intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP MÔN : GDKT & PL - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 28 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp: ................... Mã đề 702 Phần trắc nghiệm nhiều lựa chọn: 1. 4. 7. 10. 13. 16. 19. 22. 2. 5. 8. 11. 14. 17. 20. 23. 3. 6. 9. 12. 15. 18. 21. 24. Phần đáp án câu đúng/ sai: Nội dung A Nội dung B Nội dung C Nội dung D Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm) (Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D) Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là tiêu chí thể hiện sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia? A. Sự gia tăng thu nhập của người dân. B. Sự gia tăng của dân số. C. Sự gia tăng của hàng hóa. D. Sự gia tăng mức sống của người dân. Câu 2: Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm được gọi là A. người thụ hưởng. B. bên mua bảo hiểm. C. người được bảo hiểm. D. bên thứ ba. Câu 3: Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế song phương, mỗi quốc gia cần dựa vào nguyên tắc nào sau đây? A. Bảo hộ công dân của nước sở tại. B. Thấp hơn về trình độ phát triển C. Đồng đều về trình độ phát triển. D. Tôn trọng nền độc lập chủ quyền của nhau. Câu 4: Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với mức thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất là loại hình bảo hiểm nào? A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc. B. Bảo hiểm y tế tự nguyện. C. Bảo hiểm xã hội tự nguyện. D. Bảo hiểm y tế bắt buộc. Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế? A. Mức tăng chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. B. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân trong một thời kỳ nhất định. C. Mức tăng dân số của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. D. Mức tăng thu nhập của từng cá nhân trong một thời kỳ nhất định Câu 6: Xét về cấp độ hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế, có các cấp độ là: A. Thỏa thuận thương mại ưu đãi và liên minh kinh tế - tiền tệ. B. Hội nhập kinh tế quốc tế song phương và đa phương. C. Khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan và thị trường chung. D. Hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. Câu 7: Tăng trưởng kinh tế là A. sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. B. sự liên kết chặt chẽ giữa hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Trang 1/4 - Mã đề 702
  2. C. sự biến đổi về chất kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một năm. D. sự kết hợp giữa tăng thu nhập với bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống. Câu 8: Bạn K học sinh lớp 12 trường THPT X không may bị tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị một tuần. Sau khi ra viện, bạn K được cơ quan bảo hiểm thanh toán một phần chi phí điều trị và phẫu thuật. Bạn K đã tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây? A. Bảo hiểm xã hội. B. Bảo hiểm nhân thọ. C. Bảo hiểm thất nghiệp. D. Bảo hiểm y tế. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh bản chất của phát triển kinh tế? A. Tình trạng mất ổn định chính trị diễn ra thường xuyên trong khu vực. B. Mức sống trung bình của người dân tăng trong một thời kì nhất định. C. Cải thiện năng suất lao động thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến. D. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội. Câu 10: các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia được gọi là A. Hội nhập kinh tế song phương. B. Hội nhập kinh tế toàn cầu. C. Hội nhập kinh tế đa phương. D. Hội nhập kinh tế khu vực. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế? A. Góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước. B. Tạo tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng. C. Xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. D. Giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống. Câu 12: Sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau nhằm thiết lập quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên được gọi là A. Hội nhập kinh tế khu vực. B. Hội nhập kinh tế toàn cầu. C. Hội nhập kinh tế song phương. D. Hội nhập kinh tế đa phương. Câu 13: Về mặt kinh tế, một trong những vai trò của bảo hiểm góp phần giúp các cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm A. ngày càng lệ thuộc vào nhau. B. ổn định được nguồn tài chính. C. thu được nhiều lợi nhuận. D. chiếm đoạt tài sản của nhau. Câu 14: Hội nhập kinh tế quốc tế không được thực hiện theo cấp độ nào? A. Cấp độ toàn cầu. B. Cấp độ song phương C. Cấp độ khu vực. D. Cấp độ cá nhân. Câu 15: Chính phủ Việt Nam thường căn cứ vào những số liệu, đánh giá, báo cáo tổng hợp về nền kinh tế của cơ quan nào để đề ra những giải pháp phát triển kinh tế? A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. B. Hội Bảo vệ người tiêu dùng. C. Tổng cục Dân số. D. Tổng cục Thống kê. Câu 16: Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động,... là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bảo hiểm thương mại. B. Bảo hiểm xã hội. C. Bảo hiểm y tế. D. Bảo hiểm thất nghiệp. Câu 17: “Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Tăng trưởng kinh tế. B. Tiến bộ xã hội. C. Phát triển bền vững. D. Phát triển kinh tế. Câu 18: Việc làm nào sau đây của người sử dụng lao động là phù hợp đối với người lao động trong tham gia bảo hiểm? A. Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ và đúng quy định pháp luật B. Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định. C. Trốn đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. D. Chậm đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Câu 19: Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOUR) là tổ chức quốc tế thuộc cấp độ hội nhập nào dưới đây? Trang 2/4 - Mã đề 702
  3. A. Hội nhập song phương. B. Hội nhập đa phương. C. Hội nhập toàn cầu. D. Hội nhập khu vực. Câu 20: Trong trường hợp nào dưới đây, người tham gia bảo hiểm không được nhận quyền lợi bảo hiểm? A. Do hết tuổi lao động theo quy định. B. Ốm đau hoặc tai nạn lao động. C. Thai sản hoặc bệnh nghề nghiệp. D. Do bị sa thải vì vi phạm kỷ luật. Câu 21: Các dịch vụ quốc tế như du lịch, giao thông vận tải, xuất nhập khẩu lao động,... có vai trò tạo nguồn thu ngoại tệ được gọi là A. đầu tư quốc tế. B. dịch vụ thu ngoại tệ. C. xuất, nhập hàng hoá. D. thương mại quốc tế. Câu 22: Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào? Thông tin. Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước… A. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini). B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người). C. Chỉ số phát triển con người (HDI). D. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/ người). Câu 23: Hoạt động của tổ chức bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để tổ chức bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm đã được hai bên kí kết - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bảo hiểm y tế. B. Bảo hiểm thất nghiệp. C. Bảo hiểm thương mại. D. Bảo hiểm xã hội. Câu 24: Đối với các nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại lợi ích nào dưới đây? A. Lệ thuộc tài chính vào nước lớn. B. Tận dụng được nguồn tài chính. C. Mở mang thêm phạm vi lãnh thổ. D. Được chuyển lên thành nước lớn. II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm) (Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng - Sai trong mỗi ý A, B, C, D) Câu 1: Đọc thông tin sau: Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Thời kỳ 1995 - 2022, Việt Nam thu hút được 39.313 dự án với tổng vốn đăng ký 541.149,4 triệu USD, tổng vốn thực hiện 269.227,4 triệu USD (chiếm 49,75% tổng vốn đăng ký). Số dự án và vốn thực hiện hàng năm có xu hướng gia tăng trong thời kỳ này, tăng từ 415 dự án với vốn thực hiện là 7.925,2 triệu USD năm 1995 lên 2.169 dự án với vốn thực hiện là 22.396 triệu USD năm 2022. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm 22,87% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 18,16% GDP và 54,82% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. (Nguồn: Theo tạp chí nghiên cứu công nghiệp và thương nghiệp) A. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội cho nước ta tiếp cận và sử dụng nguồn lực tài chính cho sự phát triển của đất nước. B. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam càng nhiều càng khiến nước ta lệ thuộc kinh tế vào các nước trên thế giới. C. Thông tin trên thể hiện Việt Nam là một đối tác tin cậy của các nước trên thế giới . D. Việc thu hút được nhiều vốn và dự án đầu tư sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc nguồn lực từ bên ngoài. Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau: Thông tin. Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người là hai mặt của quá trình phát triển nền kinh tế. Trong đó, tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua tiêu chí tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người), là điều kiện cần để thực hiện phát triển con người, bao gồm cơ hội phát triển và năng lực phát triển của con người. Phát triển con người được phản ánh qua Chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những mục tiêu cuối cùng của phát triển. Con người càng phát triển, sẽ có tác động ngược trở lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh. (Theo: Tạp chí Cộng sản, “Tác động của phát triển kinh tế đến phát triển con người ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp”, ngày 29/8/2019) A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người) là biểu hiện của chỉ tiêu của bảo vệ môi trường Trang 3/4 - Mã đề 702
  4. B. Nhà nước tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm mục đích tăng mức sống trung bình của người dân. C. Nhà nước căn cứ vào thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện để đo lường chỉ số phát triển con người. D. Nâng cao dân trí sẽ tác động thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh. Câu 3. Đọc thông tin sau: Thông tin. Năm 2020, cả nước có 3 149 226 người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng (trong đó: 51 229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1 812 372 người cao tuổi; 1 096 027 người khuyết tật và 189 598 đối tượng bảo trợ xã hội khác) với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỉ đồng, bao gồm chi trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, để khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra, Chính phủ đã quyết định xuất cấp tổng cộng 22 989,145 tấn gạo cứu đói cho 265 967 hộ với 1 046 326 khẩu thiếu đói. Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 32 A. Chính sách trợ giúp xã hội được thể hiện qua thông tin trên. B. Thông tin trên đề cập đến chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản. C. Cả 2 chính sách: trợ giúp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh khó khăn và trợ giúp đột xuất cho người dân gặp rủi ro… đều được đề cập đến trong thông tin trên. D. Chính sách an sinh xã hội chỉ được tiến hành thông qua hoạt động cộng đồng của các lực lượng xã hội (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…). Câu 4: Đọc thông tin sau: Trong thời gian qua, xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, trong tình hình khu vực và thế giới mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn; xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Toàn cầu hóa đã trở thành một hiện tượng khách quan, một xu thế lớn của thế giới hiện đại, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức. Chính toàn cầu hóa đã đặt các quốc gia, bất kể giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ trước yêu cầu phải hội nhập quốc tế để tranh thủ cơ hội cho phát triển. Chính vì vậy, Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos vào năm 1999 đã khẳng định toàn cầu hóa không chỉ là “xu thế” mà đã là một “thực tế” trong đời sống quốc tế. (Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18(298), tháng 9/2015) A. Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia. B. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ chỉ mang lại những thuận lợi, lợi ích cho tất cả các quốc gia. C. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là thời cơ vừa là thách thức của các quốc gia trên thế giới. D. Chỉ các nước nhỏ, nghèo mới cần hội nhập kinh tế quốc tế. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 702
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2