intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 9 Nội Mức độ Tổng Mạch dung/ch đánh giá TT nội dung ủ đề/bài Nhận Thông Vận Vận dụng Câu TN Câu TL Tổng điểm học biết hiểu dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Giáo 1. Sống 4 2 4.33 dục có lí 3 1/2 1 1/2 1 tưởng đạo 2. Bài 2. 4 1 3.33 đức Khoan 3 1 1/2 1/2 dung 3. Bài 3. 7 2.33 Tích cực tham gia các hoạt 3 1 3 động cộng đồng Tổng 9 1/2 3 1 3 1/2 1 15 3 18 câu Tỉ lệ % 40% 30% 10% 50% 10.0 Tỉ lệ 70% 30% 100 chung
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 TT Mạch nội dung Nội dung Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ đánh giá (Tên bài/Chủ đề) giá
  3. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Giáo dục đạo 1. Sống *Nhận biết: 3 1 đức có lí tưởng - Biết được mục 1/2TL đích, biểu hiện và hành vi của 1/2TL sống có lí tưởng. - Biết được ý nghĩa của sống có lí tưởng *Thông hiểu: 1TL - Hiểu được hành vi trái với sống có lí tưởng. - Hiểu được các việc cần làm để sống có lí tưởng. và nêu được 4 tấm gương tiêu biểu. *Vận dụng cao: - Giải quyết một
  4. tình huống cụ thể. 2. Khoan dung *Nhận biết: 3 - Biết được các biểu hiện của khoan dung; 1 - Biết ý nghĩa 1/2TL của khoan dung; 1/2TL - Nhận biết được hành vi của lòng khoan dung. *Thông hiểu: - Hiểu việc làm của bản thân để sống khoan dung *Vận dụng: - Hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ nói về lòng khoan dung.
  5. *Nhận biết: - Biết được ý nghĩa, lợi ích, biểu hiện của hoạt động cộng đồng. *Thông hiểu: - Hiểu được các việc làm không 3 mang tính cộng đồng mà thể 3. Tích cực hiện ích kỉ, hẹp tham gia các hòi 1 hoạt động cộng *Vận dụng: đồng - Xác định được những hoạt động 3 chung của cộng đồng mà học sinh có thể tham gia: về chuẩn mực đạo đức, về suy nghĩ của bản thân, đưa ra ý kiến của mình về tình huống cụ thể.
  6. Tổng 9+ 1/2TL 3+ 1TL 3+1/2TL 1TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10%
  7. Tỉ lệ chung 100%
  8. KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn: GDCD – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy làm bài Câu 1. Mục đích của sống có lí tưởng là gì? A. Tăng cường sức khỏe, kĩ năng sống. B. Được xã hội công nhận, tôn trọng. C. Đóng góp cho lợi ích cộng đồng, quốc gia. D. Giúp bản thân giàu có và khá giả hơn. Câu 2. Biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên là gì? A. Sợ khó trong học tập, không có động cơ tích cực. B. Luôn khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. C. Bị cám dỗ bởi các chất kích thích nguy hiểm. D. Đua đòi, chạy theo những xu hướng trên mạng xã hội. Câu 3: Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp? A. Dễ làm, khó bỏ. B. Phận ai người ấy lo. C. Thắng không kiêu, bại không nản. D. Nước đến chân mới nhảy. Câu 4. Biểu hiện của khoan dung là A. tính cách của người khác. B. rộng lòng tha thứ. C. sự thất bại và không chấp nhận lỗi lầm. D. sự tỏ ra thỏa hiệp mọi lúc. Câu 5. Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì? A. Có chức vị cao trong xã hội. B. Có nhiều của cải, vật chất. C. Được mọi người yêu mến, tin cậy. D. Có nhiều mối quan hệ trong xã hội. Câu 6: Hành vi nào sau đây là lòng khoan dung? A. Nhẹ nhàng chỉ bảo con cái mỗi khi con làm sai. B. Nặng lời chửi mắng em nhỏ khi em làm vỡ cốc. C. Hay chê bai, coi thường, sỉ nhục người khác D. Hay trả đũa, căm thù, khieu khích người khác Câu 7. Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cá nhân là gì? A. Giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. B. Rèn luyện kĩ năng sống, sự trưởng thành, có trách nhiệm. C. Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng. D. Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể của các lực lượng khác nhau trong cộng đồng. Câu 8. Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là A. hoạt động thể chất. B. hoạt động cộng đồng. C. hoạt động văn hóa. D. hoạt động tập thể. Câu 9. Đâu là hoạt động cộng đồng trong các ý sau? A. Lớp học nghệ thuật địa phương, câu lạc bộ dạy bơi. B. Cuộc thi thể thao hàng năm, phòng chỗng thiên tai. C. Ủng hộ quần áo, sách vở cũ cho chương trình “Tết cho trẻ em vùng cao”. D. Lớp học kĩ năng sống trên lớp, thảo luận nhóm. Câu 10. Đâu không phải là lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay? A. Phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. Tham gia các tổ chức chống phá tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh. C. Nỗ lực học tập, rèn luyện sức khỏe. D. Tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  9. Câu 11. Câu ca dao tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì? A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung. Câu 12. Trường hợp nào sau đây là sống hẹp hòi, ích kỉ? A. K không hay tham gia hoạt động ngoại khóa vì phải ở nhà chăm ông ốm. B. L xa lánh, không tiếp xúc với K vì K học kém hơn mình. C. H thường đưa T về nhà sau giờ học tối vì nhà T khá xa. D. Q thường thẳng thắn chỉ ra lỗi cho L để L có thể nhìn nhận và sửa chữa. Câu 13. Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng? A. Yêu nước, yêu tập thể. B. Rộng lượng, chân thành. C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn. Câu 14. Nhà trường H đã vận động các em học sinh cùng quyên góp quần áo, sách vở cũ để ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em suy nghĩ gì về việc làm của trường H? A. Đồng tình, vì việc làm thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. B. Không đồng tình , vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức. C. Đồng ý, vì sau hoạt động mang tiếng vang với cộng đồng. D. Không đồng tình, vì học sinh chưa kiếm ra tiền để ủng hộ. Câu 15. Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này? A. Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa. B. Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác. C. Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này. D. Khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động cộng đồng. II. TỰ LUẬN Câu 1. (2,0 điểm) Việc sống có lí tưởng mang lại ý nghĩa như thế nào? Kể tên 4 tấm gương người Việt Nam sống có lí tưởng. Câu 2. (2,0 điểm): Để trở thành người khoan dung, mỗi chúng ta cần phải làm gì? Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Chín bỏ làm mười” Câu 3. (1,0 điểm) Tình huống: Bạn An muốn trở thành một kỹ sư giỏi để xây dựng những cây cầu lớn cho đất nước. Tuy nhiên, An thường xuyên lơ là việc học, không làm bài tập và dành nhiều thời gian chơi game. Kết quả học tập của An dần giảm sút, khiến bạn ấy lo lắng. a) Theo em, hành động hiện tại của An có phù hợp với lý tưởng trở thành kỹ sư giỏi không? Tại sao? b) Nếu em là An, em sẽ làm gì để đạt được lý tưởng của mình? ---Hết---
  10. KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn: GDCD – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ B. I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau. Câu 1: Biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là A. vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. B. sống vì tiền tài danh vọng, làm giàu nhanh chóng. C. không có hoài bão ước mơ, mờ nhạt lí tưởng. D. sống thờ ơ với mọi người, sống quên quá khứ. Câu 2: Mục đích của sống có lí tưởng là gì? A. Tăng cường sức khỏe, kĩ năng sống. B. Được xã hội công nhận, tôn trọng. C. Đóng góp cho lợi ích cộng đồng, quốc gia. D. Giúp bản thân giàu có và khá giả hơn. Câu 3: Trước những cám dỗ tầm thường, thanh niên, học sinh trung học cơ sở cần phải như thế nào? A. Luôn vững vàng ý chí, lập trường. B. Nghe theo những lời rủ rê. C. Làm theo sự điều khiển. D. Học đòi, bắt chước. Câu 4: Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện việc sống có lí tưởng? A. Chưa cần lên kế hoạch học tập, rèn luyện sớm. B. Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch thực hiện sống có lí tưởng từ nhỏ. C. Chăm lo học tập, không cần tham gia các hoạt động ngoại khóa. D. Tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống phá chủ trương của Đảng và nhà nước. Câu 5: Người khoan dung sẽ nhận được điều gì? A. Có chức vị cao trong xã hội. B. Có nhiều của cải, vật chất. C. Được mọi người yêu mến, tin cậy. D. Có nhiều mối quan hệ trong xã hội. Câu 6: Hành vi nào sau đây là khoan dung? A. Nhẹ nhàng chỉ bảo con cái mỗi khi con làm sai. B. Nặng lời chửi mắng em nhỏ khi em làm vỡ cốc. C. Hay chê bai, dè biểu khuyết điểm người khác. D. Hãy trả đũa khi người khác làm sai với mình. Câu 7: Nhận định nào sau đây sai khi nói về khoan dung? A. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. B. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành. C. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ không lành mạnh. D. Người khoan dung được mọi người yêu quý. Câu 8: Khi bạn gặp một quan điểm khác biệt với của mình, bạn sẽ làm gì? A. Quay lưng và không nói chuyện. B. Thảo luận một cách lịch sự và tôn trọng. C. Chỉ trích và sẵn sàng công kích. D. Giữ im lặng và không biểu lộ ý kiến. Câu 9: Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân hoặc tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Hoạt động ngoại giao. B. Hoạt động kinh tế. C. Hoạt động cộng đồng. D. Hoạt động khoa học. Câu 10: Đối với cá nhân, hoạt động cộng đồng giúp các cá nhân A. thu được nhiều lợi nhuận. B. được thăng quan, tiến chức. C. được bổ sung quyền lực. D. được mở rộng hiểu biết.
  11. Câu 11: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động cộng đồng? A. Mở lớp học nghệ thuật truyền thống. B. Hội khỏe Phù đổng cấp tỉnh. C. Ủng hộ quần áo cho trẻ em nghèo. D. Hướng dẫn người nghèo vay vốn. Câu 12: Mục đích của hoạt động cộng đồng là gì? A. Mở rộng tầm hiểu biết cho con người. B. Rèn luyện kĩ năng sống. C. Mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. D. Phát huy truyền thống văn hóa. Câu 13: Nhận định nào đúng khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia? A. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia. B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác. C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia. D. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân. Câu 14: Hoạt động nào không phải là hoạt động cộng đồng? A. Tham gia các tổ chức mua bán, vận chuyển chất cấm. B. Ủng hộ quần áo cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt. C. Tham gia chương trình “Hiến máu nhân đạo”. D. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan khu xóm. Câu 15: Nhà trường A đã vận động các em học sinh cùng quyên góp sách vở cũ để ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em suy nghĩ gì về việc làm của trường A? A. Đồng ý, đây là việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm nhà trường với cộng đồng. B. Không đồng ý với việc làm trên, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức. C. Đồng tình, vì sau hoạt động này sẽ mang lại tiếng vang cho nhà trường. D. Không đồng tình, vì học sinh chưa thực sự kiếm ra tiền để ủng hộ. I. TỰ LUẬN (5.0 điểm). Câu 1 (2 điểm) a. Nêu ý nghĩa của sống có lý tưởng. b. Lí tưởng sống của bản thân em hiện nay là gì? Em cần phải xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân như thế nào để đạt được lí tưởng trên? Câu 2 (2 điểm) Câu 2. (2,0 điểm): Để trở thành người khoan dung, mỗi chúng ta cần phải làm gì? Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Giơ cao đánh khẽ” Câu 3 (1 điểm) Bạn Nam muốn trở thành một bác sĩ giỏi để khám bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, Nam thường xuyên lơ là việc học, không làm bài tập và dành nhiều thời gian chơi game. Kết quả học tập của Nam dần giảm sút, khiến bạn ấy lo lắng. a)Theo em, hành động hiện tại của Nam có phù hợp với lý tưởng trở thành bác sĩ giỏi không? Tại sao? b)Nếu em là Nam, em sẽ làm gì để đạt được lý tưởng của mình? =hết=
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD9 ĐỀ A. I.TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Mỗi lựa chọn đúng ghi 0,33 điểm (3 câu đúng được ghi 1,0 điểm). Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 u Đ/A C B C B C A B A C B D B C A D II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT Đ
  13. * Ý nghĩa của việc sống có lí tưởng: 1 - Định hướng cho hành động: Lí tưởng giúp con người điểm có định hướng rõ ràng trong cuộc sống, biết được mình nên làm gì và phấn đấu vì điều gì. (0.5đ) - Động lực vượt qua khó khăn: Lí tưởng sống là nguồn Câu 1 động lực mạnh mẽ giúp con người vượt qua khó khăn, (2 điểm) thử thách. (0,25đ) - Giá trị của bản thân: Sống có lí tưởng giúp con người nhận thức được giá trị của bản thân, phát huy tối đa 1 năng lực cá nhân. (0,25đ) điểm *4 tấm gương: Hồ Chủ Tịch; Nguyễn Ngọc Kí, Võ Thị Sáu, Nguyễn Phú Trọng… *Cách rèn luyện lòng khoan dung: 1 - Học cách lắng nghe và thấu hiểu: Lắng nghe người điểm khác một cách chân thành, cố gắng hiểu được lý do và hoàn cảnh của họ trước khi đưa ra phán xét. (0,25đ) - Rèn luyện tính kiên nhẫn: Kiên nhẫn với người khác, không nóng giận hay phán xét quá nhanh. (0,25đ) - Biết tha thứ và bỏ qua: Tập bỏ qua những điều nhỏ nhặt, không cần thiết giữ lại trong lòng những hiềm Câu 2 khích, xích mích. (0,25đ) (2 điểm) - Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Sử dụng lời nói một cách nhẹ nhàng, tích cực, tránh gây tổn thương cho người khác. (0,25đ) *"Chín bỏ làm mười"Ý nghĩa: Câu tục ngữ này khuyên 1 con người nên nhường nhịn, bỏ qua những lỗi lầm nhỏ điểm nhặt để giữ hòa khí, tránh mâu thuẫn. Lòng khoan dung thể hiện qua việc biết bỏ qua những điều không đáng để gìn giữ sự hòa thuận. *Hành động hiện tại của An không phù hợp với lý 1 tưởng trở thành kỹ sư giỏi. (0.25đ) điểm Lý do: Để trở thành kỹ sư giỏi, An cần tập trung học tập và chăm chỉ. Việc lơ là học tập và chơi game nhiều khiến Câu 3 An không đạt được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho (1 điểm) nghề nghiệp tương lai. (0,25đ) *Nếu em là An, em sẽ: - Tập trung học tập: Đặt thời gian học tập nghiêm túc và hoàn thành bài tập đầy đủ. (0,25đ) - Lên kế hoạch học tập: Xây dựng thời gian biểu rõ ràng, cân bằng giữa học tập và giải trí. (0,25đ) ….. Có thể có cách diễn đạt khác hay, phù hợp ĐỀ B Phần I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,5 điểm
  14. Câu 6 7 8 9 1 11 1 1 1 15 1 2 3 4 5 0 2 3 4 Đáp án A B A B C A C B C D C C D A A Phần II. TỰ LUẬN( 5 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm 1 a. HS nêu được ý nghĩa của sống có lí tưởng 1.0 Sống có lí tưởng giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu của bản thân, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng và tin tưởng. b. - HS xác định được lí tưởng sống đúng đắn của mình hiện nay. 0.25 - HS trình bày được kế hoạch hành động hợp lí, phù hợp với lí tưởng sống đã nêu. Gợi ý: 0.75 + Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình. + Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn. + Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. HS trình bày mỗi ý đúng ghi 0.25 điểm 2 - Giải thích giá trị của khoan dung: 2.0 + Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy. + Người được tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt. + Nhờ có lòng khoan dung mối quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp hơn. * Mức 1 (2.0 điểm): HS trả lời đúng, đầy đủ. * Mức 2 (1.0-1.75 điểm): HS trả lời đúng 2 trong 3 ý trên. * Mức 3 (0.75 điểm): HS trả lời đúng 1 trong 3 ý trên. * Mức 4 (0 điểm): HS trả lời sai hoặc không trả lời. 3 *Hành động hiện tại của An không phù hợp với lý tưởng trở thành kỹ sư giỏi. (0.25đ) 0.5 Lý do: Để trở thành bác sĩ giỏi, Nam cần tập trung học tập và chăm chỉ. Việc lơ là học tập và chơi game nhiều khiến Nam không đạt được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai. (0,25đ) *Nếu em là Nam, em sẽ: - Tập trung học tập: Đặt thời gian học tập nghiêm túc và hoàn thành bài tập đầy đủ. (0,25đ)
  15. - Lên kế hoạch học tập: Xây dựng thời gian biểu rõ 0.5 ràng, cân bằng giữa học tập và giải trí. (0,25đ) ….. Có thể có cách diễn đạt khác hay, phù hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2