intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT - LỚP 11 (Đề kiểm tra có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên:................................................................. SBD:...................... Lớp 11B.... Mã đề 001 I. TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm) Câu 1. Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được lợi ích tối đa là nội dung của khái niệm A. tranh giành. B. đấu tranh. C. cạnh tranh. D. lợi tức. Câu 2. Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong A. khoảng thời gian nhất định. B. thời kỳ cố định. C. nhu cầu nhất định. D. thị trường ổn định. Câu 3. Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là A. cung. B. cầu. C. nhu cầu. D. thị trường. Câu 4. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu? A. Giá cả, lợi nhuận, sở thích, tâm lí. B. Giá bán, thu nhập, tâm lí, thị hiếu. C. Giá cả, thu nhập, tâm lí, thị hiếu, sở thích. D. Thu nhập, tâm lí, phong tục tập quán. Câu 5. Cung gắn với chủ thể kinh tế nào? A. Người tiêu dùng. B. Người sản xuất, kinh doanh C. Người mua. D. Nhà nước, các tổ chức kinh tế. Câu 6. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế luôn tranh đua với nhau để A. thu được lợi ích tối đa. B. mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. C. được lợi ích từ hoạt động trao đổi. D. mua được hàng hóa đắt hơn, chất lượng tốt hơn. Câu 7. Có bao nhiêu loại lạm phát? Đó là những loại nào? A. Có 2 loại lạm phát: lạm phát vừa phải, siêu lạm phát. B. Có 3 loại lạm phát: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát. C. Có 3 loại lạm phát: lạm phát nhẹ, lạm phát vừa, siêu lạm phát. D. Có 2 loại lạm phát: lạm phát nhẹ và siêu lạm phát. Câu 8. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp có những loại thất nghiệp nào? A. Thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kì. B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện. C. Thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tạm thời. D. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp chu kì. Câu 9. Em hãy cho biết khái niệm của thất nghiệp là gì? A. Là tình trạng người trong độ tuổi lao động tìm được việc làm phù hợp cho bản thân. B. Là tình trạng người dân đều đem sức lao động của mình cống hiến cho xã hội. 1
  2. C. Là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm. D. Là tình trạng người lao động muốn tìm công việc theo nhu cầu của bản thân. Câu 10. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng một trong những giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp là A. xây dựng thêm nhà máy, công ty để người lao động có việc làm. B. thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp. C. hỗ trợ vốn để người lao động kinh doanh. D. xả quỹ bình ổn giá để người lao động bớt khó khăn. Câu 11. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là A. lao động. B. làm việc. C. việc làm. D. khởi nghiệp. Câu 12. Nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc được gọi là A. Thị trường việc làm. B. Thị trường lao động. C. Trung tâm giới thiệu việc làm. D. Trung tâm môi giới việc làm. Câu 13. Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về A. tiền lương, điều kiện làm việc. B. việc làm, tiền lương. C. tiền tăng giờ, tiền thưởng. D. tiền công, tiền thưởng. Câu 14. Thị trường việc làm là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa việc làm giữa A. người lao động và người sử dụng lao động. B. những người lao động với nhau. C. những người sử dụng lao động với nhau. D. người lao động chân tay và người lao động trí óc. Câu 15. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là A. Lao động. B. Làm việc. C. Việc làm. D. Khởi nghiệp. Câu 16. Thị trường lao động được cấu thành bởi các yếu tố A. cung, cầu và giá cả sức lao động. B. giá cả, cạnh tranh và cầu. C. cung, cầu và giá cả thị trường. D. cạnh tranh, cung và thị trường. Câu 17. Vì sao các các chủ thể có cùng một mặt hàng trên thị trường lại có xu thế cạnh tranh quyết liệt hơn? A. Vì họ phải chia sẻ với nhau nguồn nguyên liệu. B. Vì họ có chung mục tiêu kinh doanh. C. Vì họ tránh các rủi ro, bất lợi trong quá trình sản xuất, kinh doanh. D. Vì cùng ngành nên các hình thức cạnh tranh lại vô cùng đa dạng. Câu 18. Lượng cung thịt lợn trên thị trường năm 2023 không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây? A. Chính sách của nhà nước. B. Thu nhập của người tiêu dùng. C. Số lượng người tham gia cung ứng. D. Trình độ công nghệ sản xuất. 2
  3. Câu 19. Trong nền kinh tế thị trường, lượng cung có tác động như thế nào đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ? A. Kích thích lượng cầu. B. Xác định cơ cấu của cầu. C. Xác định khối lượng của cầu. D. Không có tác động gì đến cầu. Câu 20. Quan hệ cung - cầu có vai trò như thế nào đối với chủ thể nhà nước? A. Là cơ sở để đưa ra các biện pháp góp phần bình ổn thị trường. B. Là căn cứ để quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. C. Là căn cứ giúp người dân lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp. D. Là cơ sở để lập kế hoạch nhằm đầu cơ, tích trữ hàng hóa thiết yếu. Câu 21. Vì sao tình trạng thừa tiền trong lưu thông lại có thể dẫn đến lạm phát? A. Mọi người không có đủ tiền để mua các món hàng hóa mà mình cần thiết. B. Vì số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng hóa không đáng kể. C. Vì người có quá nhiều tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua 1 đơn vị hàng hóa. D. Vì số lượng hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng là không đủ. Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của lạm phát tới đời sống kinh tế và xã hội? A. Giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. B. Giá cả hàng hóa cao làm cho mức sống của người dân giảm sút. C. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng, gây thiệt hại cho người đi vay vốn. D. Lạm phát cao, kéo dài có thể gây khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội. Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp? A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động. B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc. C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất. D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động. Câu 24. Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với mỗi cá nhân? A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn. B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định. Câu 25. Thị trường lao động và thị trường việc làm có quan hệ như thế nào? A. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau. B. Tồn tại độc lập, không có mối liên hệ gì. C. Tác động một chiều từ phía thị trường lao động. D. Tác động một chiều từ phía thị trường việc làm. Câu 26. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng nào? 3
  4. A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp. B. Thiếu hụt lực lượng lao động. C. Gây lãng phí nguồn nhân lực. D. Tạo được động lực cho nền kinh tế phát triển. Câu 27. Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động. B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động. C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình. D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm. Câu 28. Các nhà tuyển dụng có thể làm một trong các giải pháp nào sau đây để có thể tìm kiếm được lao động phù hợp với mình và giữ được họ có thể gắn bó lâu dài với công việc? A. Áp dụng các chính sách đặc biệt với công dân, nhân viên B. Áp dụng thực hiện các đãi ngộ phù hợp cho nhân viên. C. Ưu đãi mọi điều kiện đối với nhân viên. D. Có chế độ ưu tiên với người làm lợi cho doanh nghiệp. II. TỰ LUẬN (03 câu - 3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm). H vẫn luôn thắc mắc vì sao ngày xưa khi còn nhỏ chỉ cần 200 đồng là em đã có thể mua được một gói bim bim ngô rất ngon, mà bây giờ vẫn là gói Bim Bim ngô đó nhưng em phải bỏ ra số tiền là 5.000 đồng để mua nó. Câu hỏi: Em hãy giúp H hiểu vì sao sản phẩm vẫn vậy mà giá thành lại thay đổi? Câu 2. (1,0 điểm). Bạn M có đam mê với ngành công nghệ thông tin từ nhỏ, ước mơ của M là được trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin, có thể tự mình viết ra các phần mềm ứng dụng có ích cho cuộc sống. Nhưng kiến thức là vô hạn nên M đang không biết mình nên bắt đầu từ đâu để có thể đáp ứng được với các yêu cầu của thị trường lao động đề ra đối với một kĩ sư công nghệ thông tin. Câu hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên giúp M giải quyết tình huống này. Câu 3. (1,0 điểm). Đam mê với nghề làm bánh từ nhỏ, chị D mơ ước sẽ trở mở được một cửa hàng bánh ngọt cho riêng mình. Chị D đã tham gia các khóa học bồi dưỡng về cách làm bánh, vốn có tư duy sáng tạo nên chị D đã học tập và tạo được ra những mẫu bánh rất đặc biệt. Việc khó khăn nhất ở thời điểm hiện tại của chị chính là nắm bắt được thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. Chị D có tìm đọc rất nhiều thông tin trên các trang thông tin chia sẻ kinh nghiệm về nghề làm bánh. Theo em, làm thế nào để chị D có thể tạo ra được những tác phẩm bánh đặc trưng cho riêng quán của mình và thu hút được khách biết đến quán bánh? Câu hỏi: Theo em, làm thế nào để chị D có thể tạo ra được những tác phẩm bánh đặc trưng cho riêng quán của mình và thu hút được khách biết đến quán bánh? ---------------------------------------------------------- 4
  5. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT - LỚP 11 (Đề kiểm tra có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên:................................................................. SBD:...................... Lớp 11B.... Mã đề 002 I/ TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm) Câu 1. Cạnh tranh là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được A. lợi nhuận tuyệt đối. B. lợi nhuận tương đối. C. quyền lợi nhất định. D. lợi ích tối đa. Câu 2. Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian nhất định được gọi là A. cung. B. cầu. C. cạnh tranh. D. thị trường. Câu 3. Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong A. thời kỳ sản xuất hàng hóa. B. khoảng thời gian nhất định. C. thời kỳ kinh tế tự nhiên. D. nền kinh tế thị trường. Câu 4. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cung là A. giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hoá. B. giá cả những hàng hoá, dịch vụ thay thế. C. kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng. D. Giá cả, thu nhập, tâm lí, thị hiếu, sở thích. Câu 5. Cầu gắn với chủ thể kinh tế nào? A. Người tiêu dùng. B. Người sản xuất. C. Người kinh doanh. D. Các tổ chức kinh tế. Câu 6. Trong nền kinh tế thị trường để có những ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hàng hóa, các chủ thể kinh tế phải A. tranh đua với nhau. B. đoàn kết với nhau. C. hợp tác với nhau. D. đối đầu với nhau. Câu 7. Căn cứ vào mức độ lạm phát có các loại lạm phát là nào? A. Lạm phát nhẹ, lạm phát vừa phải và siêu lạm phát. B. Lạm phát vừa phải, siêu lạm phát. C .Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát. D. Lạm phát phi mã, siêu lạm phát. Câu 8. Thất nghiệp được phân chia theo mấy loại? Đó là những loại nào? A. Chia theo 2 loại: thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kì. B. Chia ra làm 2 loại: thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp theo tính chất. C. Chia làm 2 loại: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện. D. Chia làm 3 loại: thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp chu kì. Câu 9. Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm thuộc nội dung nào sau đây? A. Hậu quả của thất nghiệp. B. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. C. Khái niệm thất nghiệp. D. Các loại thất nghiệp. 1
  6. Câu 10. Để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước thường xuyên thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đưa ra các A. định hướng. B. mục tiêu. C. yêu cầu. D. giải pháp. Câu 11. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và A. lợi nhuận cho xã hội. B. được Nhà nước cấp giấy phép. C. lợi ích cho bản thân và gia đình. D. không bị pháp luật cấm. Câu 12. Thị trường lao động là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về A. việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc. B. tiền công, tiền thưởng và bảo hiểm xã hội. C. việc làm, tiền thưởng và thời gian làm việc. D. tiền tăng giờ, tiền thưởng và bảo hiểm toàn diện. Câu 13. Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là A. thị trường việc làm. B. trung tâm giới thiệu việc làm. C. thị trường lao động. D. trung tâm môi giới việc làm. Câu 14. Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua A. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm. B. trung tâm thương mại và hội chợ. C. phương tiện truyền thông và hội nghị. D. trung tâm giới thiệu việc làm và ngân hàng. Câu 15. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho A. các nhu cầu của đời sống xã hội. B. các nhu cầu của người lao động chân tay. C. các nhu cầu của người lao động trí óc. D. nhu cầu của của bản thân người lao động. Câu 16. Một trong những yếu tố cấu thành của thị trường lao động là A. giá cả sức lao động. B. giá cả thị trường. C. hàng hóa. D. tiền tệ. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế? A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh. B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế. C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi ích tối đa. D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau. Câu 18. Lượng cung bánh Trung thu cho thị trường ở nước ta năm 2023 không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây? A. Giá bán sản phẩm. B. Chính sách của nhà nước. C. Trình độ công nghệ sản xuất. D. Số lượng người tham gia cung ứng. Câu 19. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp thường có xu hướng A. tăng giá trị cá biệt của hàng hóa. B. mở rộng quy mô sản xuất. C. tăng khối lượng cung hàng hóa. D. thu hẹp quy mô sản xuất. 2
  7. Câu 20. Vì sao nhà nước phải đưa ra biện pháp và chính sách để bình ổn thị trường? A. Để khuyến khích cung tăng trường mạnh. B. Ép cho cầu phải hạ xuống. C. Để giá cả của mặt hàng, dịch vụ không bị đẩy lên quá cao. D. Giúp cho cho cung và cầu không bị đẩy lên quá cao. Câu 21. Khi lạm phát khiến các yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất tăng cao thì dẫn đến điều gì? A. Giá cả của các hàng hóa sản sản xuất ra sẽ ở mức bình ổn. B. Khi các yếu tố đầu vào tăng giá mặt hàng sản xuất ra cũng sẽ tăng giá theo. C. Mặt hàng được người tiêu dùng đón nhận nhiệt thành hơn. D. Hàng hóa được tạo ra với chất lượng thấp. Câu 22. Một doanh nghiệp đang kinh doanh bằng các yếu tố đầu vào ngoại nhập, nhiên liệu nhập vào đang ở mức giá rất cao thì công ty đó có thể bị ảnh hưởng như thế nào? A. Công ty sẽ dần bị mất đi chỗ đứng trên thị trường B. Công ty sẽ buộc phải tăng các giá thành sản phẩm của mình lên cao hơn C. Giá cả hàng sản xuất ra của công ty bị đẩy lên cao hơn, mất giảm đi lượng khách hàng D. Thực hiện được các biện pháp đón đầu trong nền kinh tế hội nhập Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp? A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc. B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật. C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có. D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Câu 24. Tình trạng thất nghiệp gây ảnh hưởng thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia? A. Nền kinh tế có đà tăng trưởng mạnh. B. Ngân sách đầu tư cho ngành tăng lên. C. Tạo được động lực cho nền kinh tế phát triển và đi lên. D. Gây lãng phí nguồn nhân lực, kinh tế bị rơi vào tình trạng suy thoái. Câu 25. Nếu người lao động không tìm được việc làm phù hợp, người tuyển dụng lao động không tìm được người phù hợp cho công việc của họ thì thị trường lao động sẽ như thế nào? A. Thị trường lao động phát triển nhanh chóng. B. Thị trường lao động chậm phát triển. C. Thị trường lao động bị mất cân bằng cung – cầu lao động. D. Thị trường lao động đạt đến trạng thái cân bằng cung – cầu lao động. Câu 26. Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái 3
  8. A. thiếu hụt lực lượng lao động. B. dư thừa lực lượng lao động. C. chênh lệch cung - cầu lao động. D. cân bằng cung - cầu lao động. Câu 27. Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ A. các phiên giao dịch việc làm. B. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm. C. mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên. D. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Câu 28. Các nhà tuyển dụng có thể làm một trong các giải pháp nào sau đây để có thể tìm kiếm được lao động phù hợp với mình và giữ được họ có thể gắn bó lâu dài với công việc? A. Áp dụng các chính sách đặc biệt với công dân, nhân viên B. Có chế độ thực hiện các đãi ngộ phù hợp cho nhân viên. C. Đáp ứng vô điều kiện đối với yêu cầu của nhân viên. D. Có chế độ ưu tiên đặc biệt với người làm việc chăm chỉ. II. TỰ LUẬN (03 câu - 3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm). H vẫn luôn thắc mắc vì sao ngày xưa khi còn nhỏ chỉ cần 200 đồng là em đã có thể mua được một gói bim bim ngô rất ngon, mà bây giờ vẫn là gói Bim Bim ngô đó nhưng em phải bỏ ra số tiền là 5.000 đồng để mua nó. Câu hỏi: Em hãy giúp H hiểu vì sao sản phẩm vẫn vậy mà giá thành lại thay đổi? Câu 2. (1,0 điểm). Bạn M có đam mê với ngành công nghệ thông tin từ nhỏ, ước mơ của M là được trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin, có thể tự mình viết ra các phần mềm ứng dụng có ích cho cuộc sống. Nhưng kiến thức là vô hạn nên M đang không biết mình nên bắt đầu từ đâu để có thể đáp ứng được với các yêu cầu của thị trường lao động đề ra đối với một kĩ sư công nghệ thông tin. Câu hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên giúp M giải quyết tình huống này. Câu 3. (1,0 điểm). Đam mê với nghề làm bánh từ nhỏ, chị D mơ ước sẽ trở mở được một cửa hàng bánh ngọt cho riêng mình. Chị D đã tham gia các khóa học bồi dưỡng về cách làm bánh, vốn có tư duy sáng tạo nên chị D đã học tập và tạo được ra những mẫu bánh rất đặc biệt. Việc khó khăn nhất ở thời điểm hiện tại của chị chính là nắm bắt được thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. Chị D có tìm đọc rất nhiều thông tin trên các trang thông tin chia sẻ kinh nghiệm về nghề làm bánh. Theo em, làm thế nào để chị D có thể tạo ra được những tác phẩm bánh đặc trưng cho riêng quán của mình và thu hút được khách biết đến quán bánh? Câu hỏi: Theo em, làm thế nào để chị D có thể tạo ra được những tác phẩm bánh đặc trưng cho riêng quán của mình và thu hút được khách biết đến quán bánh? ------------------------------------------------------------- 4
  9. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023-2024 Môn kiểm tra: KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM CÂU MÃ ĐỀ 001 MÃ ĐỀ 002 1 C D 2 A B 3 B B 4 C A 5 B A 6 A A 7 B C 8 A B 9 C C 10 B D 11 C D 12 B A 13 A C 14 A B 15 A A 16 A A 17 C B 18 B B 19 A D 20 A C 21 C B 22 C C 23 B D 24 A D 25 A C 26 A D 27 D C 28 B B
  10. II. TỰ LUẬN (03 câu - 3,0 điểm) Câu hỏi Nội dung cần đạt Điểm 1 * Giúp H hiểu sản phẩm vẫn vậy mà giá thành lại thay đổi vì: (1,0 điểm) - Nền kinh tế lạm phát gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội. - Giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao (xăng dầu, nguyên vật liệu, nhân 0,5 điểm/ý công, tiền điện….) dẫn đến tình hình vật giá ngày càng leo thang, nên để sản xuất ra một gói Bim Bim đã không còn như những năm về trước. Các doanh nghiệp phải tăng giá của sản phẩm để không bị thua lỗ. 2 * Em đưa ra lời khuyên giúp M giải quyết tình huống là: (1,0 điểm) - Là học sinh, M cần chăm chỉ học hành, nâng cao trình độ CNTT, ngoại ngữ. 0,5 điểm/ý - M nên tìm hiểu về các yêu cầu của một kĩ sư công nghệ thông tin cần là gì, tìm tòi và bổ sung các kĩ năng mà mình còn thiếu ngay từ sớm để có thể thực hiện được mơ ước. 3 * Chị D có thể tạo ra được những tác phẩm bánh đặc trưng cho riêng quán của mình và thu hút được khách biết đến quán bánh thì: (1,0 điểm) - Chị D có thể tạo nên các mẫu bánh bằng chính sự sáng tạo của mình ngoài ra có thể làm thêm các mẫu bánh theo sự yêu cầu của khách 0,5 điểm/ý hàng. - Để mọi người biết đến nhiều hơn tới tiệm bánh, chị D có thể tạo cho tiệm một trang cá nhân hoặc một trang web để có thể tiếp cận được gần hơn với khách hàng. An Lão, ngày 20 tháng 09 năm 2023 Giáo viên ra đề Đoàn Thị Huyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2