Câu 28: Trên đường đi học về An thấy một người bị đuối nước. Nhưng An nghĩ đó không phải là chuyện của mình nên không cứu giúp và bỏ đi. Chiều An nghe tin người đó chết. Theo quy định pháp luật, An phải chịu trách nhiệm gì? A. Hành chính. B. Hình sự. C. pháp luật dân sự. D. chuẩn mục đạo đức. Câu 29: Nội dung của pháp luật là quy tắc xử sự chung: A. Về những việc được làm theo quy định của pháp luật. B. Về những việc được làm, phải làm, không được làm. C. Về những việc phải làm theo quy định của pháp luật. D. Về những việc không được làm theo quy định của pháp luật. Câu 30: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây? A. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2