intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ SỬ- GDCD NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: GDKT & PL 10 Ngày kiểm tra: ... /.../2023 (Đề gồm có 03 trang) Thời gian: 45 phút (Không kể thờigian giao đề) Họ và tên:..................................................................... Lớp: ......................... Mã đề 101 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7.0 điểm): Câu 1. Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị trường? A. Chức năng điều tiết. B. Chức năng thừa nhận. C. Chức năng hạn chế. D. Chức năng thông tin. Câu 2. Các doanh nghiệp sx giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sx là đang đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật nào? A. giá cả. B. cung - cầu. C. cạnh tranh. D. lợi nhuận. Câu 3. Nếu muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản phải làm là gì? A. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều. B. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. C. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. D. Chú trọng đến năng suất lao động. Câu 4. Một trong những nhược điểm của cơ chế thị trường là A. Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái. B. Kích thích tính năng động của chủ thể. C. Luôn ổn định, bình ổn giá. D. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế. Câu 5. Những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì? A. Chủ thể trung gian. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể nhà nước. D. Chủ thể sản xuất. Câu 6. Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư theo công nghệ in ấn mới để có thêm những sản phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập vở học sinh tại địa phương. Trong trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường? A. Chức năng điều tiết hạn chế B. Chức năng thông tin. C. Chức năng thừa nhận. D. Chức năng điều tiết, kích thích. Câu 7. Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường? A. Là lĩnh vực trao đổi trao đổi, mua bán. B. Người mua, người bán là một trong những nhân tố của thị trường. C. Chỉ có người sản xuất hàng hóa mới cần đến thị trường. D. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán. Câu 8. Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì? A. Kinh phí dự trù. B. Kinh phí phát sinh. C. Ngân sách nhà nước. D. Thuế. Mã đề 101 Trang 1/4
  2. Câu 9. Học xong lớp 12, N tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng bao nhiêu và định giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Thị trường. B. Người sản xuất. C. Nhà nước. D. Người làm dịch vụ. Câu 10. Loại quỹ nào sau đây không thuộc ngân sách nhà nước? A. Quỹ bình ổn giá xăng dầu. B. Quỹ dự trữ tài chính. C. Quỹ an sinh xã hội. D. Quỹ bảo vệ môi trường. Câu 11. Hoạt động sản xuất là quá trình con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của ? A. Đời sống người tiêu dùng. B. Đời sống xã hội. C. Đời sống nhà đầu tư. D. Đời sống nhà sản xuất. Câu 12. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó gọi là gì? A. Giá cả thị trường. B. Lợi nhuận. C. Giá cả hàng hóa. D. Giá cạnh tranh. Câu 13. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì? A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Giá cả hàng hóa. D. Giá cả thị trường. Câu 14. Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ được gọi là gì? A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Hoạt động mua bán. D. Kinh tế. Câu 15. Công ty môi giới việc làm A lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, Công ty A đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể nhà nước. D. Chủ thể trung gian. Câu 16. Nguồn thu nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách nhà nước? A. Thu nội địa. B. Thu từ dầu thô. C. Thu từ xuất, nhập khẩu. D. Thu viện trợ. Câu 17. Dựa nào chức năng nào của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất? A. Chức năng định giá. B. Chức năng điều tiết sản xuất. C. Chức năng thừa nhận. D. Chức năng thông tin. Câu 18. Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế. A. Chủ thể nhà nước. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể sản xuất. Câu 19. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là gì? A. Hoạt động tiêu dùng. B. Hoạt động phân phối. C. Hoạt động trao đổi. D. Hoạt động sản xuất. Câu 20. Ngân sách nhà nước do cơ quan nào quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước? A. Chính phủ. B. Chính quyền địa phương. C. Quốc hội. D. Chủ tịch nước. Mã đề 101 Trang 1/4
  3. Câu 21. Chủ thể nào có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội? A. Chủ thể tiêu dùng. B. Chủ thể nhà nước. C. Chủ thể sản xuất. D. Chủ thể trung gian. Câu 22. Đâu không phải là một hoạt động của nền kinh tế nước ta? A. Hoạt động tiêu dùng. B. Hoạt động vui chơi, giải trí. C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động phân phối. Câu 23. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán gọi là gì? A. Giá cạnh tranh. B. Giá cả thị trường. C. Lợi nhuận. D. Giá cả hàng hóa. Câu 24. Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được gọi là gì? A. Hoạt động trao đổi. B. Hoạt động sản xuất. C. Hoạt động phân phối. D. Hoạt động tiêu dùng. Câu 25. Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là hoạt động kinh tế nào? A. Hoạt động trao đổi. B. Hoạt động tiêu dùng. C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động phân phối. Câu 26. Các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể nhà nước. C. chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian. Câu 27. Trong quy định cơ bản về quyền công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước không thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Được cung cấp thông tin về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật. B. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. C. Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. D. Được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật. Câu 28. Mục đích chính của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì? A. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của cá nhân. B. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của tổ chức. C. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. D. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm): Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào là tiêu dùng an toàn? Để thực hiện tiêu dùng an toàn, vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất được thể hiện như thế nào? Câu 2(1 điểm): Em hãy đọc trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Kênh xuất khẩu phần lớn dưới hình thức nguyên liệu thô (cà phê nhân) chiếm đến 95% sản lượng cà phê sản xuất ra. Các doanh nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ cà phê nhân để chế biến ra cà phê rang xay, cà phê hoà tan, cà phê hoà tan 3 trong 1,... Những sản phẩm này được xuất khẩu đi một số quốc gia trên thế giới hoặc tiêu thụ nội địa. Trong bối cảnh chuyển đổi số nền kinh tế, bên cạnh các kênh giao dịch truyền thống trực tiếp của thị trường cà phê thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê sử dụng sản giao dịch điện tử để kết nối với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Em hãy chỉ ra sự khác biệt về chủ thể tham gia mua bán đối với cà phê nhân và cà phê hoà tan. Hai loại sản phẩm cà phê đó được trao đổi trên những loại thị trường nào? Mã đề 101 Trang 1/4
  4. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 1/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1