intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

  1. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: 1 - ?; 2 - ?; ……) Câu 1: Ý kiến nào dưới đây thể hiện rõ nhất về ý nghĩa của tích cực, tự giác trong học tập ? A. Không chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập. B. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi đến kì kiểm tra đánh giá. C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập, còn việc thực hiện tùy vào hoàn cảnh. D. Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ tích lũy kiến thức. Câu 2: Tích cực, tự giác là gì ? A. Chủ động có trách nhiệm hăng say trong công việc. B. Chỉ làm những việc dễ. C. Có người giám sát, theo dõi thì làm, không thì thôi. D. Lười biếng, ỷ lại vào người khác. Câu 3: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể là: A. trời mưa nên không đến sinh hoạt đội. B. tích cực dọn vệ sinh công cộng. C. viện cớ lý do ốm để ở nhà không đi lao động. D. tham gia cắm trại nhưng chưa tích cực. Câu 4: Biểu hiện chưa thể hiện tính tích cực, tự giác ? A. Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập. B. Phải tích cực thực hiện kế hoạch đã đề ra. C. Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, xã hội. D. Chỉ làm việc khi được phân công. Câu 5: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về việc tự hào truyền thống của quê hương? A. Là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình. B. Nghề thủ công truyền thống không phù hợp với cuộc sống hiện đại. C. Ủng hộ những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc văn hóa, lịch sử của quê hương. D. Truyền thống quê hương là những gì đã lạc hậu cần phải xóa bỏ. Câu 6: Việc làm nào sau đây không phù hợp với giữ gìn truyền thống quê hương ? A. Trân trọng tự hào và tiếp nối truyền thống. B. Sống trong sạch, lương thiện. C. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê hương mình. D. Xem thường, gây tổn hại đến truyền thống quê hương. Câu 7: Trong các biểu hiện sau đây biểu hiện nào thể hiện không giữ gìn truyền thống quê hương ? Trang 1/2 – Mã đề A
  2. A. Lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nơi mình sinh sống. B. Vận động các bạn trong lớp tham gia hội thi ‘Tự hào truyền thống quê hương’ do trường tổ chức. C. Tuyên truyền mọi người cùng tham gia giữ gìn các làn điệu dân ca địa phương. D. Vứt rác bừa bãi tại các khu di tích lịch sử. Câu 8: Em làm gì để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống quê hương? A. Không tham gia các hoạt động. B. Chỉ tham gia lễ hội yêu thích. C. Tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia. D. Tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội ở quê hương. Câu 9: Biểu hiện nào thể hiện sự quan tâm cảm thông chia sẻ với đồng bào vùng bị lũ lụt ? A. Mọi người cùng chung tay ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. B. Vùng nào bị lũ lụt, đồng bào vùng đấy tự lo. C. Chỉ các nhân viên nhà nước mới ủng hộ. D. Tham gia ủng hộ cho có lệ. Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực ? A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. B. Học trước chơi sau. C. Chơi điện tử trong giờ học. D. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới. Câu 11: Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là ? A. Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. B. Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân. C. Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. D. Thành công trong cuộc sống, được mọi người quý mến. Câu 12: Bạn N cho rằng chỉ cần học thôi không cần tham gia các hoạt động của lớp, trường tổ chức vì mất thời gian. Em có nhận xét gì về bạn N ? A. N là người vô cảm. B. N là người không có trách nhiệm. C. N là người chưa tích cực và tự giác trong các hoạt động tập thể. D. N là người tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Câu 13: Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Nếu em là Tuấn, em sẽ: A. Bạn không đi kệ bạn, mình cứ đi. B. Mắng bạn vì vô trách nhiệm với tập thể. C. Khuyến khích, động viên bạn nên tham gia các hoạt động tập thể. D. Mách với cô giáo và cán bộ lớp Câu 14: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ? A. Thương người như thể thương thân. B. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. C. Chị ngã em nâng. D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Trang 2/2 – Mã đề A
  3. Câu 15: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ? A. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. B. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn. C. Ganh ghét, đố kị với người hơn mình. D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm ) Câu 1 (2 điểm) Em hãy nêu một số truyền thống văn hóa của quê hương ? Theo em, học sinh cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương ? Câu 2 (2 điểm) Theo em vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ ? Trong lớp em có một bạn gia đình có người thân mắc bệnh hiểm nghèo thì em sẽ làm gì để chia sẻ với hoàn cảnh của bạn ? Câu 3 (1 điểm). Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:"Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!". Em có nhận xét gì về lời nói của H ? Nếu là T, em sẽ nói gì với H ? --------------- Hết --------------- Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ........................................................; số báo danh: ........................... PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: GDCD 7 TRƯỜNG CHU VĂN AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2022 - 2023 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐỀ A D A B D A D D D A C D C C B B ĐỀ B D B B D D D A D A A C C D C B II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 -Mỗi vùng miền, địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp về: ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, trang phục, 1đ 2đ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hiếu học, cần cù, sáng tạo... - Những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống đó như: tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền; kính trọng và biết ơn 1đ những người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương;…. Trang 3/2 – Mã đề A
  4. - Nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có Câu 2 1đ động lực vượt qua khó khăn, thử thách. Người biết quan tâm, cảm 2đ thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng cuả mọi người. 1đ nhờ đó, cuộc sông sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc, các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. - Quan tâm, hỏi thăm, chia sẻ, giúp đỡ đến bạn đó + Chia sẻ về vật chất, tinh thân + Động viên an ủi, nhắn tin gọi điện hỏi thăm…. Câu 3 - Không đồng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm vững kiến 1đ 1đ thức thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập. - Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần. Duyệt của BGH Người ra đề Trang 4/2 – Mã đề A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2