intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ&PHÁP LUẬT - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút (Không kể thời gian giao ĐỀ CHÍNH THỨC đề) (Đề có 02 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 802 A/PHẦN TRẮC NGIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Trong nền kinh tế, khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm, gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế khi đó lạm phát của nền kinh tế ở mức độ A. siêu lạm phát. B. lạm phát tượng trưng. C. lạm phát vừa phải. D. lạm phát phi mã. Câu 2: Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm A. phản đối. B. lợi tức. C. chiến tranh. D. cạnh tranh. Câu 3: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với mức giá cả nhất định trong một khoảng thời gian xác định được gọi là A. cầu. B. lạm phát. C. cung. D. thất nghiệp. Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhà sản xuất sẽ quyết định thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi A. cung giảm. B. cầu tăng. C. cung tăng. D. cầu giảm. Câu 5: Trong nền kinh tế thị trường, khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã thì nền kinh tế đó ở vào trạng thái A. lạm phát toàn diện. B. lạm phát vừa phải. C. siêu lạm phát. D. lạm phát phi mã. Câu 6: Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tương ứng với mức giá cả được xác định trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là A. cầu. B. thất nghiệp. C. lạm phát. D. cung. Câu 7: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến A. tăng vốn. B. đầu tư. C. sản xuất. D. cạnh tranh. Câu 8: Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về A. điều kiện sản xuất. B. giá trị thặng dư. C. nguồn gốc nhân thân. D. quan hệ tài sản. Câu 9: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. cung cầu. B. lạm phát. C. tiền tệ. D. thị trường. Câu 10: Ngành H thay đổi phương thức sản xuất nên một số lao động bị mất việc trong trường hợp này gọi là A. thất nghiệp tạm thời. B. thất nghiệp cơ cấu. C. thất nghiệp chu kì. D. thất nghiệp tự nguyện. Câu 11: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm là nội dung của khái niệm A. lạm phát. B. thất nghiệp. C. khủng hoảng. D. thu nhập. Câu 12: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh? A. Gây rối loạn doanh nghiệp khác. B. Nâng cao trình độ người lao động. C. Khuyến mại để thu hút khách hàng. Trang 1/2 - Mã đề 802
  2. D. Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. Câu 13: Nội dung nào sao đây phản ánh không đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất nghiệp? A. Vi phạm kỉ luật. B. Tự thôi việc. C. Sản xuất kinh doanh đóng cửa. D. Thiếu kỹ năng, trình độ làm việc. Câu 14: Trong nền kinh tế, căn cứ vào tính chất của thất nghiệp thì thất nghiệp được chia thành thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp A. quyền lực. B. không tự nguyện. C. luôn bắt buộc. D. tự giác. Câu 15: Khi mức độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ ở một con số hằng năm thì phản ánh lạm phát của nền kinh tế đó ở mức độ A. không đáng kể. B. siêu lạm phát. C. lạm phát vừa phải. D. lạm phát phi mã. Câu 16: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cung là A. giá cả các yếu tố đầu vào. B. chất lượng của hàng hóa. C. nguồn gốc của hàng hóa. D. vị thế của hàng hóa đó. Câu 17: Việc một số lao động mất việc khi nền kinh tế rơi vào thời kì khủng hoảng, trì trệ được gọi là A. thất nghiệp tạm thời. B. thất nghiệp tự nguyện. C. thất nghiệp cơ cấu. D. thất nghiệp chu kì. Câu 18: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được A. bạn đời. B. chỗ ở. C. vị trí. D. việc làm. Câu 19: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả giảm xuống, cầu sẽ có xu hướng A. tăng lên. B. giảm xuống. C. không tăng. D. ổn định. Câu 20: Trong nền kinh tế, dấu hiệu cơ bản để nhận biết nền kinh tế đó đang ở trong thời kỳ lạm phát đó là sự A. suy giảm nguồn cung hàng hóa. B. tăng giá hàng hóa, dịch vụ. C. giảm giá hàng hóa, dịch vụ. D. gia tăng nguồn cung hàng hóa. Câu 21: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. sử dụng những thủ đoạn phi pháp. B. hủy hoại tài nguyên môi trường. C. ứng dụng kỹ thuật công nghệ. D. tung tin bịa đặt về đối thủ. B/ PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến sau? Vì sao? a. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người thất nghiệp ở địa phương. b. Người lao động giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết thất nghiệp. Câu 2 (1,0 điểm): Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp Z quyết định bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp Z trong trường hợp trên? ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 802
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1