Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Vinh Quang, Kon Tum’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Vinh Quang, Kon Tum
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG TH-THCS VINH QUANG Năm học: 2024 - 2025
Chương trình giáo dục địa phương - Lớp 8
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Chi tiết: "ghè rượu nhỏ chỉ bằng ngón tay cái, cây cần hút bằng vàng nhỏ bằng sợi dây chỉ,
uống mãi rượu vẫn không cạn" trong đoạn trích "Dăm Duông đánh Hơ Mã Tơ Nâng" khiến em liên
tưởng đến chi tiết nào trong truyện cổ tích Thạch Sanh?
A. Cây đàn. B. Chiếc rìu. C. Niêu cơm. D. Chim đại bàng.
Câu 2: Sử thi "Dăm Duông đánh Hơ Mã Tơ Nâng" của dân tộc nào?
A. Ba Na. B. Xơ -đăng.
C. Dẻ Triêng. D. Gia Rai.
Câu 3: Vì sao Duông được ông nội, thần Tơ Roh, truyền cho phép thuật?
A. Vì ông rất yêu thương Duông.
B. Vì Duông biết yêu thương giúp đỡ mọi người.
C. Vì muốn Duông trở thành người tài giỏi hơn người.
D. Vì Duông là cháu ruột.
Câu 4: Đâu là nhận định đúng nhất về vẻ đẹp của nhân vật Dăm Duông trong đoạn trích "Dăm
Duông đánh Hơ Mã Tơ Nâng"?
A. Tài giỏi, nhân hậu, mạnh mẽ, lạc quan yêu đời.
B. Tài giỏi, nhân hậu, mạnh mẽ, phi thường.
C. Tài giỏi, nhân hậu, mạnh mẽ, dũng cảm, phi thường.
D. Tài giỏi, nhân hậu, mạnh mẽ.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sử thi Xơ-đăng?
A. Ngôn ngữ hồn nhiên. B. Ngôn ngữ chất phác, mộc mạc.
C. Lời văn gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. D. Lời văn trau chuốt.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây đúng với nghệ thuật của sử thi Xơ- đăng được thể hiện qua đoạn trích
"Dăm Duông đánh Hơ Mã Tơ Nâng"
A. Xây dựng nhân vật nửa người, nửa thần. B. Sử dụng thành công các biện pháp tu từ.
C. Lập luận chặt chẽ. D. Nghệ thuật ước lệ.
Câu 7: Bài hát Dệt vải là dân ca của dân tộc nào?
A. Ba Na. B. Xơ - đăng. C. Dẻ Triêng. D. Gia Rai.
Câu 8: Cồng chiêng Tây Nguyên được làm từ nguyên liệu gì?
A. Sắt. B. Nhôm. C. Đồng thau. D. Chì.
Câu 9: Nguồn gốc cồng chiêng có từ kì thời nào?
A. Trung đại. B. Cổ đại. C. Thời kì chống Mĩ. D. Thời kì chống Pháp.
Câu 10: Nhận xét nào sau đây đúng với giai điệu bài hát Dệt vải (dân ca Ba na)?
A. Vui tươi, rộn ràng, trong sáng. B. Trầm lắng, thiết tha.
C. Nhẹ nhàng sâu lắng. D. Buồn, da diết.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy kể tên 4 lễ hội của người dân tộc Xơ- đăng mà em biết?
Câu 2: Trình bày ý nghĩa của đoạn trích "Dăm Duông đánh Hơ Mã Tơ Nâng".
-----------Hết------------
UBND THÀNH PHỐ KON TUM HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG TH &THCS VINH QUANG BÀI KIỂM TRA GIÁ GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2024 - 2025
- Chương trình giáo dục địa phương - Lớp 8
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Trắc 1C, 2B, 3B, 4C, 5D, 6B, 7A, 8C, 9B, 10A - Đạt: Học sinh thực hiện đúng và
nghiệm được ½ nội dung yêu cầu so với đáp
án trở lên.
Tự luận Câu 1: Kể tên 4 lễ hội của người dân tộc
- Chưa đạt: Bài làm chưa đúng và
Xơ-đăng mà em biết:
chưa đạt được ½ nội dung yêu cầu so
+ Lễ Chúc sức khỏe.
với đáp án.
+ Lễ Mừng nhà mới.
- Với những bài làm có kiến giải
+ Lễ Mừng cơm mới.
riêng so với đáp án, nhưng hợp lí thì
+ Lễ Ăn trâu tạ ơn.
Lưu ý: Có rất nhiều lễ hội học sinh có thể kể tên khác GV cần linh hoạt.
nhau nhưng yêu cầu đúng với lễ hội của người Xơ-đăng,
giáo viên linh hoạt đánh giá sao cho phù hợp
Câu 2: Đoạn trích thể hiện ước mơ của người
Xơ Đăng xưa về một cuộc sống ấm no và yên
ổn; ước mơ về một anh hùng lí tưởng, tài năng
có thể chiến đấu chống lại mọi cái xấu, cái ác
bảo về buôn làng.
Lãnh đạo nhà trường duyệt Tổ chuyên môn duyệt Giáo viên ra đề
Lê Thị Loan
Đặng Thi Hương
Phan Thị Minh Quyên