intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN GDCD - LỚP 12 Mã đề 001 Họ tên : .......................................................................... Lớp : ................... Câu 1: Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý của Nhà nước là vi phạm A. hình sự. B. kỉ luật. C. hành chính. D. dân sự. Câu 2: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy tắc đạo đức là A. Pháp luật có tính dân tộc sâu sắc. B. Pháp luật có tính nhân dân rộng rãi. C. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Pháp luật có tính quy phạm. Câu 3: N (con Chủ tịch huyện) và M đều 18 tuổi cùng chạy xe máy vượt đèn đỏ. Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí? A. Mức phạt của M cao hơn bạn N. B. M và N đều bị phạt như nhau. C. Chỉ phạt M, còn N thì không D. M và N đều không bị xử phạt. Câu 4: Giám đốc Công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị B không rõ lý do. Chị B đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị B. B. bảo vệ mọi lợi ích của lao động nữ. C. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ. D. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị B. Câu 5: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Ông H, anh M và anh K. B. Anh M, ông H, anh Q và anh K. C. Chị B, ông H và anh Q. D. . Anh M, anh K và anh Q. Câu 6: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải A. gánh chịu. B. bị trừng phạt. C. nộp phạt. D. đền bù. Câu 7: H điều khiển xe mô tô không theo hiệu lệnh chỉ đường của cảnh sát giao thông tại ngã tư. Hành vi trái pháp luật của H thuộc về A. có thể không hành động. B. không hành động. C. muốn hành động. D. hành động. Câu 8: Anh M đi xe vào khu đô thị lúc 22 giờ. Anh rú ga, bấm còi liên tục và sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều. Theo em, anh M sẽ bị xử lí như thế nào? A. Phải chịu trách nhiệm hành chính và bị phạt tiền. B. Phải chịu trách nhiệm dân sự và bị phạt tiền. C. Phải chịu trách nhiệm hành chính và bị phạt cảnh cáo. D. Phải chịu trách nhiệm dân sự nhưng không phạt tiền. Câu 9: K vận chuyển gia cầm bệnh về nông thôn bán, bị cơ quan thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy số hàng trên. Việc làm của K là vi phạm A. kỉ luật. B. hành chính. C. hình sự. D. dân sự. Câu 10: Xí nghiệp thủy sản K xử lí chất thải ra môi trường đúng quy định. Xí nghiệp K đã thực Trang 1/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  2. hiện theo quy định pháp luật về điều gì trong kinh doanh? A. Bổn phận. B. Quyền. C. Trách nhiệm. D. Nghĩa vụ. Câu 11: Khẳng định nào sau đây đúng với nội dung quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ? A. Công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình. B. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ. C. Công dân có quyền và nghĩa vụ theo ý muốn của mình. D. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào nhu cầu của mình. Câu 12: Bà K đăng kí kinh doanh mỹ phẩm, sau đó bà làm đơn xin đăng kí kinh doanh thêm quán ăn và được cơ quan chức năng cho phép. Trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện A. bản chất giai cấp. B. đặc trưng của pháp luật. C. vai trò của pháp luật. D. bản chất xã hội. Câu 13: Bạn A thắc mắc, tại sao mọi quy định trong Luật kinh doanh đều phù hợp với nội dung “Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” trong Hiến pháp. Em sử dụng đặc trưng nào sau đây để giải thích cho bạn? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính thực tiễn xã hội. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 14: Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đủ mấy dấu hiệu cơ bản? A. Hai. B. Bốn. C. Năm. D. Ba. Câu 15: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm đến các A. nguyên tắc quản lí nhà nước. B. nguyên tắc quản lí xã hội. C. quy tắc quản lí xã hội. D. quy tắc quản lí Nhà nước. Câu 16: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật A. khuyến khích làm. B. gợi ý làm. C. yêu cầu làm. D. cho phép làm. Câu 17: Pháp luật do Nhà nước ban hành nên có tính A. quyền lực. B. chặt chẽ. C. quy phạm. D. chính xác. Câu 18: Trên đường đi học về, bạn thấy một em bé trượt chân xuống sông. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp? A. Làm ngơ coi như không nhìn thấy. B. Về nhà báo với cha mẹ. C. Nhảy xuống cứu mặc dù không biết bơi. D. Truy hô giúp đỡ và nhảy xuống nếu biết bơi. Câu 19: Công dân không thực hiện những hành vi tội phạm được Bộ luật Hình sự quy định là A. chấp hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 20: Chủ tịch UBND xã D đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh A và chị M. Chủ tịch xã đã A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 21: Doanh nghiệp A không nộp thuế theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này doanh nghiệp A đã A. không làm những việc pháp luật quy định phải làm. B. làm những việc theo quy định của pháp luật. C. làm những việc pháp luật cho phép. D. không làm những việc trái pháp luật. Trang 2/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  3. Câu 22: Xâm phạm tới quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản là vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 23: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông B và bố con ông A. B. Ông A, ông B và ông T. C. Ông A và ông T. D. Ông A và ông B. Câu 24: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Nội dung này thể hiện công dân bình đẳng A. trước pháp luật. B. về quyền con người. C. về quyền và nghĩa vụ. D. về trách nhiệm pháp lí. Câu 25: Chị C là em gái của Chị A, thấy chị gái mình bị chồng đánh đập nhiều lần. Nếu em là C, em sẽ chọn cách xử sự nào dưới đây cho đúng với pháp luật? A. Coi như không biết. B. Thuê người đánh cảnh cáo anh rể mình. C. Khuyên chị A ly dị. D. Báo với chính quyền địa phương. Câu 26: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc A. hợp đồng lao động. B. quản lí tài sản. C. quản lí Nhà nước. D. giữa vợ và chồng. Câu 27: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Vay tiền không trả. B. Tự ý nghỉ việc. C. Cướp giật dây chuyền. D. Xây nhà trái phép. Câu 28: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông K, bà N và anh S. B. Ông K và ông M. C. Ông K, ông M và anh S. D. Ông M và anh S. Câu 29: Bất kì công dân nào, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được lao động. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ. B. lợi ích. C. quyền lợi. D. trách nhiệm. Câu 30: A và B đến UBND xã đăng kí kết hôn và được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Trong trường hợp này, UBND xã đã A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 31: Anh H tranh chấp đất đai với anh B và đã được cơ quan chức năng giải quyết theo đúng trình tự thủ tục. Trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện đúng vai trò nào dưới đây? A. Thực hiện quyền dân chủ của công dân. B. Bảo vệ danh dư, uy tín của công dân. C. Đảm bảo và thực hiện nghĩa vụ của công dân. D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trang 3/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  4. Câu 32: Người gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác do phải phòng vệ chính đáng. Thì hành vi đó A. bị coi là vi phạm pháp luật. B. là dấu hiệu của tội phạm. C. không vi phạm pháp luật. D. là vi phạm hình sự. Câu 33: H đi đúng làn đường dành cho xe máy. Trong trường hợp này, H đã A. . tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 34: Ông H bị xử phạt hành chính về chậm nộp thuế thu nhập cá nhân là thể hiện A. tính quyền lực bắt buộc chung. B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. Câu 35: Pháp luật được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, đối với tất cả mọi người vì pháp luật có tính quy phạm A. không thống nhất. B. của địa phương. C. không bắt buộc. D. phổ biến. Câu 36: Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần phải làm gì? A. Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật. B. Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân. C. Quy định trình tự, thủ tục pháp lí để công dân thực hiện quyền của mình. D. Quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền của mình. Câu 37: Khẳng định nào dưới đây sai với nội dung bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Bạn A được miễn học phí vì gia đình có sổ hộ nghèo. B. Nam từ đủ 16 tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự. C. Một số học sinh tham dự đội tuyển học sinh giỏi. D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên được đăng kí kết hôn. Câu 38: Cây xăng của ông A gặp sự cố bị cháy và lan sang nhà ông B làm thiệt hại tài sản nhà ông B. Trong trường hợp này, ông A phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hình sự. Câu 39: Anh X lái xe ô tô trong tình trạng say rượu. Trong trường hợp này anh X đã A. không áp dụng pháp luật. B. không sử dụng pháp luật. C. không thi hành pháp luật. D. không tuân thủ pháp luật. Câu 40: Gia đình A xây nhà trong khu đô thị phường K. UBND phường đã ra quyết định xử phạt hành chính và đình chỉ thi công với lí do gia đình A chưa có giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để A. bảo vệ quyền lợi của Nhà nước. B. thực hiện nghĩa vụ của công dân. C. Nhà nước quản lí xã hội. D. . bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 C D A A 2 C D D B 3 B D D C 4 A A B B 5 C B C B 6 A B C C 7 B A D C 8 A D C D 9 B D C D 10 D C A D 11 A B B A 12 C C A B 13 A A A A 14 D A B B 15 D A D D 16 D C D A 17 A A B C 18 D B C C 19 B C B B 20 D A B A 21 A C C D 22 C B D D 23 B C D A 24 A B B D 25 D A B A 26 C D D A 27 B A B B 28 B C D B 29 C B A A 30 A B B C 31 D D B A 32 C D C D 33 C B A A 34 A B C C 35 D A A B 36 A D B B 37 B D D B 38 C C A B 39 D B B D 40 C A B C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0