intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Núi Thành" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh đang ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa kì sắp tới. Tham khảo đề thi để làm quen với cấu trúc đề thi và luyện tập nâng cao khả năng giải đề các bạn nhé. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: GDCD Thời gian làm bài: 45 Phút Lớp: 7 Mã đề: A (Gồm 02 trang) Họ và tên học sinh: ................................................ Lớp:....... (Học sinh làm bài vào giấy riêng) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) (Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi vào giấy bài làm) Câu 1. Làng nghề truyền thống nào sau đây là của quê hương Quảng Nam? A. Gốm Thanh Hà. B. Gốm Lái Thiêu. C. Gốm Bát Tràng. D. Gốm Cây Mai. Câu 2. Việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình. Là truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta. A. Hiếu thảo. B. Tôn sư trọng đạo. C. Hiếu học. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 3. Việc làm thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương là: A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa. B. Chê bai những nghệ nhân hát tuồng. C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa D. Coi thường người lao động chân tay. Câu 4. Hình ảnh Mẹ Thứ gắn với truyền thống tốt đẹp nào của quê hương Quảng Nam? A. Yêu nước. B. Biết ơn. C. Nhân ái. D. Khoan dung. Câu 5. Việc quyên góp quà gửi tặng các bạn học sinh miền núi xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Trung thực. B. Dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Tương thân tương ái. Câu 6. Lễ hội Cồng chiêng là truyền thống của vùng/miền nào? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc C. Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 7. Việc làm nào sau đây biểu hiện biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Che giấu khuyết điểm cho bạn thân. B. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. C. Hỏi thăm bạn khi ốm đau. D. Sẵn sàng nhận lỗi sai thay cho bạn. Câu 8. Hành vi nào sau đây không biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. B. Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm. C. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn. D. Khích lệ, động viên, bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Câu 9. Câu tục ngữ/ thành ngữ nào dưới đây thể hiện biết quan tâm, chia sẻ với người khác?
  2. A. Nhường cơm, sẻ áo. B. Ân trả, nghĩa đền. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 10. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa như thế nào? A. Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. Nhận được sự yêu quý của mọi người. C. Luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ. D. Có tiến đồ và tương lai sáng lạn hơn. Câu 11. Nội dung nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. B. Chỉ nên quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi người khác yêu cầu giúp đỡ. C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì phải thể hiện bằng cách tặng quà cho nhau. D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn. Câu 12. Lan là học sinh lớp 7, khi đi xe buýt thấy cụ già không có ghế để ngồi. Lan đã nhường ghế của mình cho cụ ngồi. Việc làm của Lan thể hiện điều gì? A. Biết quan tâm, chia sẻ với người khác. B. Biết quan tâm, thông cảm với người khác. C. Biết đồng cảm, chia sẻ với người khác. D. Biết rủ lòng thương đối với người khác. Câu 13. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tính tự giác, tích cực? A. Chủ động nỗ lực học tập mỗi khi đến các kì thi quan trọng. B. Chủ động thực hiện đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. C. Chủ động học tập khi có sự nhắc nhở của cha mẹ hoặc thầy cô. D. Chủ động nỗ lực khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. Câu 14. Biểu hiện nào sau đây đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập? A. Rụt rè, nhút nhát. B. Yếu đuối. C. Chây lười, ỷ lại. D. Tự ti. Câu 15. Việc học tập tích cực, tự giác đem lại ý nghĩa gì? A. Giúp đạt được thành công trong cuộc sống. B. Có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. C. Đạt được mọi mục đích đề ra nhanh chóng. D. Nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương? Hãy kể tên một số truyền thống của quê hương Quảng Nam em? Câu 2. (2,0 điểm) Trong lớp có bạn H gia đình đang gặp khó khăn, bạn ấy có ý nghĩ muốn bỏ học. Bạn N biết chuyện nhưng vẫn im lặng và nghĩ rằng: “Học hay nghỉ là chuyện riêng của bạn ấy không liên quan đến mình”. a. Nhận xét về suy nghĩ và việc làm của N? b. Nếu là N, em sẽ làm gì để giúp bạn H không còn ý nghĩ muốn bỏ học nữa ? Câu 3 (1 điểm) Tình huống: Cuối tuần, Hùng đang ngồi làm bài tập trong sách nâng cao thì An đến rủ đi chơi. Hùng từ chối không đi, An liền nói: “Tớ chỉ làm bài tập dễ thôi, còn bài tập nâng cao cô có yêu cầu làm đâu. Đi chơi điện tử với tớ đi.". Nếu là Hùng, em sẽ góp ý với An như thế nào? ------Hết------
  3. UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: GDCD Thời gian làm bài: 45 Phút Lớp: 7 Mã đề: B (Gồm 02 trang) Họ và tên học sinh: .......................................... Lớp:........... (Học sinh làm bài vào giấy riêng) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) (Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi vào giấy bài làm) Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ A. Thế hệ này sang thế hệ khác. B. Địa phương này sang địa phương khác. C. Người vùng này sang người vùng khác. D. Quốc gia này sang quốc gia khác. Câu 2. Chọn phương án đúng nói về truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất. B. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường. C. Cần cù lao động, ích kỉ. D. Lười biếng, kiên cường, vị tha. Câu 3. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Lao động cần cù. C. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 4. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học? A. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông S đạt sản lượng cao. B. Anh P vận động bà con phát triển truyền thống làm nón của quê hương. C. H luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào H cũng đạt thành tích cao. D. Chị M thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện. Câu 5. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống hiếu học. Câu 6. Món ăn nào không phải là món ăn truyền thống dân tộc Việt Nam? A.Mỳ Quảng. B. Phở Hà Nội. C. Kim Chi. D. Bánh chưng, bánh dày. Câu 7. Đặt mình vào vị trí người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Kiên trì. B. Quan tâm. C. Cảm thông. D. Chia sẻ. Câu 8. Nội dung nào sau đây là đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. B. Chỉ nên quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi người khác yêu cầu giúp đỡ. C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì phải thể hiện bằng cách tặng quà cho nhau. D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương.
  4. Câu 9. Câu tục ngữ/ thành ngữ nào dưới đây thể hiện biết quan tâm, chia sẻ với người khác? A. Nhường cơm, sẻ áo. B. Ân trả, nghĩa đền. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 10. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa như thế nào? A. Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. Nhận được sự yêu quý của mọi người. C. Luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ. D. Có tiến đồ và tương lai sáng lạn hơn. Câu 11. Hành động nào không phải là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ? A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao. B. Thăm hỏi động viên các bà mẹ anh hùng. C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn. D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn Câu 12. Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm, chia sẻ đối với những ai? A. Chỉ các bạn trong lớp. B. Tất cả mọi người xung quanh chung ta C. Chỉ anh em, họ hàng thân thích. D. Chỉ các bạn cùng giới. Câu 13. Học tập tự giác, tích cực, giúp ta: A. Nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn. B. Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học t ập. C. Có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. D. Có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng. Câu 14. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực? A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. B. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới. C. Học trước chơi sau. D. Chơi điện tử trong giờ học. Câu 15. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: A. Có bài tập khó thì chép sách giải. B. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. C. Chơi nhiều hơn học. D. Không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương? Hãy kể tên một số truyền thống của đất nước ta.? Câu 2. (2,0 điểm) Trong giờ học Văn, cô giáo yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm. Bạn C mặc dù học giỏi, biết câu trả lời nhưng không tham gia thảo luận mà ngồi tự làm riêng. a. Nhận xét về suy nghĩ và việc làm của C? b. Nếu là bạn cùng nhóm với C, em sẽ khuyên bạn như thế nào? Câu 3 (1 điểm) Tình huống: Cuối tuần, Hùng đang ngồi làm bài tập trong sách nâng cao thì An đến rủ đi chơi. Hùng từ chối không đi, An liền nói: “Tớ chỉ làm bài tập dễ thôi, còn bài tập nâng cao cô có yêu cầu làm đâu. Đi chơi điện tử với tớ đi.". Nếu là Hùng, em sẽ góp ý với An như thế nào? ----Hết----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2