Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành
lượt xem 2
download
‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN : GDCD LỚP 7, NĂM HỌC 2024-2025. Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Tổng Mạch thức ( chủ nội Nhận Thông hiểu Vận Vận Tỉ lệ Tổng đề/bài) biết dụng dụng điểm dung kiến cao thức TN TN TL TL TL TN TL 1. Tự hào 4 câu 1 câu 1 câu 5 1 truyền thống câu câu 3.67 Giáo quê hương dục 2. Quan tâm, 3 câu 2 câu 1 câu 5 1 đạo cảm thông, câu câu 3,66 đức chia sẻ 3. Học tập tự 5 câu 1 câu 5 1 2.67 giác, tích cực câu câu Tổng 12 3 câu 1 câu 1 câu 1 câu 15 3 10 câu TN TL TL TL câu câu điểm TN TN TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 50% 50% Tỉ lệ chung 70% 30% 100% Thời gian làm bài: 45 phút. Phần trắc nghiệm: 15 câu = 15 phút. ( 5điểm) Phần tự luận: 3 câu = 30 phút. (5điểm)
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN GDCD 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mạch Số câu hỏi theo mứ c đô ̣nhận Đơn vị nội thức kiến thức Mức đô ̣kiến thức, kĩ năng TT dung, Vận (chủ cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận kiến dụng đề/bài) biết hiểu dụng thức. cao 1. Tự hào Nhận biết: Nêu được một về truyền số truyền thống văn hoá thống quê của quê hương. hương Thông hiểu: Hiểu và giải 1 TN, 1 4 TN thích được vì sao phải cần 1TL phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của quê hương. 2. Quan Nhận biết: Nêu được tâm, cảm những biểu hiện của sự thông và quan tâm, cảm thông, chia sẻ chia sẻ với người khác. Thông hiểu: Giải thích Giáo được vì sao mọi người dục phải quan tâm, cảm 2 đạo 3 TN 2 TN 1 TL thông và chia sẻ với đức nhau. Vân dụng : Góp ý, nhắc nhở, khuyên nhủ bạn nên thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. 3. Học Nhận biết: Nêu được các tập tự biểu hiện của học tập tự giác, tích giác, tích cực. 3 cực Vận dụng cao: Góp ý, 5 TN 1 TL nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Tổng 12 3TN, 1 TL 1TL TN, 1TL Tỉ lệ % 40 % 30 % 20 % 10 % Tỉ lệ chung 70 % 30 %
- TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024-2025. MÃ ĐỀ 1. MÔN : CÔNG DÂN – LỚP 7. Thời gian làm bài: 45 phút. I/ TRẮC NGHIỆM(5đ) (Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi vào giấy bài làm) Câu 1. Việc quyên góp quà gửi tặng các bạn học sinh miền núi xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Trung thực. B. Dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Tương thân tương ái. Câu 2. Việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình, là truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta? A. Hiếu thảo. B. Tôn sư trọng đạo. C. Hiếu học. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 3. Lễ hội nào sau đây không phải là truyền thống văn hóa của các địa phương ở Việt Nam? A. Lễ hội Chùa Hương. B. Lễ hội Chọi Trâu. C. Lễ hội Té Nước. D. Lễ hội Đền Hùng. Câu 4. Hình ảnh Mẹ Thứ gắn với truyền thống tốt đẹp nào của quê hương Quảng Nam? A. Yêu nước. B. Biết ơn. C. Nhân ái. D. Khoan dung. Câu 5. Lễ hội nào sau đây là truyền thống văn hóa ở Quảng Nam? A. Lễ hội Chùa Hương. B. Lễ hội Chọi Trâu. C. Lễ hội Bà Thu Bồn. D. Lễ hội Đền Hùng. Câu 6. Việc làm nào sau đây biểu hiện biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Che giấu khuyết điểm cho bạn thân. B. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. C. Sẵn sàng nhận lỗi sai thay cho bạn. D. Hỏi thăm bạn, khi bạn bị ốm đau. Câu 7. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. B. Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm. C. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn. D. Động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Câu 8. Câu tục ngữ/ thành ngữ nào dưới đây thể hiện biết quan tâm, chia sẻ với người khác? A. Ân trả, nghĩa đền. B. Nhường cơm, sẻ áo. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 9. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa như thế nào? A. Nhận được sự yêu quý của mọi người. B. Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. C. Luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ. D. Có Tiền đồ và tương lai tươi sáng hơn. Câu 10. Biết đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ, san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau là biểu hiện của A. tự nhận thức bản thân. B. yêu thương con người. C. quan tâm , cảm thông và chia sẻ. D. tôn trọng sự thật. Câu 11. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tính tự giác, tích cực trong học tập? A. Chủ động nỗ lực học tập mỗi khi đến các kì thi quan trọng. B. Chủ động thực hiện đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. C. Chủ động học tập khi có sự nhắc nhở của cha mẹ hoặc thầy cô. D. Chủ động nỗ lực khi được bố mẹ hứa thưởng quà nếu đạt kết quả cao. Câu 12. Biểu hiện nào sau đây trái với tính tự giác, tích cực trong học tập? A. Rụt rè, nhút nhát. B. Yếu đuối. C. Chây lười, ỷ lại. D. Tự ti.
- Câu 13. Việc học tập tích cực, tự giác đem lại ý nghĩa gì? A. Không bị bố mẹ mắng. B. Đạt kết quả cao trong học tập. C. Đạt mục đích đề ra nhanh chóng. D. Nắm giữ những chức vụ cao. Câu 14. Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Học tủ, học lệch, chỉ học những môn mình yêu thích. B. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống. C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập. D. Có phương pháp học tập chủ động. Câu 15. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là A. có bài tập khó thì chép sách giải. B. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi. C. chơi nhiều hơn học. D. có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Em tán thành hay không tán thành với quan điểm nào dưới đây? Giải thích vì sao? a. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình. b. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Câu 2. (2,0 điểm) Em sẽ làm gì trong các tình huống sau để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh? a. Trời nắng nóng, bố mới đi làm về, mồ hôi nhễ nhại. b. Mẹ đang nhặt rau, chuẩn bị cơm chiều. c. Trong giờ kiểm tra, bạn cùng lớp chưa học bài và ngỏ ý muốn xem bài của em. d. Một bạn nhỏ gần nhà em có hoàn cảnh rất khó khăn. Câu 3 (1 điểm) Tình huống: Chiều chủ nhật, Hùng đang ngồi làm bài tập, học bài chuẩn bị cho tuần sau thi kiểm tra giữa kì, thì An đến rủ đi chơi. Hùng từ chối không đi, An liền nói: “ Thứ 2 thi giữa kì, bây chừ đi chơi với mình đi, mình mới tải game này hay lắm, đi chơi về tối học mai thi cũng được mà. Đi chơi điện tử với tớ đi." - Nếu là Hùng, em sẽ làm gì trong tình huống trên? …………………………… HẾT …………………………..
- TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024-2025. MÃ ĐỀ 2. MÔN : CÔNG DÂN – LỚP 7. Thời gian làm bài: 45 phút. I/ TRẮC NGHIỆM(5đ) (Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi vào giấy bài làm) Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. địa phương này sang địa phương khác. C. người vùng này sang người vùng khác. D. quốc gia này sang quốc gia khác. Câu 2. Chọn phương án đúng nói về những truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất. B. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường. C. Cần cù lao động, ích kỉ. D. Lười biếng, kiên cường, vị tha. Câu 3. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Lao động cần cù. C. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 4. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học? A. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông S đạt sản lượng cao. B. Anh P vận động bà con phát triển truyền thống làm nón của quê hương. C. H luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào H cũng đạt thành tích cao. D. Chị M thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện. Câu 5. Hát Bài Chòi là truyền thống nghệ thuật của địa phương nào? A. Quảng Nam. B. Quảng Bình. C. Nam Bộ. D. Bắc Ninh. Câu 6. Biểu hiện nào sau đây nói về sự cảm thông? A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông. B. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông. C. Động viên, an ủi khi gia đình bạn gặp chuyện buồn. D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi. Câu 7. Nội dung nào sau đây là đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. B. Chỉ nên quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi người khác yêu cầu giúp đỡ. C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì phải thể hiện bằng cách tặng quà cho nhau. D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương. Câu 8. Câu tục ngữ/ thành ngữ nào dưới đây thể hiện biết quan tâm, chia sẻ với người khác? A. Kính trên nhường dưới. B. Nước chảy đá mòn. C. Chị ngã em nâng. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 9. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa như thế nào? A. Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. Nhận được sự yêu quý của mọi người. C. Luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ. D. Có tiền đồ và tương lai xán lạn hơn. Câu 10. Việc làm nào sau đây thể hiện biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác? A. Nhắn tin nhắc nhỡ bạn học bài. B. Cho bạn xem bài trong giờ kiểm tra. C. Luôn bảo vệ, bao che cho bạn. D. Sẵn sàng nhận lỗi thay cho bạn. Câu 11. Việc học tập tích cực, tự giác đem lại ý nghĩa gì? A. Giúp đạt được thành công trong cuộc sống. B. Có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. C. Đạt được mọi mục đích đề ra nhanh chóng. D. Nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
- Câu 12. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực? A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. B. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới. C. Học trước, chơi sau. D. Chơi điện tử trong giờ học. Câu 13. Học tập tự giác, tích cực là: A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi. B. cố gắng học tập để được bố mẹ thưởng. C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô. D. chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. Câu 14. Để giúp bạn rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em cần phải làm những việc nào dưới đây? A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân. B. Nhắc nhở, động viên bạn học bài, làm bài. C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra. D. Tích cực tham gia mọi hoạt động. Câu 15. Hành vi nào thể hiện tính tự giác, tích cực trong học tập? A. Gặp bài tập khó, ngay lập tức T gọi điện nhờ K giúp. B. H chỉ ngồi vào bàn học bài khi có sự nhắc nhở của bố mẹ. C. Q thường cố gắng hoàn thành bài tập trước thời hạn. D. Khi thảo luận nhóm, M thường nói chuyện và làm việc riêng. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Em tán thành hay không tán thành với quan điểm nào dưới đây? Giải thích vì sao? a. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương. b. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác. Câu 2. (2,0 điểm) Em sẽ làm gì trong các tình huống sau để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh? a. Trong giờ kiểm tra, bạn cùng lớp chưa học bài và ngỏ ý muốn xem bài của em. b. Một bạn nhỏ gần nhà em có hoàn cảnh rất khó khăn. c. Bạn của em có chuyện buồn. d. Trường em phát động phong trào “Tết vì người nghèo”. Câu 3 (1 điểm) Tình huống: Chiều chủ nhật, Hùng đang ngồi làm bài tập, học bài chuẩn bị cho tuần sau thi kiểm tra giữa kì, thì An đến rủ đi chơi. Hùng từ chối không đi, An liền nói: “ Thứ 2 thi giữa kì, bây chừ đi chơi với mình đi, mình mới tải game này hay lắm, đi chơi về tối học mai thi cũng được mà. Đi chơi điện tử với tớ đi." - Nếu là Hùng, em sẽ làm gì trong tình huống trên? …………………………… HẾT …………………………..
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIỮA KÌ I, MÔN CÔNG DÂN, LỚP 7, NĂM HỌC 2024-2025. MÃ ĐỀ 1. I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm; 3 câu đúng = 1 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B C A C D A B A C B C B A D II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1(2đ) HS giải thích được: a. Em tán thành. Vì, quê hương là gốc rễ của gia đình, dòng họ của mình, là nơi mình hoặc ông bà, cha mẹ sinh ra. Bởi vậy tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ tổ tiên của mình. (1đ) b. Em không tán thành. Vì, nghề thủ công truyền thống là một nét đẹp truyền thống của địa phương, mang đến bản sắc riêng và niềm tự hào của quê hương. (1đ) Câu 2( 2đ): Trong các tình huống trên em sẽ xử lí như sau: a. Em nhanh chóng lấy khăn để bố lau mồ hôi và mời bố ngồi nghỉ ngơi, uống nước, bật quạt cho thoáng mát,… (0,5đ) b. Em giúp đỡ mẹ chuẩn bị bữa cơm chiều (ví dụ: cùng mẹ nhặt rau, giúp mẹ rửa rau, dã đồ ướp thức ăn, vo gạo, …)(0,5đ) c. Không cho bạn xem bài, vì hạnh động cho bạn xem bài là hành động bao che cho lỗi sai của bạn, chứ không phải quan tâm, chia sẽ cho bạn. (0,5đ) d. Em sẽ giúp đỡ bạn nhỏ đó thông qua những việc làm phù hợp. Ví dụ: hướng dẫn cho bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, tặng cho bạn nhỏ sách vở, quần áo, cặp sách cũ của mình, …(0,5đ) Câu 3 (1đ) Nếu em là Hùng em sẽ khuyên bạn An: học tập bạn phải tự giác, tích cực, mai thi giữa kì rồi thì bây chừ phải ôn bài, học bài, làm bài tập, chứ tối mới học sợ không kịp. Nếu bạn không tự giác, tích cực học tập thì kết quả học tập sẽ không cao, sẽ không tiến bộ mà có khi còn bị điểm yếu kém đấy. Đi chơi điện tử vừa hại sức khoẻ ( ảnh hưởng mắt), vừa tốn tiền..., bạn hãy cùng mình ở nhà học bài, làm bài đi. * Lưu ý: Phần tự luận HS có thể có những ý kiến, nhận xét, cách xử lí khác, nhưng phù hợp và đúng với YCCĐ thì GV linh hoạt ghi điểm cho HS khi chấm bài.
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIỮA KÌ I, MÔN CÔNG DÂN, LỚP 7, NĂM HỌC 2024-2025. MÃ ĐỀ 2. I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm; 3 câu đúng = 1 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A B D C A C D C B A A D D B C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1(2đ) HS giải thích được: a. Em tán thành. Vì những câu chuyện, làn điệu dân ca của địa phương góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng của địa phương đó và là nét đẹp trong truyền thống văn hoá của địa phương. b. Em không tán thành. Bởi vì đây là biểu hiện thể hiện thái độ không quan tâm, thiếu trách nhiệm với nghĩa vụ phát huy, phát triển truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Câu 2( 2đ): a. Không cho bạn xem bài, vì hạnh động cho bạn xem bài là hành động bao che cho lỗi sai của bạn, chứ không phải quan tâm, chia sẽ cho bạn. (0,5đ) b. Em sẽ giúp đỡ bạn nhỏ đó thông qua những việc làm phù hợp. Ví dụ: hướng dẫn cho bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, tặng cho bạn nhỏ sách vở, quần áo, cặp sách cũ của mình, … (0,5đ) c. Chia sẻ, động viên bạn để bạn có thể vượt qua nỗi buồn. (0,5đ) d. Tích cực tham gia và vận động bạn bè cùng tham gia phong trào “Tết vì bạn nghèo” của nhà trường. (0,5đ) Câu 3 (1đ) Nếu em là Hùng em sẽ khuyên bạn An: học tập bạn phải tự giác, tích cực, mai thi giữa kì rồi thì bây chừ phải ôn bài, học bài, làm bài tập, chứ tối mới học sợ không kịp. Nếu bạn không tự giác, tích cực học tập thì kết quả học tập sẽ không cao, sẽ không tiến bộ mà có khi còn bị điểm yếu, kém đấy. Đi chơi điện tử vừa hại sức khoẻ ( ảnh hưởng mắt), vừa tốn tiền..., bạn hãy cùng mình ở nhà học bài, làm bài đi. * Lưu ý: Phần tự luận HS có thể có những ý kiến, nhận xét, cách xử lí khác, nhưng phù hợp và đúng với YCCĐ thì GV linh hoạt ghi điểm cho HS khi chấm bài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 185 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 194 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn