Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành
lượt xem 2
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 6, NĂM HỌC 2024 - 2025 Mạch Mức độ đánh giá Tổng Đơn vị nội Vận dụng kiến thức Vận dụng Tỉ lệ TT dung, Nhận biết Thông hiểu cao (chủ Tổng kiến đề/bài) TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm thức 1 Tự hào về truyền thống 4câu 1câu 1câu 5câu 1câu 3.67 Giáo gia đình, dục dòng họ đạo Yêu thương đức con người 3câu 2câu 1câu 5câu 1câu 2.67 Siêng năng, 5câu 1câu 5câu 1câu 3.66 kiên trì Tổng 12 3 1 1 1 15 3 Tı̉ lê ̣% 40% 30% 20% 10% 50% 50% 10 điểm Tı̉ lê ̣chung % 70% 30% 100% Thời gian làm bài: 45 phút. Phần trắc nghiệm: 15 câu = 15 phút. ( 5điểm) Phần tự luận: 3 câu = 30 phút. (5điểm)
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Mạch Số câu hỏi theo mứ c đô ̣nhận Đơn vị nội Mức đô ̣kiến thức, kĩ thức kiến thức TT dung, năng cần kiểm tra, đánh Vận (chủ Nhận Thông Vận kiến giá dụng đề/bài) biết hiểu dụng thức. cao Nhận biết: Biết được một số truyền thống gia đình, dòng họ.(Yêu Tự hào nước, hiếu học, hiếu về truyền thảo) 1 TN, 1 thống gia 4 TN Thông hiểu: Hiểu và 1TL đình, giải thích được việc nên dòng họ. làm và không nên làm của các truyền thống trên. Nhận biết: - Biết được những biểu Giáo Yêu hiện và ý nghĩa của dục thương YTCN đạo con Thông hiểu: Hiểu được đức 2 người. việc cần làm và ý nghĩa 3 TN 2 TN 1 TL của câu TN thể hiện YTCN. Vận dụng cao: Có nhận thức đúng đắn về việc YTCN để giải thích TH Nhận biết: Biết được các biểu hiện của SN,KT Siêng Vận dụng: 3 năng, 5 TN 1 TL - Góp ý, nhắc nhở những kiên trì bạn chưa SN, KT trong học tập. Tổng 12 3TN, 1 TL 1TL TN, 1TL Tỉ lệ % 40 % 30 % 20 % 10 % Tỉ lệ chung 70 % 30 %
- TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024-2025. MÃ ĐỀ 1. MÔN : CÔNG DÂN – LỚP 6. Thời gian làm bài: 45 phút. I/ Trắc nghiệm:(5đ) (Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi vào giấy bài làm) Câu 1. Việc làm nào dưới đây thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình, dòng họ? A. Lưu giữ nghề truyền thống. B. Hiếu học. C. Luôn giúp đỡ người nghèo. D. Tích cực phòng bệnh. Câu 2. “Đạt nhiều thành tích nổi bật trong học tập” là biểu hiện phát huy truyền thống nào sau đây của gia đình, dòng họ? A. Truyền thống yêu thương con người. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống hiếu thảo. D. Truyền thống uống nước nhớ nguồn Câu 3. Nội dung nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam? A. Tục tảo hôn. B. Tinh thần yêu nước. C. Tổ chức đám tang linh đình. D. Mê tín, di đoan. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam? A. Giữ nghề truyền thống. B. Hiếu thảo. C. Cần cù lao động. D. Nói tục, chửi thề. Câu 5. Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ góp phần A. làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc. B. làm lãng quên truyền thống, bản sắc dân tộc. C. làm mai một truyền thống gia đình, dòng họ. D. làm phai mờ truyền thống gia đình, dòng họ. Câu 6. Biểu hiện nào sau đây là yêu thương con người? A. Giúp đỡ người khác để được nổi tiếng. B. Giúp người khác để vụ lợi. C. Sự đồng cảm, chia sẻ sẵn sàng giúp đỡ nhau. D. Bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác. Câu 7. Yêu thương con người là gì? A. Quan tâm giúp đỡ mọi người trong mọi trường hợp. B. Quan tâm, giúp đỡ, làm nhiều điều tốt đẹp cho người khác. C. Thái độ thờ ơ với mọi khó khăn của người khác. D. Là làm mọi việc giúp người khác khi họ cần đến mình. Câu 8. Lòng yêu thương con người A. xuất phát từ tấm lòng chân thành,vô tư, trong sáng. B. làm những điều có hại cho người khác. C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ. D. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn. Câu 9. Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người? A. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình. B. Hạ thấp nhân phẩm của những người khó khăn được giúp đỡ. C. Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa. D. Có thái độ thành kiến đối với những người mang lỗi lầm. Câu 10. Câu tục ngữ: “Yêu nhau chín bỏ làm mười” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. B. Đức tính tiết kiệm. C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng yêu thương con người. Câu 11. Kiên trì là A. miệt mài làm việc. B. thường xuyên làm việc. C. quyết tâm làm đến cùng. D. tự giác làm việc.
- Câu 12. Việc làm nào dưới đây thể hiện tính siêng năng? A. Sáng nào B cũng dậy sớm quét nhà giúp mẹ. B. T chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì. C. Mỗi lần lớp tổ chức lao động là H toàn báo bị đau để được nghỉ. D. Ngày chủ nhật, Hà thường ngủ đến gần 9 giờ sáng mới dậy. Câu 13. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta điều gì? A. Không bao giờ nản chí, bỏ cuộc trước bất cứ thất bại nào. B. Được mọi người khâm phục, sùng bái, tung hô, tôn vinh. C. Chiến thắng được đối thủ của mình trong mọi hoàn cảnh. D. Giúp con người thành công trong công việc, cuộc sống. Câu 14. Việc làm nào dưới đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì? A. Đến phiên trực nhật, Thiên nhờ hết bạn này đến bạn nọ làm hộ. B. Chưa làm bài tập xong, My vẫn ung dung đi chơi với các bạn. C. Gặp bài tập khó là Sơn không làm, mở mạng ra ngồi chép. D. Cường muốn học giỏi môn Vật lí, nên ngày nào cũng làm thêm bài tập. Câu 15. Hành vi nào thể hiện tính siêng năng của học sinh trong học tập? A. Luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tham gia các hoạt động từ thiện trên khắp mọi miền Tổ quốc. B. Xuân luôn ý thức trong học tập, ngày nào cũng học bài, làm bài và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. C. Thường xuyên trực nhật lớp dù không phải đến phiên trực của mình, luôn thể hiện mình siêng năng nhất lớp. D. Dù trời nắng gay gắt, nhưng các bạn lớp 6A vẫn cùng nhau hăng say lao động, không ngại khó khăn. II. TỰ LUẬN (5điểm) Câu 1.(2điểm) Chúng ta cần làm gì để tự hào và phát huy truyền thống gia đình dòng họ? Em hãy chia sẻ một việc nên làm và không nên làm về truyền thống hiếu học? Câu 2. (2điểm) Em có đồng ý với các ý kiến dưới đây không? Vì sao? a. Ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì. b. Người siêng năng, kiên trì sẽ thành công trong công việc và cuộc sống. Câu 3. (1 điểm) Nhà trường phát động ủng hộ đồng bào bão lụt. Do gia đình khó khăn nên Linh chỉ góp được một ít sách giáo khoa cũ. Một số bạn trong lớp cho rằng Linh không biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Theo em, một số bạn phê bình Linh như vậy có đúng không? Vì sao? Em sẽ tham gia hoạt động này như thế nào? ………………… HẾT ………………..
- TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024-2025. MÃ ĐỀ 2. MÔN : CÔNG DÂN – LỚP 6. Thời gian làm bài: 45 phút. I/ Trắc nghiệm(5đ) (Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi vào giấy bài làm) Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? A. Bán lại bí quyết làm nghề cho người trả giá cao. B. Truyền nghề cho con cháu. C. Bỏ nghề điêu khắc vì vất vả và mất thời gian. D. Không xuất khẩu hàng truyền thống. Câu 2. Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ góp phần A. làm phai mờ truyền thống gia đình, dòng họ. B. làm lãng quên truyền thống, bản sắc dân tộc. C. làm mai một truyền thống gia đình, dòng họ. D. làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam? A. Tục tảo hôn. B. Đoàn kết, nhân nghĩa. C. Chữa bệnh bằng phù phép. D. Trọng nam khinh nữ. Câu 4. Kính trọng, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, … là biểu hiện phát huy truyền thống nào sau đây của gia đình, dòng họ? A. Truyền thống yêu thương con người. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống hiếu thảo. D. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam? A. Giữ nghề truyền thống. B. Hiếu thảo. C. Cần cù lao động. D. Mê tín, di đoan. Câu 6. Việc làm thể hiện tính siêng năng? A. Mùa hè, sáng nào Quân cũng dậy sớm để tưới cây giúp ba. B. T chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì cả. C. Mỗi lần lớp tổ chức lao động là H toàn báo bị đau để được nghỉ. D. Ngày chủ nhật, Minh thường ngủ đến gần 9 giờ sáng mới dậy. Câu 7. Siêng năng là A. khó khăn cũng không bỏ cuộc. B. quyết tâm làm đến cùng. C. thường xuyên làm việc. D. thất bại thì không làm nữa. Câu 8. Biểu hiện của kiên trì là? A. Thấy bài tập khó, Minh thường xem ngay lời giải. B. Hiệp tập thể dục đều đặn vào mỗi buổi sáng. C. Ngày nào Dương cũng học bài và làm bài tập. D. Ngoài giờ học, Ngân thường giúp bố mẹ làm công việc nhà. Câu 9. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về siêng năng, kiên trì? A. Những bạn có hoàn cảnh khó khăn mới cần siêng năng, kiên trì. B. Mọi người đều cần có tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động. C. Siêng năng, kiên trì không giúp học sinh đạt học lực giỏi vì cần phải có sự thông minh. D. Siêng năng dọn dẹp góc học tập khi được mẹ nhắc nhở. Câu 10. Câu tục ngữ: “ Lá lành, đùm lá rách” nói về A. tinh thần đoàn kết. B. đức tính tiết kiệm. C. lòng yêu thương con người. D. tinh thần yêu nước.
- Câu 11. Việc làm nào thể hiện tình yêu thương con người? A. Cho bạn mượn tiền trong mọi hoàn cảnh. B. Yêu thương những người đã giúp đỡ mình. C. Bênh vực bạn trong mọi hoàn cảnh. D. Viết thư an ủi, động viên các bạn bị nhiễm Co vid. Câu 12. Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người? A. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình. B. Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ đã sửa chữa. C. Hạ thấp nhân phẩm của những người khó khăn được giúp đỡ. D. Có thái độ thành kiến đối với những người mang lỗi lầm. Câu 13. Tình yêu thương con người mang lại A. niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống. C. sự may mắn trong cuộc sống của mổi người. B. những điều có hại cho người khác. D. sự đau khổ cho bản thân và gia đình. Câu 14. Đâu là việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì? A. Hoàng suốt ngày chơi game trên máy tính. B. Hôm nay tổng vệ sinh lớp học, Thư xin nghỉ ốm vì sợ mệt. C. Dù trời mưa gió, bao giờ Dung cũng đi học đúng giờ. D. Hạnh quyết tâm làm xong các bài tập Toán trong giờ học Ngữ văn. Câu 15. Việc làm nào dưới đây thể hiện yêu thương con người? A. Nhường ghế trong xe buýt cho người già. B. Chỉ yêu quý bạn chơi thân của mình. C. Thường xuyên làm bài tập cho bạn. D. Ghét những bạn đã góp ý về mình trong cuộc họp lớp II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2điểm) Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập và lao động? Câu 2. (2điểm) Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng cần phải siêng năng, kiên trì. b. Những người thông minh không cần phải siêng năng, kiên trì. Câu 3. (1điểm) Nhà trường phát động ủng hộ đồng bào bão lụt. Do gia đình khó khăn nên Bình chỉ góp được một ít sách giáo khoa cũ. Một số bạn trong lớp cho rằng Bình không biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Nếu là thành viên trong lớp của Bình em sẽ nói gì? Em sẽ tham gia hoạt động này như thế nào? ………………… HẾT ………………..
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025, Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 6 MÃ ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm, 3 câu đúng = 1 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C B B D A C B A C D C A D D B II. TỰ LUẬN (5đ) Câu 1 (2đ): Chúng ta cần phải biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.(1đ) - Việc nên làm về truyền thống hiếu học: Luôn học bài, làm bài trước khi đến lớp; cố gắng hoàn thành tốt công việc thầy cô giao cho; tranh thủ thời gian để học, … (0,5đ) Việc không nên làm: Lười học lài và làm bài tập, nói chuyện khi thầy cô giảng bài, thích chơi hơn thích học,… (0,5đ) (Mỗi loại HS nêu được từ 2 việc làm trở lên) Câu 2 (2đ) a. Em đồng ý. Vì siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.(0,5đ) Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý. Nên ai cũng phải rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì từ khi còn nhỏ. (0,5đ) b. Em đồng ý với quan điểm người siêng năng, kiên trì sẽ thành công (0,25đ) vì chỉ cần cố gắng, nỗ lực thì chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách và sẽ đạt được những gì mà mình mong ước. (0,75đ) Câu 3 (1đ) Theo em - Một số bạn phê bình Linh, như vậy là sai (0,25đ). Vì, yêu thương giúp đỡ người khác xuất phát từ tấm lòng chân thành của mình mong muốn đem niềm vui hạnh phúc cho người khác, có thể chỉ là lời động viên, an ủi, … chứ không phải giúp đỡ về vật chất mới là yêu thương con người. (0,5đ). - Em sẽ tham gia tích cực như: góp tiền mẹ cho ăn quà vặt của mình, góp quần áo cũ nhưng còn mới, góp sách giáo khoa cũ, góp vở phần thưởng của mình, ….. ( HS chỉ cần nêu được 1 việc làm là được. (0,25đ) * Lưu ý: Đối với các câu hỏi phần tự luận, HS có thể có những cách giải thích, nhận xét, xử lí khác, nhưng đúng với YCCĐ thì GV linh hoạt ghi điểm.
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025, Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp 6 MÃ ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm, 3 câu đúng = 1 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B D B C D A C B B C D B A C A II. TỰ LUẬN (5đ) Câu 1 (2đ): Để giữ gìn và phát huy những truyền thống của gia đình dòng họ, em sẽ cố gắng tiếp thu và học tập, rèn luyện thật tốt những truyền thống quý báu đó để trở thành một đứa con ngoan của gia đình, một đứa cháu ngoan của dòng họ (1đ). Em sẽ thực hiện bằng những việc làm thiết thực trong cuộc sống hàng ngày phù hợp với lứa tuổi (0,5đ) và không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. (0,5đ) Câu 2 (2đ) a. Em đồng ý. Vì trong thời đại công nghiệp 4.0, nếu chúng ta không học hỏi nhiều hơn nữa, siêng năng hơn nữa thì sẽ bị đi lùi và không thế nào phát triển được. (1đ) b. Em không đồng ý. Vì ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì. Con người muốn tồn tại phải siêng năng, kiên trì lao động để tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngược lại, nếu không chịu khó, kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo và không đạt được mục đích gì, trở thành kẻ ăm bám cho gia đình và xã hội, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. (1đ) Câu 3 (1đ) - Nếu là thành viên của lớp Bình, em sẽ nói các bạn phê bình bạn Bình như vậy là sai (0,25đ). Vì, yêu thương giúp đỡ người khác xuất phát từ tấm lòng chân thành của mình mong muốn đem niềm vui hạnh phúc cho người khác, có thể chỉ là lời động viên, an ủi, … chứ không phải giúp đỡ về vật chất mới là yêu thương con người. (0,5đ). - Em sẽ tham gia tích cực như: góp tiền mẹ cho ăn quà vặt của mình, góp quần áo cũ nhưng còn mới, góp sách giáo khoa cũ, góp vở phần thưởng của mình, ….. ( HS chỉ cần nêu được 1 việc làm là được. (0,25đ) * Lưu ý: Đối với các câu hỏi phần tự luận, HS có thể có những cách giải thích, nhận xét, xử lí khác, nhưng đúng với YCCĐ thì GV linh hoạt ghi điểm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 185 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 194 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn