Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thanh Am, Long Biên
lượt xem 0
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thanh Am, Long Biên” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thanh Am, Long Biên
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 8 NĂM HỌC 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 45 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * Thăng long - Hà Nội từ thời Mạc đến thời Tây Sơn * Kì tích - Những thắng lợi vẻ vang trong kháng chiến chống ngoại xâm trên địa bàn Hà Nội (Thế kỷ XVIII) * Thăng long - Hà Nội từ năm 1802 đến năm 1918 2. Năng lực: * Năng lực chuyên biệt: + Nắm được những nguyên nhân chính và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. + Nắm được tình hình chính trị, kinh tế và văn hoá Thăng Long từ thời Mạc đến thời Tây Sơn. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử vào thực tiễn cuộc sống. * Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực trong học tập và hoàn thành bài kiểm tra. - Trung thực trong khi làm bài. II. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (đính kèm trang sau) III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA (đính kèm trang sau) IV. ĐỀ KIỂM TRA (đính kèm trang sau) V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM(đính kèm trang sau)
- II. KHUNG MA TRẬN Tổng Mức độ nhận thức TT Nội dung/đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1 Thăng long - Hà Nội từ thời Mạc đến thời 4 0 0 0 0 0 4 Tây Sơn 2 Kì tích - Những thắng lợi vẻ vang trong kháng chiến 0 0 1 0 0 1* 2 chống ngoại xâm trên địa bàn Hà Nội (Thế kỷ XVIII) 3 Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 đến 4 0 1 1* 0 0 6 năm 1918 Tổng số câu 8 0 2 1 0 1* 12 Điểm số 4.0 4.0 0 2.0 10 Tỉ lệ chung 40% 40% 20% 100% III. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Chủ đề Nhận Thông Vận thức biết hiểu dụng Thăng long - Thăng long - Nhận biết: Hà Nội từ Hà Nội từ - Nhận biết những nét chính về 4TN thời Mạc đến thời Mạc đến tình hình chính trị Thăng Long thời Tây Sơn thời Tây Sơn thời Mạc và thời vua Lê -chúa Trịnh. - Nhận biết được nét chính về tình hình chính trị, kinh tế Thăng Long thời Tây Sơn. - Biết được những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển của kinh tế Thăng Long thời Mạc và thời Lê - Trịnh.
- Kì tích - Kì tích - Thông hiểu: Trình bày được 1 TN Những thắng Những thắng những chiến công lớn, quyết lợi vẻ vang lợi vẻ vang định trong cuộc kháng chiến trong kháng trong kháng chống ngoại xâm (quân Thanh) chiến chống chiến chống trên vùng đất Hà Nội cuối thế kỉ ngoại xâm ngoại xâm XVIII. trên địa bàn trên địa bàn Vận dụng: Xác định được Hà Nội (Thế Hà Nội (Thế 1TL nguyên nhân thắng lợi và ý kỷ XVIII) kỷ XVIII) nghĩa lịch sử Thăng Long Thăng Long Nhận biết: 4TN - Hà Nội từ - Hà Nội từ - Nhận biết được một số nét năm 1802 đến năm 1802 chính về tình hình chính trị, năm 1918 đến năm kinh tế, văn hoá Thăng Long 1918 đầu thời Nguyễn. - Nhận biết được nét chính về tình hình chính trị, kinh tế Thăng Long thời Tây Sơn. - Biết được những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển của kinh tế Thăng Long thời Mạc và thời Lê - Trịnh. Thông hiểu: Trình bày được 1TN những thay đổi của Hà Nội cuối 1TL thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 8 NĂM HỌC: 2024 – 2025 Ngày kiểm tra: 30/10/2024 Mã đề: GDĐP8-GKI-01 Thời gian: 45 phút A. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1. Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Hà Nội kháng Pháp lần thứ nhất? A. Cao Bá Quát. C. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. D. Lương Văn Can. Câu 2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục được triển khai với mục đích gì? A. Chiến đấu chống lại thực dân Pháp. B. Tuyên truyền, cải cách văn hóa xã hội, giáo dục tinh thần yêu nước. C. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lenin. D. Tuyên truyền, cải cách chính trị, kêu gọi mọi người chống lại những áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Câu 3. Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến ra Đàng Ngoài nhằm mục đích nào? A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. B. Ép vua Lê nhường ngôi. C. Kháng chiến chống quân Thanh. D. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Câu 4. Sau khi nhà Mạc sụp đổ, chính quyền phong kiến Đàng Trong thuộc thế lực nào? A. Chúa Nguyễn. B. Chúa Vũ. C. Vua Lê – chúa Trịnh. D. Vua Lê – chúa Nguyễn. Câu 5. Triều Mạc ba lần đắp thêm luỹ ngoài thành Đại La nhằm mục đích gì? A. Phát triển nông nghiệp. B. Bảo vệ kinh thành. C. Chống lũ lụt. D. Tạo dựng cảnh quan kinh thành. Câu 6. Khi vua Minh Mạng bỏ các trấn, thành lập tỉnh Hà Nội thì khi đó tỉnh gồm những khu vực nào? A. Thành Thăng Long cũ, huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân. B. Thành Thăng Long cũ, huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, Khoái Châu. C. Thành Thăng Long cũ, huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, Thường Tín, Khoái Châu. D. Thành Thăng Long cũ, huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, Khoái Châu, Lý Nhân. Câu 7. Trong hoàng cung, vua Lê Hiển Tông rất thích xem nghệ thuật biểu diễn nào? A. Tuồng chèo. B. Quan họ. C. Cải lương. D. Nhã nhạc. Câu 8. Ngày 5/11/1873, ai đã chỉ huy quân Pháp tiến đánh Hà Nội? A. Gác-ni-ê. C. Na-va. B. Ri-vi-e. D. Đờ-cát. Câu 9. Trận Cầu Giấy lần thứ 2 diễn ra vào năm bao nhiêu? A. 1881 C. 1883 B. 1882 D. 1884 Câu 10. Năm 1749, Trịnh Doanh ra lệnh đắp lại vòng thành ngoài dựa theo thành Đại La cũ và gọi tên là
- A. Thành Đại Đô. B. Thành Đông Đô. C. Thành Tây Đô. D. Thành Đông Quan. B. Phần tự luận: ( 5.0 điểm) Câu 11 (2 điểm). Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Câu 12 (3 điểm). Thăng Long- Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn có những gì thay đổi? Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế - xã hội của Thăng Long- Hà Nội đầu thế kỉ XX. --------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2024 – 2025 MÔN: GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 8 Mã đề: GDĐP8-GKI-01 Thời gian: 45 phút A/ Phần trắc nghiệm (mỗi ý đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B D D B A A A C A B/ Phần tự luận Câu Nội dung cần đạt Điểm 11 * Nêu được hai nguyên nhân thắng lợi chính: 1.0 - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. * Ý nghĩa lịch sử - Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 1.0 - Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. - Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm. 12 * Những thay đổi dưới thời nhà Nguyễn: 1.0 - Năm 1802, nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (Huế), Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành. - Năm 1803-1805, Gia Long ra lệnh phá thành cũ, xây một tòa thành mới. - Năm 1831 Minh Mạng thành lập tỉnh Hà Nội (thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây cùng ba phủ Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam). * Những chuyển biến về kinh tế-xã hội: 2.0 - Hà Nội vẫn là trung tâm kinh tế, có hai xu hướng: Nông thôn hóa và Đô thị hóa. - Văn hóa: + Các công trình tiêu biểu: Đền Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài nghiên… + Các danh nhân: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Quan… BGH DUYỆT TỔ NHÓM CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Tám Nguyễn Thị Hồng Nhung Đỗ Minh Phương
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 8 NĂM HỌC: 2024 – 2025 Ngày kiểm tra: 30/10/2024 Mã đề: GDĐP8-GKI-02 Thời gian: 45 phút A. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1. Trong hoàng cung, vua Lê Hiển Tông rất thích xem nghệ thuật biểu diễn nào? A. Tuồng chèo. B. Quan họ. C. Cải lương. D. Nhã nhạc. Câu 2. Trận Cầu Giấy lần thứ 2 diễn ra vào năm bao nhiêu? A. 1881 B. 1882 C. 1883 D. 1884 Câu 3. Ngày 5/11/1873, ai đã chỉ huy quân Pháp tiến đánh Hà Nội? A. Na-va. C. Gác-ni-ê. B. Ri-vi-e. D. Đờ-cát. Câu 4. Năm 1749, Trịnh Doanh ra lệnh đắp lại vòng thành ngoài dựa theo thành Đại La cũ và gọi tên là: A. Thành Đại Đô. B. Thành Đông Đô. C. Thành Tây Đô. D. Thành Đông Quan. Câu 5. Triều Mạc ba lần đắp thêm luỹ ngoài thành Đại La nhằm mục đích gì? A. Phát triển nông nghiệp. B. Bảo vệ kinh thành. C. Chống lũ lụt. D. Tạo dựng cảnh quan kinh thành. Câu 6. Khi vua Minh Mạng bỏ các trấn, thành lập tỉnh Hà Nội thì khi đó tỉnh gồm những khu vực nào? A. Thành Thăng Long cũ, huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân. B. Thành Thăng Long cũ, huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, Khoái Châu. C. Thành Thăng Long cũ, huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, Thường Tín, Khoái Châu. D. Thành Thăng Long cũ, huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, Khoái Châu, Lý Nhân. Câu 7. Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Hà Nội kháng Pháp lần thứ nhất? A. Cao Bá Quát. C. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. D. Lương Văn Can. Câu 8. Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến ra Đàng Ngoài nhằm mục đích nào? A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. B. Ép vua Lê nhường ngôi. C. Kháng chiến chống quân Thanh. D. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Câu 9. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục được triển khai với mục đích gì? A. Chiến đấu chống lại thực dân Pháp. B. Tuyên truyền, cải cách văn hóa xã hội, giáo dục tinh thần yêu nước. C. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lenin. D. Tuyên truyền, cải cách chính trị, kêu gọi mọi người chống lại những áp bức bóc lột của thực dân Pháp.
- Câu 10. Sau khi nhà Mạc sụp đổ, chính quyền phong kiến Đàng Trong thuộc thế lực nào? A. Chúa Nguyễn. B. Chúa Vũ. C. Vua Lê – chúa Trịnh. D. Vua Lê – chúa Nguyễn. B. Phần tự luận: (5.0 điểm) Câu 11 (3 điểm). Thăng Long- Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn có những gì thay đổi? Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế - xã hội của Thăng Long- Hà Nội đầu thế kỉ XX. Câu 12 (2 điểm). Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. --------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 Năm học: 2024 – 2025 MÔN: Giáo dục địa phương 8 Mã đề: GDĐP8-GKI-02 Thời gian: 45 phút A/ Phần trắc nghiệm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C C A B A B D B D B/ Phần tự luận Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 11 * Những thay đổi dưới thời nhà Nguyễn: 1.0 - Năm 1802, nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (Huế), Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành. - Năm 1803-1805, Gia Long ra lệnh phá thành cũ, xây một tòa thành mới. - Năm 1831 Minh Mạng thành lập tỉnh Hà Nội (thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây cùng ba phủ Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam). 2.0 * Những chuyển biến về kinh tế-xã hội: - Hà Nội vẫn là trung tâm kinh tế, có hai xu hướng: Nông thôn hóa và Đô thị hóa. - Văn hóa: + Các công trình tiêu biểu: Đền Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài nghiên… + Các danh nhân: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Quan… Câu 12 * Nêu được hai nguyên nhân thắng lợi chính: 1.0 - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. * Ý nghĩa lịch sử - Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - 1.0 Trịnh - Lê - Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. - Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm. BGH DUYỆT TỔ NHÓM CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Dương Thị Tám Nguyễn Thị Hồng Nhung Đỗ Minh Phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 185 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 192 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn