intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

  1. TrườngTHCS Nguyễn Văn Trỗi ĐÊ KIỂM TRA GIỮA KÌ HKI Họ và tên: Lớp:7/ I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm). Chọn câu trả lời đúng ghi vào phần bài làm Câu 1.Làng nghề truyền thống nào sau đây là của quê hương Quảng Nam? A. Gốm Thanh Hà. B. Gốm Lái Thiêu. C. Gốm Bát Tràng. D. Gốm Cây mai. Câu 2.Việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình.Là truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta. A. Hiếu thảo. B. Tôn sư trọng đạo. C. Hiếu học. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 3.Lễ hội nàokhông phải là truyền thống văn hóa của các địa phương ở Việt Nam? A. Lễ hội Chùa Hương. B. Lễ hội Chọi trâu. C. Lễ hội té nước. D. Lễ hội Đền Hùng. Câu 4.Hình ảnh Mẹ Thứ gắn với truyền thống tốt đẹp nào của quê hương Quảng Nam? A. Yêu nước. B. Biết ơn C. Nhân ái. D. Khoan dung. Câu 5.Việc quyên góp quà gửi tặng các bạn học sinh miền núi Nam Giang xuất phát từ ` truyền thống nào sau đây? A. Trung thực. B. Dũng cảm. C. Cần cù lao động.D. Tương thân tương ái. Câu 6. Lễ hội Cồng chiêng là truyền thống của vùng/miền nào? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 7.Việc làm nào sau đây biểu hiện biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Che giấu khuyết điểm cho bạn thân. B. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. C. Hỏi thăm bạn khi ốm đau. D. Sẵn sàng nhận lỗi sai thay cho bạn. Câu 8.Hành vi nào sau đây không biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. B. Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm. C. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn. D. Khích lệ, động viên, bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Câu 9.Câu tục ngữ/ thành ngữ nào thể hiện biết quan tâm, chia sẻ với người khác? A. Nhường cơm, sẻ áo. B. Ân trả, nghĩa đền. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 10.Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa như thế nào?
  2. A. Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. Nhận được sự yêu quý của mọi người. C. Luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ. D. Có tiến đồ và tương lai sáng lạn hơn. Câu 11.Nội dung nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. B. Chỉ nên quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi người khác yêu cầu giúp đỡ. C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì phải thể hiện bằng cách tặng quà cho nhau. D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn. Câu 12.Lan là học sinh lớp 7, khi đi xe buýt thấy cụ già không có ghế để ngồi. Lan đã nhường ghế của mình cho cụ ngồi. Việc làm của Lan thể hiện điều gì? A. Biết quan tâm, chia sẻ với người khác. B. Biết quan tâm, thông cảm với người khác. C. Biết đồng cảm, chia sẻ với người khác.D. Biết rủ lòng thương đối với người khác. Câu 13.Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tính tự giác, tích cực? A. Chủ động nỗ lực học tập mỗi khi đến các kì thi quan trọng. B. Chủ động thực hiện đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. C. Chủ động học tập khi có sự nhắc nhở của cha mẹ hoặc thầy cô. D. Chủ động nỗ lực khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. Câu 14.Biểu hiện nào sau đây đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập? A.Rụt rè, nhút nhát. B. Yếu đuối. C. Chây lười, ỷ lại. D. Tự ti. Câu 15.Việc học tập tích cực, tự giác đem lại ý nghĩa gì? A. Giúp đạt được thành công trong cuộc sống. B. Có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. C. Đạt được mọi mục đích đề ra nhanh chóng.D. Nắm giữ chức vụ cao trong cộng đồng. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm) Em tán thành hay không tán thành với quan điểm nào dưới đây? a) Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại. b) Những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương. Câu 2. (3,0 điểm) Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi: Tình huống. Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao,mở rộng kiến thức, H liền nói:“Cậu ngốc quá! Đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!”. Hỏi: a. Em có nhận xét gì về lời nói của H? b. Nếu là T, em sẽ nói gì với H? BÀI LÀM: I/ TRẮC NGHIÊM: (5 điểm)
  3. CÂ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 U ĐÁP . ÁN II/ TỰ LUẬN (5 điểm) TrườngTHCS Nguyễn Văn Trỗi ĐÊ KIỂM TRA GIỮA KÌ HKI – 2022-2023 Họ và tên: Môn: GDCD7 - ĐỀ B Lớp:7/ Thời gian: 45 phút Câu1. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa. D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. Câu 2.Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và
  4. phát huy truyền thống quê hương? A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương. B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương. C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương. D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ? A. Nhân ái. B. Thích phô trương, hình thức. C. Hiếu học. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 4: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây? A. Hải Phòng. B. Hà Nội. C. Bắc Ninh. D. Hải Dương. Câu 5: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây? A. Hà Nội B. Ninh Bình.C. Thái Bình.D. Hưng Yên. Câu 6: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Tương thân, tương áiB. Dũng cảm.C. Cần cù lao động.D. Hiếu học Câu 7. Việc làm nào sau đây có ở người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích. B. Đau xót khi thấy cảnh nhà người dân bị ngập chìm trong mưa lũ C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu. D. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người. Câu 8.Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Chị ngã em nâng. B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C. Nhường cơm, sẻ áo. D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. Câu 9. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì sau đây? A. Được mọi người yêu mến, kính trọng. B. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình. C. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. D. Bị mọi người xa lánh, khinh rẻ. Câu 10. Trên đường đi học, H thấy một em bé đang khóc vì bị lạc bố mẹ. Nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Hỏi han và giúp đỡ em bé tìm lại bố mẹ. B. Trêu chọc em bé vì thấy em ấy khóc nhè. C. Làm ngơ vì việc đó không liên quan đến mình. D. Chụp ảnh đăng lên facebook với thái độ thích thú. Câu 11. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân. B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
  5. C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác. D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi. Câu 12.Nội dung nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Yêu thương, chăm sóc nhau bằng tình cảm chân thành. B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ. C. Chỉ giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân. D. Giúp đỡ về vật chất và rinh thần với những người đang gặp khó khăn. Câu 13. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện việc học tập tự giác, tích cực? A. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. B. Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập. C. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. D. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể. Câu 14.Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? A. Bạn Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép. B. Bạn P ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại nhắn tin. C. Bạn K luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài học. D. Bạn D thường xuyên mang sách Tiếng anh ra làm bài trong các giờ học khác. Câu 15.Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây? A. Gặt hái được nhiều thành công. B. Kết quả cao trong học tập sa sút. C. Bị mọi người kì thị, coi thường. D. Sự xa lánh, cô lập của bạn bè. BÀI LÀM: I/ TRẮC NGHIÊM: (5 điểm) CÂ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 U ĐÁP . ÁN II/ TỰ LUẬN (5 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2