intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN GDCD - KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 102 Câu 1: Anh B mua hàng chị C nhưng không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn như đã thỏa thuận, khi đó anh B đã có hành vi? A. Vi phạm luật dân sự. B. Vi phạm luật kinh tế. C. Vi phạm luật hành chính. D. Vi phạm luật hình sự Câu 2: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội là bản chất nào của pháp luật? A. Giai cấp. B. Xã hội. C. Kinh tế. D. Chính trị. Câu 3: Cô giáo A thường xuyên vào lớp trễ và cho học sinh nghỉ học không lý do.Trong trường hợp này cô giáo A đã vi phạm A. hình sự B. hành chính C. dân sự D. kỉ luật Câu 4: Trường hợp nào dưới đây được miễn trách nhiệm pháp lý? A. Bị tâm thần. B. Đủ khả năng nhận thức hành vi của bản thân. C. Người dưới 16 tuổi. D. Người đang sống ở nước ngoài. Câu 5: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là A. thi hành pháp luật B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 6: Việc anh A bị xử phạt hành chính vì mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu nộp thuế là thể hiện A. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. B. tính quyền lực của pháp luật. C. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. D. tính xác định chặt chẽ về nội dung của pháp luật. Câu 7: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. quyền và trách nhiệm. B. mọi quyền lợi của mình. C. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. quyền và lợi ích của mình. Câu 8: A và B cùng làm việc trong một công ty có cùng mức thu nhập cao. A sống độc thân, B có mẹ già và con nhỏ. A phải đóng thuế thu nhập cao hơn B. Điều này thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí phụ thuộc vào A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B. B. địa vị của A và B. C. độ tuổi của A và B. D. điều kiện hoàn cảnh cụ thể của A và B. Câu 9: Căn cứ vào đâu để phân loại các hành vi vi phạm pháp luật? A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội. B. Mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội. C. Đối tượng bị xâm phạm và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội. D. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội. Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. từ đủ 14 tuổi trở lên . C. từ đủ 16 tuổi trở lên . D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 11: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước Trang 1/3 - Mã đề 102
  2. A. quản lí nhân dân. B. quản lí đời sống người dân. C. quản lí mọi công dân. D. quản lí xã hội. Câu 12: Việc Tòa án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước là thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm kinh tế. B. trách nhiệm pháp lí. C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm công dân. Câu 13: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải A. chịu sự quản thúc của địa phương. B. chịu hình phạt tù theo quyết định tòa án. C. bị xử lý theo quy định của pháp luật. D. công khai xin lỗi người bị hại. Câu 14: Việc xử lí hành vi phạm tội đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm A. răn đe. B. trừng phạt. C. cảnh cáo. D. giáo dục. Câu 15: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình, là nội dung khái niệm nào duới đây? A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm pháp lí. C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm hình sự. Câu 16: Những quy tắc xử sự bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ là biểu hiện của đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 17: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là A. mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật B. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật. C. mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. D. mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật Câu 18: Tường rào nhà chị H bị hỏng nặng do anh T hàng xóm xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh T đã cho xây mới lại tường rào nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực. D. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Câu 19: Hình thức thực hiện pháp luật nào mà chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình? A. Thi hành pháp luật B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 20: Trường hợp bạn A đã đủ 14 tuổi bị kết án với “Tội cướp giật tài sản” thì phải chịu A. trách dân sự. B. trách nhiệm kỉ luật C. trách nhiệm hành chính. D. trách nhiệm hình sự. Câu 21: Theo quy định của pháp luật thì mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân là A. quyền và nghĩa vụ của công dân bình đẳng trước pháp luật. B. quyền và nghĩa vụ của công dân mâu thuẫn với nhau. Trang 2/3 - Mã đề 102
  3. C. quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. D. quyền và nghĩa vụ của công dân như nhau. Câu 22: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là phản ánh đặc trưng nào sau đây? A. Tính cưỡng chế. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 23: Anh M đi bỏ phiếu đại biểu quốc hội trong trường hợp này anh M đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 24: Đâu không phải là nội dung của khái niệm thực hiên pháp luật? A. Là quá trình hoạt động có mục đích B. Xã hội sẽ phát sinh nhiều biến đổi, dẫn đến nhiều hành vi khác phát sinh. C. Làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, D. Trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức. Câu 25: Pháp luật là A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện . B. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. C. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống do quốc hội ban hành. D. hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địaphương Câu 26: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H.Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Anh M, ông H, anh Q và anh K. B. Ông H, anh M và anh K. C. Anh M, anh K và anh Q. D. Chị B, ông H và anh Q. Câu 27: Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 28: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì vi phạm A. quy tắc đạo đức. B. bị dư luận xã hội lên án. C. pháp luật hình chính D. pháp luật hình sự. Câu 29: Bạn A được miễn học phí do có hoàn cảnh khó khăn là biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây ? A. Quyền và nghĩa vụ . B. Quyền và lợi ích. C. Trách nhiệm pháp lý . D. Nghĩa vụ và trách nhiệm. Câu 30: Các quy phạm pháp luật được bắt nguồn từ A. từ đời sống xã hội. B. từ hoạt động chính trị. C. thực tiễn đời sống xã hội. D. từ hoạt động kinh tế-xã hội. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2