intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN KT - PL LỚP 11 Mã đề 001 Họ tên : .......................................................................... Lớp : ................... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng nào sau đây? A. Thiếu hụt lao động. B. Cân bằng lao động. C. Khủng hoảng kinh tế. D. Thất nghiệp gia tăng. Câu 2: Theo em nguyên nhân chính nào sau đây dẫn tới thất nghiệp? A. Nguyên nhân chủ quan và khách quan. B. Nguyên nhân bị kỷ luật lao động. C. Nguyên nhân không tìm được việc làm. D. Nguyên nhân bị cho thôi việc. Câu 3: Trong trường hợp lạm phát tăng nhanh Nhà nước làm gì để hỗ trợ người dân ứng phó với tình hình khó khăn trước mắt? A. Sử dụng nguồn dự trữ quốc gia. B. Tăng các chi tiêu công. C. Bỏ ngỏ thị trường. D. Phát hành thêm tiền tệ. Câu 4: Việc thất nghiệp tăng lên nhanh chóng làm ảnh hưởng và gây lãng phí đến nguồn lực lao động của xã hội là hậu quả của thất nghiệp đối với A. chính trị - xã hội. B. nền kinh tế. C. doanh nghiệp. D. người kinh doanh. Câu 5: Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng nào sau đây? A. Cân bằng về lao động. B. Thất nghiệp gia tăng. C. Thiếu hụt lao động. D. Khủng hoảng kinh tế. Câu 6: Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, không ảnh hưởng quá tiêu cực tới nền kinh tế và xã hội thì người ta gọi trường hợp đó là nền kinh tế đang trong giai đoạn nào? A. Nền kinh tế chậm phát triển. B. Nền kinh tế ổn định. C. Nền kinh tế bất ổn. D. Nền kinh tế phát triển. Câu 7: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật trong quan hệ lao động và tìm kiếm việc làm? A. Mọi người đều có quyền giúp đở nhau trong công việc. B. Không được phân biệt đối xử về giới tính trong khi làm việc. C. Lạm dụng sức lao động trẻ em để thu lợi nhuận. D. Mọi người đều có ý kiến khi được phân công công việc. Câu 8: Đối với các nhân lực bị mất việc làm do chưa có kinh nghiệm làm việc với máy móc ở trình độ cao, Nhà nước cần làm gì để hỗ trợ người lao động sớm tìm được việc làm phù hợp với bản thân? A. Tổ chức các khóa đào tạo kĩ năng nghề nghiệp. B. Hỗ trợ người sử dụng lao động vốn để tiếp tục trả lương. C. Yêu cầu các doanh nghiệp tuyển thêm nhiều nhân viên. D. Khuyến khích người lao động về quê phát triển. Trang 1/4 - Mã đề 001 -
  2. Câu 9: Khi mức lương cơ bản của người lao động được nâng lên theo lộ trình thì rất dễ dẫn đến hiện tượng lạm phát xảy ra trong đời sống xã hội vì khi đó A. giá cả hàng hóa ổn định. B. giá cả hàng hóa giảm. C. hàng hóa khan hiếm. D. giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng. Câu 10: Trong đời sống xã hội, thất nghiệp được chia thành những loại nào sau đây? A. Thất nghiệp theo nguồn gốc và thất nghiệp theo tính chất. B. Thất nghiệp theo tự nhiên và thất nghiệp theo chu kì. C. Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. D. Thất nghiệp theo thời vụ và thất nghiệp mang tính tạm thời. Câu 11: Tình trạng khủng hoảng kinh tế xảy ra khi nào? A. Giá cả tăng vượt xa mức lạm phát phi mã. B. Giá cả tăng lên không đáng kể. C. Giá cả các mặt hàng, dịch vụ ổn định. D. Khi cung lớn hơn cầu. Câu 12: Để tìm được việc làm phù hợp với bản thân, học sinh cần trang bị cho mình những gì? A. Kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, trau rồi kĩ năng về việc làm. B. Không cần tìm hiểu thông tin về việc làm. C. Chỉ ưu tiên học về các chuyên ngành của mình. D. Không quan tâm đến xu thế của thị trường việc làm. Câu 13: Hình thức tăng mức giá chung của các hàng hóa, dịch vụ trong thời gian nhất định là nội dung của khái niệm A. lạm phát. B. hàng hóa. C. thị trường. D. cạnh tranh. Câu 14: Hoạt động nào sau đây của con người được coi là việc làm? A. Đi phụ hồ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. B. Làm việc cho tổ chức buôn bán người qua biên giơi. C. Canh gác cho các đối tượng đánh bài ăn tiền. D. Buôn bán hàng hóa kém chất lượng để tăng thu nhập. Câu 15: Theo em, hoạt động nào sau đây không thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp? A. Thực hiện chính sách an sinh xã hội theo quy định pháp luật. B. Tích cực hạn chế đưa ra các giải pháp kiềm chế thất nghiệp. C. Thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao. D. Hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm phù hợp với bản thân. Câu 16: Trong đời sống xã hội, tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm theo ý muốn của mình được gọi là A. lao động. B. nghề nghiệp. C. có việc làm. D. thất nghiệp. Câu 17: Các yếu tố cấu thành nên thị trường lao động là gì? A. Cung, cầu và giá cả sức lao động. B. Mục đích và mức lương lao động. C. Thị yếu của người tiêu dùng. D. Công việc cụ thể của người lao động. Trang 2/4 - Mã đề 001 -
  3. Câu 18: Trong đời sống xã hội tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả gì cho hoạt động chính trị - xã hội? A. Làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm. B. Làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. C. Ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung ứng hàng hóa. D. Gây ra những xáo trộn và mất trật tự trong xã hội. Câu 19: Trong các hoạt động lao động thì thị trường việc làm và thị trường lao động có mối quan hệ như thế nào? A. Tương tác theo chu kỳ. B. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau. C. Không liên quan đến nhau. D. Độc lập và tách biệt với nhau. Câu 20: Theo Điều 36, Luật việc làm năm 2013, dịch vụ việc làm không bao gồm: A. Tư vấn, giới thiệu việc làm. B. Điều tiết, kiểm soát đầu tư tín dụng. C. Thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động. D. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Câu 21: Lạm phát thường được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt? A. CIP. B. IPC. C. CPI. D. PCI. Câu 22: Có mấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát? A. Ba nguyên nhân. B. Hai nguyên nhân. C. Năm nguyên nhân. D. Bốn nguyên nhân. Câu 23: Người ta phân chia lạm phát dựa vào điều gì? A. Mức giá thành sản phẩm. B. Mức độ lạm phát. C. Sự nghiêm trọng. D. Thời gian xảy ra lạm phát. Câu 24: Theo em, nhà nước đóng vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp? A. Đưa ra các giải pháp để kiểm soát, kiềm chế thất nghiệp. B. Hạn chế mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh. C. Xóa bỏ các chính sách an sinh xã hội. D. Thúc đẩy tình trạng thất nghiệp gia tăng. Câu 25: Nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định là đề cập đến khái niệm nào sau đây? A. Thị trường việc làm. B. Tình trạng thất nghiệp. C. Hợp đồng lao động. D. Hoạt động sản xuất. Câu 26: Theo em, trong các việc làm sau đây việc làm nào được coi là lao động? A. Chim tha mồi về tổ. B. Chị T đang nghe nhạc. C. Anh L đang xây nhà. D. Em H đang nằm ngủ. Câu 27: Tình trạng thất nghiệp gây ra hạn chế gì cho nền kinh tế? A. Gây ra những xáo trộn trong đời sống xã hội. B. Làm cho cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp giảm. C. Tăng thu nhập cao cho người lao động. D. Thất nghiệp làm cho ngân sách nhà nước suy giảm. Câu 28: Theo em, nội dung nào sau đây thể hiện hậu quả của thất nghiệp đối với cá nhân? A. Gây ra hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình. Trang 3/4 - Mã đề 001 -
  4. B. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất. C. Làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. D. Ảnh hưởng đến kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp. II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1: Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội như thế nào? (2 điểm) Câu 2: Em có trách nhiệm gì để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp? (1 điểm) ---------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 001 -
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN KT - PL LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 phút I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 A D A C 2 A C C A 3 A B A A 4 B C C D 5 B D C C 6 B A B B 7 C A C D 8 A B B C 9 D A A A 10 A A C C 11 A B D C 12 A A C D 13 A C D A 14 A C C A 15 B B A B 16 D B B A 17 A A D A 18 D C B C 19 B B A C 20 B A A D 21 C C A D 22 A A B C 23 B C A B 24 A B A D 25 A C A A 26 C A D B 27 D C C D 28 D A D D II. Phần Tự luận Câu 1: Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội như thế nào? (2 điểm) - Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng. Giá cả các hàng hoá không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hoá, tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hoá tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường. - Giá cả hàng hoá cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khỏ khăn. Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,... 1
  6. Câu 2: Em có trách nhiệm gì để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp? (1 điểm) Đế có việc làm phù hợp, học sinh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, trau dồi các kỹ năng, nắm được xu hướng phát triển của thị trường lao động, tự đánh giá sở trường, nguyện vọng và điều kiện của bản thân để lựa chọn, dịnh hướng nghề nghiệp... ------------------------------ 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2