intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Mã đề 301)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Mã đề 301)" sau đây sẽ là tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Mã đề 301)

  1. SỞ GD - ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: HÓA HỌC 10 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 301 PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Trong thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử thông qua việc bắn phá lá vàng mỏng bằng các hạt  của E. Rutherford, kết quả nào đã dẫn đến kết luận: “Nguyên tử có cấu tạo rỗng”? A. Hầu hết các hạt  đều xuyên thẳng. B. Một số rất ít hạt  bị bật lại phía sau. C. Tất cả các hạt  đều truyền thẳng. D. Một số rất ít hạt  đi lệch hướng ban đầu. Câu 2: Năm 1869, nhà hóa học người Nga Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. Năm 1897, Thomson phát hiện ra tia âm cực, mở đầu cho việc chứng minh nguyên tử không phải là hạt nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất. Kế thừa từ các nghiên cứu, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được xây dựng theo sự tăng dần của A. số khối. B. điện tích hạt nhân. C. bán kính nguyên tử. D. hóa trị. Câu 3: Bằng phương pháp phổ khối lượng, người ta xác định được trong tự nhiên, nguyên tố silver có hai đồng vị bền: Nguyên tử khối trung bình của silver là A. 108,036. B. 107,964. C. 108,024. D. 107,976. Câu 4: Khi học về Công nghiệp Silicat, học sinh lớp 11 của trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhà trường tổ chức tham quan, trải nghiệm tại làng gốm Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phương pháp này thuộc phương pháp học tập hóa học nào sau đây? A. Phương pháp luyện tập, ôn tập. B. Phương pháp tìm hiểu lý thuyết. C. Phương pháp học tập trải nghiệm. D. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm. Câu 5: Quá trình nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học? A. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. B. Ly sữa có vị chua khi để ngoài không khí. C. Quá trình lên men rượu. D. Quá trình quang hợp của cây xanh. Trang 1/3 - Mã đề 301
  2. Câu 6: Cho biết khối lượng của một proton bằng 1 amu, của một electron bằng 0,00055 amu. Tỉ lệ về khối lượng giữa hạt proton và hạt electron trong nguyên tử sodium (Z=11) có giá trị khoảng bằng A. 181,8. B. 1818. C. 18,18. D. 1,818. Câu 7: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các electron trong các phân lớp p là 9. Phát biểu nào sau đây sai? A. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn. B. X là một nguyên tố phi kim. C. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron. D. Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p3. Câu 8: Orbital p có dạng A. hình elip. B. hình số tám nổi. C. hình cầu. D. hình bầu dục. Câu 9: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chu kì là dãy các nguyên tố mà A. nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. B. nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp vỏ ngoài cùng. C. cấu hình electron tương tự nhau. D. cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng tương tự nhau. Câu 10: Phát biểu đúng khi nói về mô hình nguyên tử hiện đại là A. các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân, tạo thành đám mây electron. B. trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron. C. các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân. D. trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron. Câu 11: Cho các cấu hình electron sau: (1) 1s2. (2) 1s22s22p3. (3) 1s22s22p6. 2 2 6 2 1 2 2 6 2 (4) 1s 2s 2p 3s 3p . (5) 1s 2s 2p 3s . (6) 1s22s22p63s23p64s1. Có bao nhiêu cấu hình electron là của nguyên tử phi kim? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Mỗi AO (orbital nguyên tử) chứa tối đa bao nhiêu electron? A. 4 electron. B. 1 electron. C. 3 electron. D. 2 electron. Câu 13: Số hiệu nguyên tử (Z) của nguyên tố hóa học không bằng giá trị nào sau đây? A. Số hạt electron. B. Số hạt proton. C. Số đơn vị điện tích hạt nhân. D. Số hạt neutron. Câu 14: Hóa học là một ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đối tượng nào sau đây là đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Sự truyền âm trong chân không. B. Chất và sự biến đổi về chất. C. Sự phát triển của loài nấm. D. Sự quay quanh trục của trái đất. Câu 15: Trong nguyên tử, hạt nào sau đây mang điện tích âm? A. Proton. B. Hạt nhân. C. Neutron. D. Electron. Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. B. Số lượng orbital nguyên tử có trong phân lớp d là 7. C. Đối với lớp K, L, M, N, số lượng phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự lớp đó. D. Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, năng lượng của các electron giảm dần. Câu 17: Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Ngành nào sau đây không liên quan đến hóa học? A. Vũ trụ. B. Mĩ phẩm. C. Dược phẩm. D. Nhiên liệu. Trang 2/3 - Mã đề 301
  3. Câu 18: Đồng vị là những nguyên tử có A. cùng số proton, cùng số neutron. B. cùng số proton, khác số khối. C. cùng số electron, cùng số khối. D. cùng số neutron, khác số khối. Câu 19: Nguyên tố X có cấu hình electron 1s 2s 2p63s23p64s1 thuộc 2 2 A. ô 19, chu kì 4, nhóm IA. B. ô 19, chu kì 4, nhóm IB. C. ô 19, chu kì 3, nhóm IA. D. ô 19, chu kì 3, nhóm IVA. Câu 20: Cấu hình electron theo orbital nguyên tử nào sau đây viết đúng đối với lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen (Z = 8)? A. . B. . C. . D. . Câu 21: Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình số tám nổi. B. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước, năng lượng xác định. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%. D. khu vực không gian xung quanh nguyên tử mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%. PHẦN 2. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (1 điểm) Cho nguyên tử nitrogen (Z = 7). a) Viết cấu hình electron của nguyên tử. b) Biểu diễn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nitrogen theo ô orbital, cho biết số electron độc thân của nguyên tử này. Câu 2. (1 điểm) Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52. Trong hạt nhân, số hạt mang điện kém hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. a) Xác định số proton, số neutron và viết kí hiệu nguyên tử của X. b) Y là đồng vị của X, số hạt neutron trong Y nhiều hơn X là 2 hạt. Kết quả phổ khối cho thấy tỉ lệ số nguyên tử X : Y bằng 3 : 1. Tính nguyên tử khối trung bình của hai đồng vị trên. Câu 3. (1 điểm) X được dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức xạ điện từ mặt trời khá tốt. Y là một trong những thành phần để điều chế nước Javen tẩy trắng quần áo, vải sợi. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 3. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p nhiều hơn tổng số electron ở các phân lớp p của nguyên tử X là 4. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y. Học sinh không dùng bảng tuần hoàn. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2