intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT - LỚP 12 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101 PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng về phát triển kinh tế? A. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội. B. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế. C. Muốn phát triển kinh tế cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. D. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại. Câu 2. Hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các hình thức nào dưới đây? A. Hội nhập về kinh tế và hội nhập về xã hội. B. Hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực và hội nhập song phương. C. Toàn cầu hoá kinh tế và toàn cầu hoá chính trị. D. Hội nhập về kinh tế và hội nhập về văn hoá. Câu 3. Loại hình dịch vụ trong đó có sự cam kết bồi thường giữa bên cung cấp bảo hiểm với bên tham gia bảo hiểm về những rủi ro, thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhằm mục đích ổn định kinh tế cho người tham gia và hướng tới đảm bảo an sinh xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tăng trưởng kinh tế. B. Thất nghiệp. C. Phát triển kinh tế. D. Bảo hiểm. Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là sai về hội nhập kinh tế quốc tế? A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác trên thế giới. B. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia thường chú trọng đến liên kết với các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng. C. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức. D. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi. Câu 5. Một trong những quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế là khi không may bị ốm đau hay xảy ra tai nạn họ sẽ nhận được A. trợ cấp thai sản, ốm đau. B. thanh toán khám, chữa bệnh. C. lương hưu hàng tháng. D. tiền mặt để chi tiêu hàng ngày. Câu 6. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm những loại hình nào dưới đây? A. Tự nguyện và bắt buộc. B. Bắt buộc và vận động. C. Tự nguyện và cưỡng chế. D. Vận động và tự nguyện. Câu 7. Loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng theo quy định phải tham gia là A. bảo hiểm xã hội tự nguyện. B. bảo hiểm xã hội bắt buộc. C. bảo hiểm thân thể. D. bảo hiểm tài sản. Câu 8. Phát biểu nào dưới đây là sai về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế? A. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. B. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. C. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng. Mã đề 101 Trang Seq/3
  2. D. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục. Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Đối với nước ta, hội nhập kinh tế là con đường ngắn nhất để rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu. B. Các nước đang phát triển cần tham gia hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài. C. Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. D. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu các nguồn lực về vốn. Câu 10. Ngày 25/12/2008, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, xét về cấp độ hợp tác đây là hình thức hợp tác A. châu lục. B. song phương. C. toàn cầu. D. khu vực. Câu 11. Một trong những mục đích của người tham gia bảo hiểm là nhằm A. được bồi thường thiệt hại. B. phải nộp phí bảo hiểm. C. được từ chối trách nhiệm. D. được đóng phí bảo hiểm. Câu 12. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững được thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Tăng trưởng kinh tế không gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững. B. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để đạt được phát triển bền vững. C. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững không liên quan đến nhau. D. Tăng trưởng kinh tế quan trọng nhưng không đảm bảo phát triển bền vững. Câu 13. Khi tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế, các quốc gia thỏa thuận, cam kết dành cho nhau các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá của nhau là thể hiện mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ A. thị trường chung. B. liên minh kinh tế. C. thỏa thuận thương mại ưu đãi. D. hiệp định thương mại tự do. Câu 14. Đối với ngân sách nhà nước, một trong những vai trò của bảo hiểm là góp phần giúp cho ngân sách nhà nước A. chi tiêu nhiều hơn. B. mất cân đối thu chi. C. không bị thâm hụt. D. ổn định và tăng thu. Câu 15. Dùng để biểu thị thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra trong một năm là A. tổng thu nhập quốc nội (GDP). B. tổng thu nhập quốc dân (GNI). C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người. D. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người. Câu 16. Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế? A. Cơ cấu dòng tiền. B. Tiến bộ xã hội. C. Mức sống bình dân. D. Tăng trưởng dân số. Câu 17. Hội nhập kinh tế là quá trình một quốc gia thực hiện việc gắn kết nền kinh tế của mình với A. các quốc gia khác. B. một nhóm người. C. người đứng đầu chính phủ. D. nguyên thủ của một nước. Câu 18. Cụm từ GDP/người là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, nó thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Tổng sản phẩm quốc dân. B. Tổng sản phẩm quốc nội. C. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người. D. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: Việt Nam đã phát triển quan hệ kinh tế với các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA, năm 2015), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
  3. Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU, năm 2016). Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta tiếp tục được thúc đẩy thông qua việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, CPTPP (năm 2016), EVFTA (năm 2020), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP, năm 2020), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam, Anh và Bắc Ireland (UKVFTA, năm 2020). Đến đầu năm 2022, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 FTA, trong đó, có 15 FTA có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 2 FTA đang đàm phán (FTA giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA FTA), FTA Việt Nam - Israel). Có thể thấy, việc ký kết các FTA chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại ở cả châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. a) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc là biểu hiện của hình thức hội nhập song phương. b) Trong quá trình hội nhập kinh tế song phương và đa phương giữa các nước trên thế giới đã thúc đẩy tự do hóa thương mại. c) Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên phải tuân thủ các quy định do các nước phát triển đặt ra. d) Việc tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương không mang lại ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: Ông N từng tham gia đóng BHXH bắt buộc, sau đó ông nghỉ tham gia Hội Nông dân thị trấn khi mới đóng được 15 năm, chưa đủ điều kiện về số năm đóng BHXH để có chế độ hưu trí (tối thiểu 20 năm). Cuối năm 2022, ông quyết định tham gia BHXH tự nguyện, nhờ sự kiên trì theo đuổi đóng đủ số năm quy định, giờ đây ông N chính thức được nhận lương hưu. Ông chia sẻ: “ Sau khi được cán bộ BHXH huyện tư vấn, trường hợp của tôi có 2 phương án lựa chọn: một là hưởng BHXH 1 lần , hai là đóng 1 lần BHXH tự nguyện những năm còn thiếu. Sau khi nghe cán bộ BHXH phân tích, tôi suy nghĩ, bàn bạc với gia đình và quyết định đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu. Sau khi hoàn thành thủ tục đóng tiền, ít ngày sau tôi nhận tháng lương hưu đầu tiên với số tiền hơn 1,8 triệu đồng. Với khoản lương hưu này giúp tôi có thêm khoản thu nhập để lo cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, tôi còn được cấp thẻ BHYT chăm sóc sức khỏe trọn đời. a) Ông N chỉ được hưởng chế độ hưu trí và thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh. b) Công dân cứ đóng đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội là sẽ được nhận chế độ hưu trí. c) Tham gia bảo hiểm đã giúp ông N được bảo vệ sức khỏe và yên tâm về tài chính khi về già. d) Ông N đã cao tuổi nên nếu rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ lợi hơn khi đóng tiếp để hưởng hưu trí. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: Về kinh tế, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3200 - 3500 USD (so với mức 2100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; năm 2014 đã có 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2052 USD/người (2014). Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2015). Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. a) Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng tăng là kết quả của việc thực hiện tăng trưởng kinh tế cao. b) Thu nhập theo đầu người từ 3500 USD giảm xuống còn 2052 USD phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều hướng đi xuống. c) Với 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế là thể hiện các chỉ tiêu về tiến bộ xã hội khi nước ta phát triển kinh tế. d) Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm tạo tiền đề vật chất thúc đẩy các chỉ tiêu về phát triển kinh tế. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2