Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Hoàng Diệu, Núi Thành
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Hoàng Diệu, Núi Thành" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Hoàng Diệu, Núi Thành
- TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Năm học 2024 - 2025 Mức độ nhận Tổng điểm Mạch thức Nội TT nội Vận dung Nhận Thông Vận dung dụng biết hiểu dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Tự hào về truyền 3c 2c 1c Giáo thống 3.66đ (1đ) (0.66đ) (2.0đ) 1 dục dân tộc đạo Việt đức Nam 2. Tôn trọng sự đa 4c 1c 1.66đ dạng (1.33đ) (0.33đ) của các dân tộc 3. Lao động 5c 1c 1c cần cù, 4.67đ (1.67đ) (2.0đ) (1.0đ) sáng tạo 13 3 1 1 1 Tổng (4.33đ) (1đ) (2.0đ) (2.0đ) (1.0đ) 10.0đ Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%
- 2. BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Năm học 2024-2025 Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức đánh giá Mạch nội TT Nội dung dung Vận Thông Vận Nhận biết dụng hiểu dụng cao 1 Giáo 1. Nhận biết: 3 dục Tự - Nêu được một số (TN1,3,4) đạo truyền thống của dân đức tộc Việt Nam. - Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân 1 tộc Việt Nam. (TN2,5 Thông hiểu: ) - Nhận diện được giá trị của các truyền thống 1 dân tộc Việt Nam. (TL16) - Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức đánh giá Mạch nội TT Nội dung dung Vận Thông Vận Nhận biết dụng hiểu dụng cao Nhận biết: 2. - Nêu được một số biểu Tôn hiện sự đa dạng của các trọng dân tộc và các nền văn sự đa hoá trên thế giới. 4 dạng (TN6,7,8,9) của Thông hiểu: - Giải thích được ý 1 các (TN10) dân nghĩa của việc tôn trọng tộc các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. 3. Lao Nhận biết: động - Nêu được khái niệm cần cần cù, sáng tạo trong cù, lao động. sáng tạo - Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. Vận dụng: - Trân trọng những 1 thành quả lao động; quý 3 1 (TL17b trọng và học hỏi những (TN11,12,13,14,15) (TL17a) ) tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. - Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. Vận dụng cao: - Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: GDCD – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
- Họ và tên học sinh: ........................................................; Số báo danh:.........; Lớp:....… I. Trắc nghiệm:( 5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm: Câu 1: Việc làm nào sau đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài. B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới. C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam. D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác. Câu 2: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là thể hiện truyền thống tốt đẹp nào dưới đây của dân tộc ta? A. Hủ tục mê tín dị đoan. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Yêu nước nồng nàn. D. Yêu thương con người. Câu 3: Thái độ, hành vi nào Không thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương. B. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử. C. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ. D. Sáng tác thơ ca ngợi về vẻ đẹp đất nước. Câu 4: Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc A. Tham gia lễ kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ. B. Thiếu ý thức học tập. C. Không học tiếng của dân tộc mình. D. Chê trang phục dân tộc mình xấu. Câu 5. Câu ca dao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Yêu nước, đoàn kết. C. Tôn sư trọng đạo. D. Yêu thương con người. Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc? A. Phong tục lỗi thời. B. Mọi hệ giá trị. C. Hủ tục lạc hậu. D. Giá trị tốt đẹp. Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng A. dân số của mỗi dân tộc. B. tư tưởng bá quyền của dân tộc. C. giá trị đồng tiền của dân tộc. D. tính cách của các dân tộc. Câu 8: Em Không tán thành quan điểm nào dưới đây? A. Truyền thống dân tộc là những giá trị tốt đẹp, quý giá của đất nước. B. Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới có được bản sắc riêng. C. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào với bạn bè thế giới. D. Trong thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. Câu 9. Hành động nào sau đây thể hiện sự tôn trọng đa dạng văn hóa của các quốc gia? A. Tỏ thái độ không thích cách ăn mặc của một số quốc gia trên thế giới. B. Không tích cực tham gia vào các hội thảo chia sẻ về kiến thức văn hóa của nhà trường. C. Tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa của từng dân tộc.
- D. Chê bai một số món ăn nước ngoài. Câu 10: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phê phán hành vi nào dưới đây? A. Giao lưu giữa các dân tộc. B. Học hỏi giữa các dân tộc. C. Kỳ thị giữa các dân tộc. D. Học tập giữa các dân tộc. Câu 11: Một trong những biểu hiện của lao động có tính sáng tạo là: A. luôn suy nghĩ và tìm tòi. B. làm việc qua loa đại khái. C. có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả. D. làm việc theo bản năng. Câu 12: Đâu Không phải biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo? A. Tự giác học tập, làm bài tập. B. Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường. C. Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình. D. Có kế hoạch rèn luyện của bản thân. Câu 13: Để rèn luyện tính cần cù và sáng tạo trong lao động mỗi học sinh cần tránh tư tưởng A. rèn luyện tính cần cù, sáng tạo. B. không ngừng nỗ lực vượt khó. C. thường xuyên rèn luyện bản thân. D. trông chờ vào vận may rủi. Câu 14: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng A. tìm tòi, cải tiến phương pháp. B. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè C. sao chép kết quả người khác. D. chờ đợi kết quả người khác. Câu 15: Lao động sáng tạo Không mang lại ý nghĩa nào dưới đây? A. Hiệu quả công việc bị suy giảm. B. Được bổ sung kiến thức mới. C. Kết quả công việc ngày càng tăng. D. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng. Phần 2. Tự luận (5,0 điểm) Câu 16:(2.0 điểm) Em hãy chỉ ra những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các tục ngữ sau: “ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Hãy nêu giá trị của những truyền thống đó? Câu 17:(3.0 điểm) Là một công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X, chị H cho rằng cần thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng đến kết quả chung của cả dây chuyền. a. Em có nhận xét gì về ý kiến của chị H? Nếu là chị H, em sẽ làm gì? b. Em hãy chia sẻ 4 việc làm cụ thể thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của em với bạn bè, thầy cô trong lớp. - Hết - UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: GDCD – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: ........................................................; Số báo danh:.........; Lớp:....… II. Trắc nghiệm:( 5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất ở mỗi câu rồi ghi vào giấy bài làm: Câu 1: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh Không được làm việc nào dưới đây? A. Đoàn kết với các bạn. B. Chăm chỉ học tập.
- C. Lễ phép với thây, cô giáo. D. Gây gỗ đánh nhau. Câu 2: Ngày 20/11 hằng năm các em học sinh đến nhà thăm hỏi tri ân thầy cô giáo là thể hiện truyền thống tốt đẹp nào dưới đây của dân tộc ta? A. Yêu thương con người. B. Hiếu học C. Yêu nước nồng nàn. D. Tôn sư trọng đạo Câu 3: Thái độ, hành vi nào thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử. B. Không tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. C. Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ. D. Không tham gia lao động vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ của xã do nhà trường tổ chức. Câu 4: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là A. xuyên tạc về các ngày lễ trong năm. B. chê bai các mẫu cổ phục. C. giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn. D. tư tưởng sính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống. Câu 5: Tục ngữ ”Một miếng khi đói bằng một gói khi no” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Yêu nước, đoàn kết. C. Tôn sư trọng đạo. D. Yêu thương con người Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc? A. Phong tục lỗi thời. B. Mọi hệ giá trị. C. Hủ tục lạc hậu. D. Giá trị tốt đẹp. Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng A. truyền thống của các dân tộc. B. hủ tục của các dân tộc. C. vũ khí của các dân tộc. D. tiền bạc của mỗi dân tộc. Câu 8: Em đồng ý với việc làm nào dưới đây? A. Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh. B. Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam. C. Không tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới D. Chỉ xem phim của nước ngoài, không xem phim của Việt Nam. Câu 9: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới sẽ góp phần A. làm cho văn hoá nhân loại thêm đặc sắc. B. hạn chế sự giao lưu học hỏi của các dân tộc. C. tạo nên sự cách biệt giữa các quốc gia, dân tộc. D. thúc đẩy sự độc quyền kinh tế của một số nước. Câu 10: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phê phán hành vi nào dưới đây? A. Phân biệt giữa các dân tộc. B. Học hỏi giữa các dân tộc. C. Giao lưu giữa các dân tộc. D. Học tập giữa các dân tộc. Câu 11: Một trong những biểu hiện của lao động Không có tính sáng tạo là A. luôn tìm kiếm ý tưởng mới. B. luôn suy nghĩ và tìm tòi. C. làm việc qua loa đại khái. D. say mê nghiên cứu và tìm tòi. Câu 12. Lao động, sáng tạo trong học tập được biểu hiện: A. Chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở. B. Lười suy nghĩ khi gặp bài khó. C. Không cần làm bài tập về nhà.
- D. Tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học. Câu 13: Để rèn luyện tính cần cù và sáng tạo trong lao động mỗi học sinh cần tránh tư tưởng A. rèn luyện tính cần cù, sáng tạo. B. không ngừng nỗ lực vượt khó. C. thường xuyên rèn luyện bản thân. D. trông chờ vào vận may rủi. Câu 14: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn A. lười biếng, ỷ lại. B. suy nghĩ, tìm tòi. C. ỷ lại, dựa dẫm. D. dựa dẫm, lười nhác. Câu 15: Một trong những ý nghĩa to lớn của lao động cần cù, sáng tạo mang lại là làm cho người lao động A. ngày càng trở nên lười biếng. B. không ngừng hoàn thiện kỹ năng. C. ngày càng bị mọi người căm ghét. D. bị suy giảm kết quả lao động. Phần 2. Tự luận (5,0 điểm) Câu 16: (2 điểm) Em hãy chỉ ra những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các tục ngữ sau: “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ”, “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh ”. Hãy nêu giá trị của những truyền thống đó? Câu 17: (3.0 điểm) Bạn Ninh và bạn Hải là học sinh lớp 8, rất chăm chỉ, cần mẫn học tập. Ngoài giờ học, cả hai bạn còn tham gia các hoạt động ngoại khoá và làm đồ thủ công mang đi bán. Thu nhập có được từ những hoạt động trên, hai bạn đã gửi vào quỹ khuyến học của trường để chia sẻ với các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. a. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh và bạn Hải? Em hãy rút ra bài học cho bản thân. (2.0đ) b. Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? (1.0đ) - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ 01: I. Phần trắc nghiệm(5,0điểm). Mỗi câu đúng được 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B B B A A D D D C C A C D A A II. Phần tự luận(5,0điểm). Câu/điểm Nội dung đạt được Điểm Câu 1 Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong các tục ngữ 0.5đ (2.0 điểm) là: 0.5đ + Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi: Hiếu học + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Nhân ái, yêu thương con người 0.5đ
- Giá trị của những truyền thống đó: 0.5đ + Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô cùng quý báu được tổ tiên, cha ông tạo dựng và lưu truyền từ ngàn xưa cho đến ngày nay. + Những truyền thống tốt đẹp có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, xã hội và kinh tế, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Đồng thời, là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. Câu 2 a. + Ý kiến của chị H là đúng một phần “thực hiện đúng nhiệm vụ được phân 0.5đ (3.0 điểm) công” khi làm việc. Tuy nhiên, phần ý kiến còn lại “không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng tới kết quả chung của cả dây chuyền” của chị là chưa đúng bởi chị thiếu sự sáng tạo trong lao động. + Ngoài việc cần cù, chăm chỉ thì cần sáng tạo để có thể rút ngắn thời gian 0.5đ làm việc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, đồng thời tăng năng suất lao động và cải tiến được mẫu mã. - Nếu là chị H, em sẽ cùng các đồng nghiệp trong dây chuyền sản xuất tích 1.0đ cực đổi mới, sáng tạo cách làm để có thể tăng năng suất, cải thiện mẫu mã áo sơ mi và giảm giờ làm. b. Một số việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của em với bạn bè, thầy cô trong lớp. - Chăm chỉ làm bài tập về nhà và học bài trước khi đến lớp. Luôn đi học 0.25đ đúng giờ; - Khi gặp bài khó sẽ không nản mà tìm cách làm bài. 0.25đ - Công việc nhóm hoặc lớp thì luôn chủ động làm. 0.25đ - Không nhờ vả người khác quá mức. 0.25đ ĐỀ 02 I. Phần trắc nghiệm(5,0điểm). Mỗi câu đúng được 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D D C C D D A B A A C D D B B II. Phần tự luận(5,0điểm).
- Câu/điể Nội dung đạt được Điểm m Câu 16 Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong các tục (2.0 điểm) ngữ là: 0.5đ + Nhất tự vi sư, bán tự vi sư: Hiếu học + Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh: Yêu nước, bất khuất đấu tranh 0.5đ chống ngoại xâm Giá trị của những truyền thống đó: + Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô cùng quý báu được tổ 0.5đ tiên, cha ông tạo dựng và lưu truyền từ ngàn xưa cho đến ngày nay. 0.5đ + Những truyền thống tốt đẹp có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, xã hội và kinh tế, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Đồng thời, là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. Câu 17 a) (3.0 điểm) Nhận xét: - Việc làm của hai bạn đã cho thấy hai bạn có đức tính chăm chỉ, cần cù 0.5 đ và sáng tạo trong quá trình học tập, lao động. - Đồng thời, hai bạn cũng biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với 0.5 đ những người có hoàn cảnh khó khăn. => Bài học rút ra: 0.5 đ - Cần rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo 0.5 đ - Yêu thương mọi người. b) Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân em: - Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp 0.25 đ - Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ được giao. 0.25 đ - Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới 0.25 đ - Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. 0.25 đ DUYỆT CỦA TTCM GIÁO VIÊN RA ĐỀ
- Lê Trung Nhân Nguyễn Thị Lệ Trinh DUYỆT CỦA BGH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn