intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huống Thượng, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huống Thượng” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huống Thượng, Thái Nguyên

  1. PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỐNG THƯỢNG NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: GDCD 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận Thông Vận Tổng biết hiểu dụng Chủ đề Vận Vận dụng dụng thấp cao TN TL T TL T TL T TL N N N Sống giản Biểu hiện của Khái Nêu Cách dị tính giản dị niệm rèn luyện Số câu: Số câu: 1 Số câu: Số câu:1/2 Số câu: 2 Số điểm: Số điểm:0,5 1/2 Số điểm: 1 Số điểm:2,5 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 5% Số Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 25% điểm:1 Tỉ lệ: 10% Trung thực Nhận biết Khái Giải hành vi trung niệm thích vấn thực đề Số câu: Số câu: 2 Số câu: Số Số câu: 3 Số điểm: Số điểm: 1 1/2 câu:1/2 Số điểm: 4 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 10% Số Số Tỉ lệ:40% điểm:1 điểm:2 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 10% 20%
  2. Tôn sư Việc làm thể Vì sao trọng đạo hiện sự tôn phải tôn sư trọng đạo sư trọng đạo Số câu: Số câu: 1 Số câu: Số câu: 2 Số điểm: Số điểm: 0,5 1 Số điểm:2, 5 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 5% Số điểm: Tỉ lệ: 25% 2 Tỉ lệ: 20% Đoàn kết, Biểu hiện của tương trợ đoàn kết tương trợ Số câu: Số câu: 2 Số câu: 2 Số điểm: Số điểm: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:10% Tổng Số câu: 6 Số câu: Số câu: Số câu: Số Số câu: 9 Số điểm: 3 1 1 1/2 câu:1/2 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 30% Số Số điểm: Số điểm: 1 Số điểm: Tỉ lệ: 100% điểm: 2 2 Tỉ lệ: 10% 2 Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: 20% 20% 20% II. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ 1: Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm). Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự giản dị? A. Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu. B. Tính tình dễ dãi. C. Không chú ý đến hình thức. D. Không chơi với bạn nhà giàu có hơn mình. Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực? A. Nhận lỗi thay cho bạn. B. Giấu diếm bài kiểm tra bị điềm kém. C. Nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. D. Quay cóp bài của bạn. Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Thầy cô giáo không dạy lớp mình không phải chào.
  3. B. Chỉ chào thầy cô khi gặp ở trường. C. Xin phép thầy cô trước khi vào lớp. D. Câu B, C đúng. Câu 4: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói lên tính trung thực? A. Ăn chắc mặc bền. B. Ăn cần ở kiệm. C. Ăn xem nồi, ngồi xem hướng. D. Ăn ngay nói thẳng. Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ bạn bè? A. Cùng nhau trao đổi bài khi làm kiểm tra. B. Cùng trốn học, cùng nhau che giấu khuyết điểm. C. Cùng vui chơi, cùng học tập giúp nhau tiến bộ. D. Cùng học một lớp, nhưng các bạn thường phân biệt học giỏi, học yếu. Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây nói về đoàn kết, tương trợ? A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Chung lưng đấu cật. C. Tiên học lễ, hậu học văn. D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Phần 2. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (2điểm) Thế nào là sống giản dị? Học sinh cần rèn luyện như thế nào để có được đức tính giản dị? Câu 2: (2 điểm): Vì sao chúng ta phải tôn sư trọng đạo? Em hãy nêu 2 câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy cô giáo. Câu 3: (3điểm) Thế nào là trung thực? Em hãy giải thích câu danh ngôn: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”? ĐỀ 2: Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm). Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự giản dị? A. Là quần áo trước khi đi học. B. Xịt keo, làm tóc khi đi học. C. Luôn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. D. Hằng năm đều tổ chức sinh nhật. Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực? A. Dũng cảm cứu em nhỏ. B. Dũng cảm vượt qua thử thách. C. Dũng cảm nhận lỗi.
  4. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 3: Câu nào sau đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Lời chào cao hơn mâm cỗ. D. Kính thầy, yêu bạn. Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói về đoàn kết, tương trợ? A. Vơ đũa cả nắm. B. Lòng vả cũng như lòng sung. C. Một cây làm chẳng nên non, ba cay chụm lại nên hòn núi cao. D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 5: Hành vi nào dưới đây là không trung thực? A. Nói với bố mẹ về thiếu sót của mình. B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. C. Nhặt được của rơi đem trả lại cho người mất. D. Bao che thiếu sót cho người đã giúp đỡ mình. Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Đoàn kết với bạn cùng sở thích thì mới thú vị. B. Đoàn kết với bạn có học lực và hoàn cảnh như mình thì mới có sự bình đẳng. C. Đoàn kết, tương trợ không nên có sự phân biệt nào. D. Đoàn kết với những bạn có thể giúp đỡ mình. Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (2điểm) Giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống? Theo em, là học sinh sự giản dị được biểu hiện như thế nào? Câu 2: (2 điểm): Trong cuộc sống và học tập hàng ngày em đã và sẽ làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo? Em hãy nêu 2 câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy cô giáo. Câu 3: (3điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Trung thực không có nghĩa là biết gì, nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào hay bất cứ ở đâu”. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao? III. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Hướng dẫn chung - Yêu cầu: HS trình bày sạch sẽ, khoa học, đúng đủ ý cho điểm tối đa.
  5. - HS có thể trình bày khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, vẫn cho điểm tối đa. 2. Đáp án và biểu điểm Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm). - Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đề 1 A C C D C B Đề 2 C C D C D C Phần II. Tự luận (7 điểm) * ĐỀ 1: Câu 1: (2điểm) Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. (1điểm) * Học sinh trình bày theo cách hiểu của mình nhưng yêu cầu cần nêu được: - Tập thói quen chân thật, thẳng thắn khi nói năng, bày tỏ thái độ, tình cảm trước mọi người. - Giữ gìn tác phong gọn gàng, tự nhiên, đi đứng đàng hoàng nghiêm trang, không điệu bộ, kiểu cách. - Ăn mặc gon gàng, sạch sẽ... - Nói năng lịch sự có văn hóa. - Diễn đạt ý mình một cách dễ hiểu... (1điểm) Câu 2: (2 điểm): Chúng ta cần phải tôn sư trọng đạo vì: (1điểm)
  6. - Thầy cô giáo đã có công dạy dỗ ta nên người, không chỉ giúp ta có sự hiểu biết, mở mang trí tuệ mà còn giúp ta biết sống sao cho phải đạo làm con, đạo làm trò và làm người có ích cho xã hội. (0,5 điểm) - Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo là truyền thống của dân tộc Việt Nam, ta phải giữ gìn và phát huy. (0,5 điểm) - 2 câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy cô giáo (HS nêu được hai trong các câu tục ngữ sau): (1điểm) - Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. (0,5 điểm) - Không thầy đố mày làm nên. (0,5 điểm) - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. - Kính thầy yêu bạn. - Kính thầy mới được làm thầy.... Câu 3: (3điểm) - HS nêu được: Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lí. Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. (1 điểm) - HS trình bày theo cách hiểu của mình nhưng yêu cầu nêu được: Câu danh ngôn muốn nói người có tính trung thực trước hết phải trung thực với bản thân mình, không làm điều gì hổ thẹn với lương tâm, làm cho lương tâm phải cắn rứt, hối hận, thì người đó không thể dối trá với người khác. (2 điểm) * ĐỀ 2: Câu 1: (2điểm) - Giản dị có tác dụng trong cuộc sống: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. (1 điểm) - HS nêu được 2 trong số các ý sau, là HS sự giản dị được biểu hiện: + Khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường. + Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè. + Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt vui chơi do lớp, trường hay nhóm bạn tổ chức phù hợp với điều kiện gia đình và bản thân. + Không đua đòi chưng diện, ăn tiêu hoang phí. + Tiết kiệm thời gian, tập chung cho việc học tập, giúp đỡ bố mẹ việc nhà...(1 điểm) Câu 2: (2 điểm): Trong cuộc sống và học tập hàng ngày em đã và sẽ làm những việc để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo: - Hoàn thành bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. - Cố gắng chăm ngoan học giỏi để vui lòng thầy cô.
  7. - Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. - Không nói dối, không nói tục chửi bậy......(1 điểm) 2 câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy cô giáo (HS nêu được hai trong các câu tục ngữ sau):...(1 điểm) - Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. - Không thầy đố mày làm nên. - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. - Kính thầy yêu bạn. - Kính thầy mới được làm thầy.... Câu 3: (3điểm) HS trình bày theo cách hiểu của mình nhưng yêu cầu nêu được: - Không đồng ý. (1 điểm) ->Vì:Người trung thực phải biết hành động tế nhị, khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật. Có những trường hợp có thể che giấu sự thật nhưng không phải biểu hiện của hành vi thiếu trung thực, vì điều đó không dẫn đến hậu quả xấu mà ngược lại đem đến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội và mọi người xung quanh. (1 điểm) Ngày29 tháng 10 năm 2020 Ngày29 tháng 10 năm 2020 Ngày 26 tháng 10 năm 2020 BGH duyệt Tổ CM duyệt Người lập Nguyễn ThịNhung Nguyễn Thị Nhung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2