intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 7 Thời gian: 45 phút (KKGĐ) Tổng Mức độ đánh giá Mạch Nội Nhận Thông Vận Vận Số câu Tổng điểm nội dung/C biết hiểu dụng dụng dung hủ cao đề/Bài TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Giáo 1. Tự 2 1 2 / 1 / / / 5 1 3,67 dục đạo hào về 2đ đức truyền thống quê hương 2. 2 / 2 / 1 / / 1 5 1 2,66 Quan 1đ tâm, cảm thông và chia sẻ 3. Học 2 / 2 1/2 1 1/2 / / 5 1 3,67 tập tự 1đ 1đ giác, tích cực Tổng số 6 1 6 1/2 3 1/2 / 1 15 3 10 câu
  2. Tỉ lệ % 20% 20% 20% 10% 10% 10% 10% 50 50 100 Tỉ lệ chung 40 2 10 50 50 100 0 PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Lớp: 7 Thời gian: 45 phút (KKGĐ) TT Mạch nội dung Nội dung/chủ Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức đề/bài giá
  3. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết: 2TN, 1TL 2TN 1TN 1 - Xác định được truyền thống 1. Tự hào về tương thân, truyền thống tương ái. quê hương - Xác định được việc làm thể hiện tự hào về truyền thống quê hương. - Biết được một số truyền thống tốt đẹp của quê hương, những việc làm góp Giáo dục đạo phần giữ gìn và đức phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Thông hiểu: - Hiểu về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” Vận dụng: - Vận dụng kiến
  4. thức, đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện biết tự hào truyền thống tốt đẹp của quê hương 2. Quan tâm, Nhận biết: 2TN 2TN 1TN 1TL cảm thông và - Người biết chia sẻ quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Thông hiểu: - Hiểu câu tục ngữ nói về quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Hiểu ý nghĩa của việc quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác. Vận dụng: Đưa ra cách xử lí phù hợp thể hiện sự quan
  5. tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Nhận biết: 2TN 2TN + 1/2 TL 1TN + 1/2TL - Biết được việc làm thể hiện Học tập tự việc học tập tự giác, tích cực giác, tích cực. - Biết được biểu hiện không phải là học tập tự giác, tích cực. Thông hiểu: - Hiểu ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực. - Câu tục ngữ nói về học tập tự giác, tích cực. - Hiểu và đưa ra Vận dụng: - Vận dụng kiến thức, lựa chọn hành động đúng, phù hợp với tình huống về học tập tự
  6. giác, tích cực. - Vận dụng kiến thức, đưa ra những việc làm thể hiện học tập tự giác, tích cực. Tổng 6TN + 1TL 6TN + 1/2 TL 3TN + 1TL 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10%
  7. Tỉ lệ chung 100% TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên: ………………………………………… NĂM HỌC: 2022-2023 - MÔN: GDCD 7 Lớp: 7 THỜI GIAN: 45 PHÚT (KKGĐ)
  8. I. TRẮC NGHIỆM: (5,0đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng. Câu 1: Việc quyên góp quà gửi tặng các bạn học sinh khó khăn xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Siêng năng học tập. B. Đoàn kết, dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Tương thân tương ái. Câu 2: Việc làm nào sau đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương? A. Xả rác, vẽ bậy, đập phá các di tích lịch sử của quê hương. B. Phản đối việc tổ chức tham quan, tìm hiểu các làng nghề ở địa phương. C. Tự tin giới thiệu cho mọi người biết về những lễ hội độc đáo của quê hương. D. Chỉ quan tâm các danh lam thắng cảnh và những khu di tích ở nước ngoài. Câu 3: Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm viếng bà mẹ Việt Nam anh hùng thể hiện truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống tương thân tương ái. B. Truyền thống tôn sư trọng đạo. C. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. D. Truyền thống lá lành đùm lá rách. Câu 4: Em hiểu như thế nào về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”? A. Tôn trọng và làm theo lời thầy cô giáo dạy. B. Gặp thầy cô giáo luôn chào hỏi. C. Tôn trọng những thầy cô đã dạy mình. D. Coi trọng những điều thầy cô dạy bảo. Câu 5: Trên đường đi học về, em phát hiện có người cố ý đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Xông vào can ngăn và không cho đập phá. C. Đứng xem người đó đập phá khu di tích. D. Nhanh chóng báo với chính quyền địa phương. Câu 6: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu. B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người. C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân. D. biết động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn. Câu 7: Việc làm nào sau đây biểu hiện biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Che giấu khuyết điểm cho bạn thân. B. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. C. Hỏi thăm bạn khi ốm đau. D. Sẵn sàng nhận lỗi sai thay cho bạn. Câu 8: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa như thế nào? A. Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. Nhận được sự yêu quý của mọi người. C. Luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ. D. Có tiến đồ và tương lai sáng lạn hơn. Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện biết quan tâm, chia sẻ với người khác? A. Lá lành đùm lá rách. B. Ăn cây nào rào cây nấy. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng.
  9. Câu 10: Khi đi xe buýt, em đang ngồi ghế nhưng lại thấy một cụ già không có ghế để ngồi. Em sẽ làm gì trong tình huống này để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ? A. Ngồi im và không quan tâm đến việc cụ già không có ghế. B. Quan sát xem có ai nhường ghế cho cụ già ngồi hay không. C. Chủ động đứng dậy và mời cụ già ngồi xuống ghế của em. D. Nói cho chủ xe biết việc cụ già không có ghế để ngồi. Câu 11: Việc học tập tự giác, tích cực giúp ta điều gì? A. Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập. B. Nhận được nhiều quyền lợi và sự kính trọng của người khác. C. Có cơ hội phát triển bản thân và được đi nhiều nơi trên thế giới. D. Có cơ hội được giao lưu, gặp gỡ những người nổi tiếng. Câu 12: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. B. Có mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể, khoa học. C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra. D. Chỉ hoàn thành những bài tập dễ làm, dễ thuộc. Câu 13: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tính tự giác, tích cực? A. Chủ động nỗ lực học tập mỗi khi đến các kì thi quan trọng. B. Chủ động thực hiện đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. C. Chủ động học tập khi có sự nhắc nhở của cha mẹ hoặc thầy cô. D. Chủ động nỗ lực khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. Câu 14: Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp? A. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có. B. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép. C. Ôn lại kiến thức phần đó để tìm ra cách giải. D. Bỏ qua chờ hôm sau cô giáo giải bài rồi chép. Câu 15: Câu nào dưới đây nói về ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực? A. Không thầy đó mày làm nên. B. Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi. C. Học thầy không tày học bạn. D. Học ăn học nói, học gói học mở. II. TỰ LUẬN: (5,0đ) Câu 16: (2,0đ) Nêu những truyền thống tốt đẹp của quê hương mà em biết. Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương? Câu 17: (1,0đ) Trên đường đi học về em thấy một bạn đang bị bắt nạt. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? Câu 18: (2,0đ) Trong giờ học Văn, cô giáo yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm. Bạn C mặc dù học giỏi, biết câu trả lời nhưng không tham gia thảo luận mà ngồi đọc truyện. a. Nếu em là bạn của C, em sẽ khuyên C điều gì?
  10. b. Nêu một vài việc làm thể hiện tính tự giác, tích cực học tập của em. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC: 2022-2023 - MÔN: GDCD 7 THỜI GIAN: 45 PHÚT (KKGĐ) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm
  11. 1D, 2C, 3B, 4A, 5D, 6D, 7C, 8B, 9A, 10C, 11A, 12D 13B, 14C, 15B Mỗi câu đúng đạt 0,33đ; 02 câu đúng đạt 0,67đ; 03 câu đúng đạt 1.0đ 1→15 5,0 Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: (HS nêu được 4 truyền thống ghi 1,0 điểm tối đa) + Truyền thống yêu nước. + Truyền thống đoàn kết. + Truyền thống tôn sư trọng đạo. + Truyền thống cần cù lao động… 16 Những việc làm để giữ gìn truyền thống, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương: 1,0 - tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền - kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương, đất nước - tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa - tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương, … HS có thể nêu việc làm khác nhưng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn ghi điểm tối đa. HS có thể có nhiều cách xử lí khác nhau nhưng phù hợp với tình huống và chuẩn 1,0 mực đạo đức thì ghi điểm tối đa. 17 a. Đưa ra được 2 lời khuyên phù hợp với tình huống. 1,0 Gợi ý: + Khuyên bạn nên tích cực tham gia thảo luận nhóm để chia sẻ hiểu biết của mình với các bạn. + Đồng thời, qua thảo luận nhóm bản thân bạn sẽ phát huy cũng như được rèn luyện 18 thêm các kĩ năng cần thiết của người học sinh. 1,0 b. Học sinh đưa ra những hành động phù hợp với tinh thần học tập tự giác, tích cực: - Tích cực trao đổi với bạn bè - Nhắc nhở những bạn chưa tham gia tích cực - Hỏi thầy cô giáo những điều chưa hiểu, …
  12. * Lưu ý: Giáo viên linh động với đáp án của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2