intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Bánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Bánh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Bánh

  1. PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG THCS NHUYỄN VĂN BÁNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - MÔN GDCD LỚP 7 Năm học 2022-2023 Mạch Bài / Mức Tổng nội Chủ đề độ dung đánh giá Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng thấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL Giaó I. Tự Nhận Trình - Vận dục hào về biết bày dụng đạo truyền được được các đức thống truyền truyền kiến quê thống thống thức, hương tốt đẹp quê kỹ năng của quê hương đã học hương là gì? để nhận cần nêu xét được một số hành vi giữ gìn truyền Giữ và phát thống gìn, huy và tốt đẹp phát hủ tục của quê huy các của quê hương truyền hương thống cần quê được hương. xoá bỏ Số câu: 2 1 2 5 Số 0.5 2 0.5 3 điểm: 5% 20% 5% 30% Tỉ lệ: II. Nhận Nhận Giải Quan biết định thích tâm, được đúng được vì cảm Hành vi sự sao con thông biểu quan người và chia hiện tâm, cần sẻ của sự cảm quan quan thông, tâm, tâm, chia cảm cảm sẻ? thông thông và chia và chia sẻ với sẻ với nhau người khác và
  2. ngược lại Số câu: 2 2 1 5 Số 0.5 0.5 2 3 điểm: 5% 5% 20% 30% Tỉ lệ: III. Nhận - Vận - Vận - Vận Học định dụng dụng dụng tập tự đúng các các các giác, về tự kiến kiến kiến tích giác, thức, thức, thức, cực tích cực kỹ năng kỹ năng kỹ năng trong đã học đã học đã học học tập để nhận để nhận để liên và xét đâu xét về hệ bản những tự giác, tự giác, thân về lợi ích tích cực tích cực tự giác, tự giác, trong trong tích cực tích cực học tập học tập trong trong học tập học tập Số câu: 2 2 1 1 6 Số 0.5 0.5 2 1 4 điểm: 5% 5% 20% 10% 40% Tỉ lệ: Tổng 4 1 4 1 4 1 1 16 câu Tổng 1 2 1 2 1 2 1 10 điểm Tỉ lệ 10% 20% 10% 20% 10% 20% 10% 100% Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực suy nghĩ sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, nhận xét, đánh giá sự kiện, thực hành với đồ dùng trực quan, giải quyết mối liên hệ lịch sử, sử dụng ngôn ngữ nêu chính kiến của bản thân.
  3. MĐ 1 PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH Năm học 2022-2023 Họ, tên học sinh :……………………... Môn: GDCD - Lớp 7 Lớp :…………. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm trắc nghiệm Điểm tự luận Điểm toàn bài Lời phê I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3điểm - 15 phút) * Hãy chọn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau để điền vào khung bài làm bên dưới: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? A. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. B. Lối sống hẹp hòi, đề cao lợi ích cá nhân. C. Coi thường pháp luật vì “phép vua thua lệ làng”. D. Lối sống trọng tình nghĩa, yêu thương, bao dung. Câu 2. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ? A.Tương thân tương ái B. Tổ chức ma chay linh đình .C. Hiếu học. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 3. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. B. Ganh ghét, đố kị với người khác. C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn. D. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân. B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình. C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác. D. Bao che cho người thân khi họ mắc lỗi sai. Câu 5. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Chỉ cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với những người nghèo khó. B. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội. C. Trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, cảm thông là không cần thiết. D. Người biết quan tâm, chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác. Câu 6. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Bao che cho người thân khi họ mắc lỗi sai. B. Chế giễu, mỉa mai nỗi đau của người khác. C. Ghen ghét, đố kị trước thành công của người khác. D. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân. Câu 7. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây? A. Có thêm nhiều kiến thức. B. Bị bạn bè chế giễu. C. Sự vất vả. D. Sự xa lánh của bạn bè. Câu 8. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập? A. Học tập tự giác, tích cực giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. B. Chỉ những bạn học sinh yếu kém mới cần tự giác, tích cực học tập. C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện. D. Người tích cực trong học tập thường bị bạn bè lợi dụng. Câu 9. Ông K muốn truyền lại bí quyết và kĩ thuật làm gốm cho anh P (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh P rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm gốm từ ông K. Tuy nhiên bố mẹ của anh P lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền
  4. thống. Trong trường hợp này những nhân vật nào chưa có ý thức phát huy nghề truyền thống của quê hương? A. Ông K. B. Anh P. C. Bố mẹ anh P. D. Ông K và anh P. Câu 10: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi. C. Đứng xem quá trình đập phá. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp Câu 11: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích cực? A. N đên giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học. B. T đến trước hôm thi mới bắt đầu ôn bài. C. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi. D. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập. Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực? A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà. B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn. C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo. D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra II. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Truyền thống quê hương là gì? nêu một số truyền thống tốt đẹp của quê hương mà em biết ? Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau? Câu 3: ( 2.0 đ) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:"Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!". a/ Em có nhận xét gì về lời nói của H? b/ Nếu là T, em sẽ nói gì với H? Câu 4 ( 1.0đ) Tình huống: M là học sinh mới của lớp 7/3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn!". Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh? Hết
  5. PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GDCD LỚP 7 NĂM HỌC 2022-2023 MÃ ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 3 điểm – Mỗi câu đúng 0,25 điểm 1-D 2-B 3-C 4-C 5-B 6-D 7-A 8-A 9-C 10-D 11-D 12-C II. Tự luận (4,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 (2đ) Truyền thống quê hương là gì? nêu một số truyền thống tốt đẹp của quê hương mà em biết ? - Truyền thống quê hương: là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở 1 một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Một số truyền thống tốt đẹp của quê hương tiê biểu như: Yêu nước, đoàn kết, 1 hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con ngời, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, … 2 ( 2đ) Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau? - Con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau, vì: 0.5 - Giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cuộc cuộc sống vui vẻ, 1 hạnh phúc hơn; - Các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. 0.5 3 (2đ) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:"Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!". a/ Em có nhận xét gì về lời nói của H?
  6. b/ Nếu là T, em sẽ nói gì với H? - Không đổng tình với lời nói của H. Vvì trong học tập, để nắm vững kiến thức 1 thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập. 1 - Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần. 4 (1đ) Tình huống: M là học sinh mới của lớp 7/3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn!". Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh? Nếu là M, để học tốt môn tiếng Anh hơn, em sẽ: 1 + Học tập thêm các từ vựng tiếng Anh liên quan đến các bài học trên lớp; + Rèn luyện kĩ năng viết thông qua việc tập viết các đoạn văn/ bài luận… + Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ + Củng cố kĩ năng nghe – nói, thông qua việc: giao tiếp, trao đổi với các bạn người nước ngoài/ nghe nhạc hoặc xem phim hoạt hình tiếng Anh… MĐ 2 PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH Năm học 2022-2023 Họ, tên học sinh :……………………... Môn: GDCD - Lớp 7 Lớp :…………. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm trắc nghiệm Điểm tự luận Điểm toàn bài Lời phê I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3điểm - 15 phút) * Hãy chọn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau để điền vào khung bài làm bên dưới: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là
  7. A. truyền thống dân tộc B. truyền thống gia đình. C. truyền thống dòng họ. D. truyền thống quê hương. Câu 2. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? A. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. C. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”.D. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, trọng tình nghĩa. Câu 3. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. B. Ganh ghét, đố kị với người khác. C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn. D. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân. B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình. C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác. D. Bao che cho người thân khi họ mắc lỗi sai. Câu 5. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Chỉ cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với những người nghèo khó. B. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội. C. Trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, cảm thông là không cần thiết. D. Người biết quan tâm, chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác. Câu 6. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Bao che cho người thân khi họ mắc lỗi sai. B. Chế giễu, mỉa mai nỗi đau của người khác. C. Ghen ghét, đố kị trước thành công của người khác. D. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân. Câu 7. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây? A. Có thêm nhiều kiến thức. B. Bị bạn bè chế giễu. C. Sự vất vả. D. Sự xa lánh của bạn bè. Câu 8. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập? A. Học tập tự giác, tích cực giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. B. Chỉ những bạn học sinh yếu kém mới cần tự giác, tích cực học tập. C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện. D. Người tích cực trong học tập thường bị bạn bè lợi dụng. Câu 9. Trong cuộc thi “Tiếng hát học đường” do nhà trường tổ chức, H đã thể hiện xuất sắc làn điệu dân ca quan họ và được trao giải “Thí sinh được yêu thích nhất” do khán giả bình chọn. Bạn P nhận xét rằng: “H phải rất yêu dòng nhạc dân ca thì mới có thể hát hay và truyền cảm được như vậy”. Trái lại M cho rằng: “Hay ho gì dòng nhạc cũ rích, lạc hậu ấy. H đạt giải chẳng qua vì H xinh xắn và học giỏi thôi”. Theo em, trong trường hợp này những nhân vật nào chưa có ý thức phát huy nghề truyền thống của quê hương? A. Bạn H. B. Bạn P. C. Bạn M. D. Bạn P và M. Câu 10: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây? A. Bảo vệ và phát huy nét đẹp của các truyền thống quê hương. B. Chê bai, tuyên truyền sai lệch về truyền thống quê hương. C. Quảng bá, giới thiệu về truyền thống quê hương đến bạn bè. D. Tìm hiểu về nét đẹp, giá trị của các truyền thống quê hương. Câu 11: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích cực? A. N đên giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học. B. T đến trước hôm thi mới bắt đầu ôn bài. C. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi. D. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập. Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực? A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà. B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn. C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo. D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra Hết phần trắc nghiệm
  8. II. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Truyền thống quê hương là gì? nêu một số truyền thống tốt đẹp của quê hương mà em biết ? Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau? Câu 3: ( 2.0 đ) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:"Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!". a/ Em có nhận xét gì về lời nói của H? b/ Nếu là T, em sẽ nói gì với H? Câu 4 ( 1.0đ) Tình huống: M là học sinh mới của lớp 7/3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn!". Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh? Hết PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GDCD LỚP 7 NĂM HỌC 2022-2023 MÃ ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 3 điểm – Mỗi câu đúng 0,25 điểm 1-D 2-D 3-C 4-C 5-B 6-D 7-A 8-A 9-C 10-B 11-D 12-C II. Tự luận (4,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 (2đ) Truyền thống quê hương là gì? nêu một số truyền thống tốt đẹp của quê hương mà em biết ?
  9. - Truyền thống quê hương: là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở 1 một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Một số truyền thống tốt đẹp của quê hương tiê biểu như: Yêu nước, đoàn kết, 1 hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con ngời, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, … 2 ( 2đ) Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau? - Con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau, vì: 0.5 - Giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cuộc cuộc sống vui vẻ, 1 hạnh phúc hơn; - Các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. 0.5 3 (2đ) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:"Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!". a/ Em có nhận xét gì về lời nói của H? b/ Nếu là T, em sẽ nói gì với H? - Không đổng tình với lời nói của H. Vvì trong học tập, để nắm vững kiến thức 1 thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập. 1 - Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần. 4 (1đ) Tình huống: M là học sinh mới của lớp 7/3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn!". Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh? Nếu là M, để học tốt môn tiếng Anh hơn, em sẽ: 1 + Học tập thêm các từ vựng tiếng Anh liên quan đến các bài học trên lớp; + Rèn luyện kĩ năng viết thông qua việc tập viết các đoạn văn/ bài luận… + Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ + Củng cố kĩ năng nghe – nói, thông qua việc: giao tiếp, trao đổi với các bạn người nước ngoài/ nghe nhạc hoặc xem phim hoạt hình tiếng Anh…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2