intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế Xuân, Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế Xuân, Quế Sơn’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quế Xuân, Quế Sơn

  1. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN KIỂM TRA GIỮA KỲ I GIÁM TRƯỜNG THCS QUẾ XUÂN MÔN: CÔNG DÂN Khối: 9 THỊ Ngày KT:..../…/2022 (Học sinh đọc kỹ đề và làm bài trên Giấy làm bài) I / TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Ghi ra đáp án (A, B, C, D) nào mà em cho là đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 15, mỗi câu đúng 0,33 điểm, cứ 03 câu đúng được làm tròn số là 1 điểm) Câu 1: Trong những hành vi sau, hành vi nào biểu hiện chí công vô tư? A. Chỉ làm những gì nếu có lợi cho bản thân. B. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược lại lợi ích của tập thể. C. Khi giải quyết công việc luôn ưu tiên cho người thân quen. D. Kiên quyết không hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của tập thể. Câu 2: Người có tính tự chủ có biểu hiện nào trong những biểu hiện sau đây? A. Có lập trường, quan điểm sống rõ ràng, không dao động, không a dua. B. Khi quyết định vấn đề gì khó luôn tranh thủ ý kiến của mọi người. C. Đôi khi bị lung lạc, lôi kẻo bới kẻ xấu. D. Cũng có lúc thiếu kiềm chế những cảm xúc, tình cảm của bản thân. Câu 3: Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống là người có đức tính A. tự lập. B. tự tin. C. tự chủ. D. chủ quan. Câu 4: Câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiền ba chân” có ý nghĩa liên quan đến tính A. cẩn thận. B. tự chủ. C. tự trọng. D. dịu dàng. Câu 5: Phân biệt được hành vi nào sau đây thể hiện là hành vi thiếu dân chủ? A. Lớp trưởng đưa ra quyết định mà chưa thông qua ý kiến của tập thể lớp. B. Lãnh đạo cho phép nhân viên giám sát công việc của mình. C. Quốc hội đưa ra dự thảo luật để nhân dân đóng góp ý kiến. D. Đại biểu quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ. Câu 6: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ cuộc sống hoà bình của chúng ta? A. Không hợp tác với những nước đã từng xâm lược nước ta. B. Sản xuất vũ khí hạt nhân để các nước không dám xâm lược nước mình. C. Viết thư và gửi quà ủng hộ các nạn nhân chiến tranh. D. Kí kết liên minh phe phái này để chống lại phe phái khác khi họ chống mình. Câu 7: Ý nào nêu đúng nhất về giá trị của hòa bình đem lại? A. Mọi người được ấm no, hạnh phúc, tự do đi lại, muốn làm việc gì thì làm. B. Đất nước không có cảnh bom rơi, đạn lạc, chết chóc, mọi người được bình đẳng, được tự do làm ăn, sinh sống. C. Người người, nhà nhà đều vui vẻ, không bị ai đô hộ, không bị áp bức, bóc lột. D. Đất nước không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, tránh những đau thương không kể xiết do chiến tranh gây ra, mọi người sống trong một xã hội bình yên, ổn định. Câu 8: Ngày/tháng hằng năm nào trong những ngày sau đây được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức lấy làm ngày kỉ niệm Quốc tế hòa bình (Hòa bình thế giới)? A. 22/9 hằng năm. B. 21/9 hằng năm. C. 24/8 hằng năm. D. 26/6 hằng năm. Câu 9: Đảng và nhà nước ta xác định, việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới phải dựa trên nguyên tắc nào sau đây?
  2. A. Giải quyết tranh chấp bất đồng bằng cuộc chiến tranh một mất, một còn. B. Chấp nhận thua thiệt với các nước lớn, nước mạnh để được yên ổn. C. Tuyệt đối phải phân biệt thể chế chính trị và xã hội nào khác với nước mình. D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Câu 10: Việc giải quyết những vấn đề nào sau đây đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế? A. Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. B. Giữ gìn làn điệu dân ca một nước nào đó. C. Khắc phục ô nhiễm môi trường. D. Cải cách một nền giáo dục của một đất nước. Câu 11: Để cùng nhau hợp tác giải quyết tốt những vấn đề cấp thiết của nhân loại, đòi hỏi chúng ta cần tích cực tham gia vào hoạt động nào sau đây là đúng nhất? A. Vứt xác gia cầm chết ra sông, hồ, kênh rạch. B. Tích cực buôn bán hàng hoá xuyên biên giới để giúp nhau. C. Khai thác rừng già để trồng cây công nghiệp. D. Tuyên truyền về phòng chống đại dịch Covid-19. Câu 12: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ ……… giữa các nước, các dân tộc trên thế giới với nhau. A. bạn bè thân thiện. B. gần gũi, ràng buộc. C. láng giềng, đồng chí. D. hợp tác, đồng minh. Câu 13: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới ……… chế độ chính trị khác nhau. A. có phân biệt B. trên cơ sở phân biệt C. không phân biệt D. dựa trên cơ sở phân biệt. Câu 14: Em tán thành với với quan điểm nào trong các quan điểm sau đây khi đề cập về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; hợp tác, hội nhập cùng phát triển? A. Việt Nam là nước có truyền thống chống ngoại xâm anh dũng, quật cường, đủ lớn mạnh nên không cần hợp tác quốc tế vẫn là nước hùng cường. B. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển… C. Các nước lớn mạnh thì không cần đến tình hữu nghị, sự hợp tác, hội nhập mà vẫn tự mình phát triển mạnh mẽ. D. Hợp tác là tranh thủ, lôi kéo, lợi dụng sự hỗ trợ của nước khác để làm lợi cho đất nước mình. Câu 15: Em nên không tán thành với với ý kiến nào trong các ý kiến sau đây? A. Để chống tham nhũng hiệu quả đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế. B. Nước ta chỉ nên hợp tác với những nước giàu có và phát triển hơn. C. Muốn hợp tác hiệu quả cần phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn đối tác. D. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ góp phần thúc đẩy các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển nhiều mặt. II/ TỰ LUẬN: 5 điểm Câu 1: (2 điểm) Thế nào là chí công vô tư? Em hãy nêu một hành vi thể hiện chí công vô tư của học sinh. Câu 2: (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của việc thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật. Câu 3: (2 điểm) Cho tình huống sau: “Học xong bài Hợp tác cùng phát triển, bạn T và bạn H đã có tranh luận với nhau: T cho rằng trong học tập và công việc, nếu hợp tác
  3. với những người giỏi hơn mình thì chúng ta mới nhanh tiến bộ và giỏi lên được. Còn bạn H lại cho rằng chỉ nên hợp tác với những người có cùng trình độ như mình thì mới dễ có sự thông cảm và học tập, công việc mới dễ tiếp thu hơn, do đó mình mới có thể tiến bộ được. Và theo bạn H, nếu hợp tác với người giỏi hơn hoặc kém hơn sẽ không có sự hợp tác bình đẳng”. a/ (1 điểm) Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của hai bạn T và H? Giải thích vì sao? b/ (1 điểm) Vậy theo em, có quan điểm thế nào là đúng hơn? ----------------------
  4. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHẤM MÔN GDCD KHỐI 9 BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC 2020-2021 I/ TRẮC NGHIỆM: 5 điểm Mỗi câu đúng được 0,33 điểm, cứ 03 câu đúng được làm tròn số là 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B A C B A C D B D C D A C B B án II/ TỰ LUẬN: 5 Điểm Câu Nội dung cần đạt được Điểm Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể 1,5 hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải; xuất phát từ lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Học sinh nêu hành vi thể hiện chí công vô tư: (VD) 0,5 1 - Tổ trưởng, tổ phó phân công trực nhật đều cho các bạn, (2 điểm) không thiên vị ai cả. - HS tổ/nhóm thường giải công việc của lớp công bằng, không thiên vị… Ghi chú: Diễn đạt rõ ý, đủ ý đạt điểm tối đa, các mức độ khác GV tuỳ mức đạt mà định điểm. Ý nghĩa của thực hiện dân chủ và kỉ luật: Tạo ra sự thống 1.0 2 nhất cao về nhận thức, ý chí hành động, tạo điều kiện cho (1 điểm) sự phát triển của mỗi cá nhân, xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt Các ý kiến trên đều phiến diện, không đầy đủ. Trong học tập và công việc ta cần phải có sự hợp tác của tất cả mọi 1.0 người. (Người giỏi hơn, người trung bình và thậm chí cả những 3 người yếu hơn về trình độ, năng lực ở một điểm nào đó (2 điểm) cũng rất cần trong hợp tác cùng phát triển). Bởi vì, bất kỳ người nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu 1.0 riêng. Có như thế, chúng ta mới học hỏi cái hay, cái tốt lẫn nhau và cùng giúp nhau phát triển hơn lên.
  5. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – MÔN GDCD LỚP 9 (Kèm theo ma trận) CÂU MỨC ĐIỂM CHUẨN ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm) (mỗi câu làm đúng được 0, 33 điểm, 3 câu đúng làm tròn số 1,0 điểm) Câu 1 Biết 0,33 Biết nhận ra hành vi biểu hiện chí công vô tư/thiếu chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày Câu 2 Biết 0,33 Nhận biết biểu hiện của người có tính tự chủ. Câu 3 Hiểu 0,33 Hiểu được thế nào là tự chủ. Câu 4 Biết 0,33 Nhận biết, hiểu được ý nghĩa thành ngữ (tục ngữ, ca dao) liên quan đến tính tự chủ Câu 5 Hiểu 0,33 Phân biệt được hành vi thực hiện dân chủ/ thiếu dân chủ trong công việc chung. Câu 6 Biết 0,33 Nhận biết biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày Câu 7 Hiểu 0,33 Hiểu được đúng giá trị của hòa bình Câu 8 Vận 0,33 Vận dụng kiến thức đã học, đọc, tham khảo để dụng xác định ngày kỉ niệm hoà bình thế giới. Câu 9 Biết 0,33 Nhận biết được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và nhà nước ta là gì. Câu Biết 0,33 Nhận biết được hành vi, hoạt động thể hiện tình 10 hữu nghị, quan hệ hợp tác. Câu Biết 0,33 Nhận biết để cùng nhau hợp tác giải quyết tốt 11 những vấn đề cấp thiết của nhân loại, đòi hỏi chúng ta cần tích cực tham gia vào hoạt động nào nhất. Câu Hiểu 0,33 Hiểu và xác định được được nội dung ý nghĩa 12 của quan hệ hữu nghị và hợp tác Câu Hiểu 0,33 Hiểu đúng hữu nghị và hợp tác của nước ta 13 Câu Vận 0,33 Vận dụng kiến thức đã học về chủ đề để tán 14 dụng thành với với quan điểm nào trong các quan điểm được đề cập về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; hợp tác, hội nhập cùng phát triển Câu Vận 0,33 Vận dụng kiến thức đã học về chủ đề để không 15 dụng tán thành với với quan điểm nào trong các quan điểm được đề cập về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; hợp tác, hội nhập cùng phát triển Phần thứ 2: Tự luận (5 điểm) Câu 1 Biết 2,0 - - Nêu được khái niệm: Thế nào là chí công vô (16) tư. (1,5)
  6. - Nêu 1 ví dụ về HS thể hiện hành vi, việc làm thể hiện chí công vô tư. (0,5) Câu 2 Hiểu 1,0 - Nêu ý nghĩa của việc thực hiện tốt dân chủ và (17) kỉ luật. Câu 3 Vận 2,0 Vận dụng kiến thức đã học về chủ đề: Sống (18) dụng hội nhập (Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Hợp tác cùng phát triển) để giải quyết một tình huống đặt ra cho đúng với KT đã học. - Vận dụng thấp 1,0 điểm, vận dụng cao (Lý giải theo HS quan điểm đúng hơn) 1,0 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2