intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2023 - 2024 Môn: Giáo dục địa phương 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: …./…./2023 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá của Hà Nội từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XVI. - Kể tên được các loại hình di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở thành phố Hà Nội. - Giới thiệu được những giá trị của di sản văn hóa vật thể ở thành phố Hà Nội cho người thân và cộng đồng. 2. Kĩ năng: - Biết sắp xếp hợp lí bố cục bài kiểm tra. - Kỹ năng tìm hiểu - khai thác thông tin để tìm hiểu một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Hà Nội. 3. Phẩm chất: - Tự hào về truyền thống lịch sử Hà Nội trong sự phát triển của lịch sử dân tộc. - Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về những di sản văn hóa phi vật thể ở Hà Nội. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Làm bài viết trên giấy kiểm tra III. ĐỀ BÀI: Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá ở Kinh thành Thăng Long từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV? Câu 2: Viết một đoạn văn (10 - 15 dòng) giới thiệu một di sản văn hoá phi vật thể ở thành phố Hà Nội mà em yêu thích theo các gợi ý sau: TÊN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ - Địa điểm; - Những đặc điểm tiêu biểu; - Giá trị của di sản (ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, kiến trúc); - Thời gian được UNESCO ghi danh.
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học: 2023 - 2024 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Giáo dục địa phương 7 1. Nội dung: Đạt Viết đúng nội dung yêu cầu của đề bài * Gợi ý: Câu 1: Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá ở Kinh thành Thăng Long từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV: a) Tình hình chính trị - Cuối năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua và lập nên nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long. - Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ. Nhà vua cho xây dựng kinh đô ở Tây Đô (Thanh Hoá), Thăng Long được đổi tên là Đông Đô. - Năm 1407, sau thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh, Đông Đô bị đổi tên thành Đông Quan. b) Tình hình kinh tế - Nông nghiệp: Phía tây Kinh thành Thăng Long có nhiều làng nghề nông nghiệp như làng hoa Ngọc Hà, làng thuốc Đại Yên,… - Thủ công nghiệp: Nhiều làng nghề thủ công nghiệp truyền thống của Thăng Long được hình thành và phát triển như làng nuôi tằm, dệt lụa Nghi Tàm (quận Tây Hồ), làng làm giấy dó Yên Thái (quận Tây Hồ), làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm),… - Thương nghiệp: Hoạt động buôn bán tại các chợ bến, phố phường diễn ra tấp nập. c) Tình hình văn hóa: - Giáo dục: Nhà Lý, nhà Trần đều chú trọng phát triển giáo dục. + Năm 1070, nhà Lý lập văn Miếu. + Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập. + Nhà Trần lập thêm Quốc học viện. việc học hành ban đầu chỉ dành cho con em hoàng tộc, sau đó mở rộng đến con quan lại và dân thường trong cả nước. - Kiến trúc:
  3. + Hoàng Thành Thăng Long được vua Lý Thái Tổ cho đắp từ năm 1010. Thành được đắp bằng đất, sau được xây ốp bằng gạch đá, phía ngoài thành có hào, mở bốn cửa về bốn phía: đông, tây, nam, bắc. + Ngoài Hoàng thành Thăng Long, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng ở Thăng Long được xây dựng như: chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền.. Câu 2: Nêu được địa điểm, những nét tiêu biểu và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể mà em yêu thích. 2. Nội dung: Chưa đạt - Viết chưa đúng nội dung yêu cầu của đề bài. - Sắp xếp nội dung bài chưa chặt chẽ, sơ sài, chưa liên hệ thực tiễn Ban giám hiệu TM Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Phan Thị Lương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2