intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Võ Nguyên Giáp – Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Võ Nguyên Giáp – Quảng Nam” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Võ Nguyên Giáp – Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP MÔN HOÁ HỌC - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 2 trang) (Đề có 21 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận ) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Dung dịch X có [H+] = 1,0.10-10M, khi cho quì tím vào dung dịch X thì quì tím sẽ chuyển thành màu gì? A. Tím. B. Đỏ. C. Hồng. D. Xanh. Câu 2: Cho phản ứng Na2CO3 + BaCl2  2 NaCl + BaCO3. Chất kết tủa trong phản ứng trên là A. BaCl2. B. Na2CO3. C. NaCl. D. BaCO3. Câu 3: Cho 4 dung dịch có cùng nồng độ mol/lit: KCl, HNO2, NaOH, FeCl3. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là A. NaOH. B. HNO2. C. FeCl3. D. KCl. Câu 4: Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch? A. Ag+, NH4+, OH-. B. Na+, Fe3+, NO3-. C. Na+, Mg2+, SO42-. D. K+, NH4+, Cl-. Câu 5: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. HF. B. HClO. C. Mg(OH)2. D. NaNO3. Câu 6: Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch A. FeCl3 , AlCl3. B. NaCl , CaCl2. C. Ba(NO3)2 , Ca(NO3)2. D. KNO3 , K2SO4. Câu 7: Cho 4 dung dịch có cùng nồng độ mol/lit: NaCl, H2SO4, NaOH, Ca(OH)2. Dung dịch có pH lớn nhất là A. NaCl. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. H2SO4. Câu 8: Trong công nghiệp, người ta sản xuất N2 bằng phương pháp nào sau đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Đun nóng kim loại Mg với axit HNO3 loãng. C. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi. D. Đun dung dịch NaNO2 với dung dịch NH4Cl bão hòa. Câu 9: Kim loại nào sau đây bị thụ động trong axit HNO3 đặc nguội? A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Zn. Câu 10: Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là A. 1s22s22p3. B. 1s22s23p5. C. 1s22s22p5. D. 1s22s23p3. Câu 11: Theo A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng? A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. B. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là bazơ. C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit. D. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit. Câu 12: Chất nào sau đây là chất không điện li? A. C12H22O11. B. NaCl. C. CH3COOH. D. HCl. Câu 13: Phương trình nhiệt phân nào sau đây không đúng? A. 4Al(NO3)3  2Al2O3 + 12NO2 + 3O2. B. 2KNO3  2KNO2 + O2. C. 4AgNO3  2Ag2O + 4NO2 + O2. D. 2Zn(NO3)2  2ZnO + 4NO2 + O2. Câu 14: Muối nào sau đây là muối amoni? Trang 1/2 - Mã đề 001
  2. A. Li3N. B. KNO2. C. NaNO3. D. NH4Cl. Câu 15: Sản phẩm khử nào không được tạo ra khi cho kim loại tác dụng với HNO3? A. N2. B. N2O. C. N2O5. D. NO. Câu 16: Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là bazơ? A. HNO3. B. NaOH. C. FeCl3. D. CuCl2. Câu 17: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do A. trong phân tử N2 ,mỗi nguyên tử Nitơ còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết. B. nguyên tử Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm Nitơ . C. N2 có bán kính nguyên tử nhỏ . D. trong phân tử N2 có liên kết ba bền. Câu 18: Chất nào sau đây là hidroxit lưỡng tính? A. NaHCO3. B. Zn(OH)2. C. CH3COOH. D. H3PO4. Câu 19: Tính chất vật lí của amoniac là A. amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong H2O. B. amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong H2O. C. amoniac là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong H2O. D. dung dịch amoniac là một bazơ. Câu 20: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu ion? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 21: Môi trường trung tính là môi trường có A. [H+] = [OH-]. B. [H+] > [OH-]. C. [H+] = 7M. D. [H+] < [OH-]. II. TỰ LUẬN. (3,0 điểm). Câu 1. (1,0 đ): Cho dung dịch X chứa 0,2 mol Na+, 0,1 mol Mg2+ và a mol SO42-. a/ Tính số mol của SO42- trong dung dịch X. b/ Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X. Câu 2. (0,5 đ) Cho 50 ml dung dịch HCl 0,2M tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 0,028M thu được dung dịch A. Tính pH của dung dịch A. Câu 3. ( 0,5 đ). Cho 100 ml dung dịch NH4Cl 0,25M tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được V lít khí (đktc). a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra. b/ Tìm V. Câu 4. ( 1,0 đ). Cho 14,6 gam hỗn hợp B gồm Al và Zn (với tỉ lệ nAl:nZn = 3:1) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit HNO3 loãng, sau phản ứng thấy tạo thành 1,568 lít khí N2 (đktc) và dung dịch C. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch C. (Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cho: H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108) ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 001
  3. STT Mã đề Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 1 001 D D C A D A C 2 002 C D C A A A C 3 003 D D A A B B C 4 004 B B C D C D B
  4. Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 A C A D A C D C B B D C C A D A B A B C C C C D A B D B D D B A C C D C
  5. Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 D B A D A B B D D D B A D C C D A C C D
  6. Trường THPT Võ Nguyên Giáp ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Tổ: Hóa học MÔN: HÓA HỌC 11 I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm – Mỗi đáp án đúng được 0,33đ) II. TỰ LUẬN. (3 điểm). Mã đề 001 + 003 Câu Đáp án Điểm Câu 1 Câu 1. (1,0 đ): Cho dung dịch X chứa 0,2 mol Na , 0,1 mol Mg và a mol SO4 . + 2+ 2- (1,0đ) a/ Tính số mol của SO42- trong dung dịch X. b/ Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X. ĐÁP ÁN a/ Áp dụng ĐLBTĐT ta có: 0,2+0,1x2 = 2a 0,25đ  a = 0,2 mol 0,25đ b/ Áp dụng ĐLBTKL ta có: mrắn = 0,2x23 + 0,1x24 + 0,2x96 = 26,2 gam 0,5đ Câu 2 Câu 2. (0,5 đ) Cho 50 ml dung dịch HCl 0,2M tác dụng với 250 ml dung dịch (0,5đ) NaOH 0,028M thu được dung dịch A. Tính pH của dung dịch A. ĐÁP ÁN HCl  H+ + Cl- 0,2M 0,2M NaOH  Na+ + OH- 0,028M 0,028M H + OH  H2O + - nH+ = 0,2x0,05 = 0,01 mol nOH-= 0,25x0,028 = 0,007 mol Vì nH+ > nOH-  nH+ dư = 0,01 – 0,007 = 0,003 mol 0,25đ  [H ] dư = 0,003/0,3 = 0,01 M +  pH = 2 0,25đ Câu 3 Câu 3. ( 0,5đ). Cho 100 ml dung dịch NH4Cl 0,25M tác dụng với lượng dư (0,5đ) dung dịch NaOH thu được V lít khí (đktc). a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra. b/ Tìm V. ĐÁP ÁN a/ NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3 + H2O. 0,25đ 0,025 mol 0,025 mol b/ nNH4Cl = 0,1x0,25 = 0,025 mol nNH3 = 0,025 mol VNH3 = 0,025 x 22,4 = 0,56 lít 0,25đ Câu 4 Câu 4. ( 1,0đ). Cho 14,6 gam hỗn hợp B gồm Al và Zn (với tỉ lệ nAl:nZn = (1,0đ) 3:1) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit HNO3 loãng, sau phản ứng thấy tạo thành 1,568 lít khí N2 (đktc) và dung dịch C. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch C. ĐÁP ÁN Gọi a, b lần lượt là số mol của Al và Zn Ta có hpt: 27a + 65b = 14,6 a = 3b  a = nAl = 0,3 mol; b = nZn = 0,1 mol. 0,25đ nN2 = 1,568/22,4 = 0,07 mol. Vì 10nN2 < 3 nAl + 2nZn  dd C có NH4NO3.  Trong dd C gồm các muối: Al(NO3)3, Zn(NO3)2 và NH4NO3 0,25đ
  7.  nNH4NO3 = (3 nAl + 2nZn - 10nN2)/8 = 0,05 mol. nAl(NO3)3 = nAl = 0,3 mol nZn(NO3)2 = nZn = 0,1 mol 0,25đ  mMuối = 0,05x80+ 0,3x213 + 0,1x189 = 86,8 gam 0,25đ Học sinh giải bằng cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa Mã đề 002 + 004 Câu Đáp án Điểm Câu 1 Câu 1. (1,0 đ): Cho dung dịch Y chứa 0,1 mol K+, 0,2 mol Zn2+ và b mol SO42-. (1,0đ) a/ Tính số mol của SO42- trong dung dịch Y. b/ Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Y. ĐÁP ÁN a/ Áp dụng ĐLBTĐT ta có: 0,1+0,2x2 = 2b 0,25đ  b = 0,25 mol 0,25đ b/ Áp dụng ĐLBTKL ta có: mrắn = 0,1x39 + 0,2x65 + 0,25x96 = 40,9 gam 0,5đ Câu 2 Câu 2. (0,5 đ) Cho 150 ml dung dịch HCl 0,3M tác dụng với 250 ml dung dịch (0,5đ) NaOH 0,02M thu được dung dịch B. Tính pH của dung dịch B. ĐÁP ÁN HCl  H+ + Cl- 0,3M 0,3M NaOH  Na+ + OH- 0,02M 0,02M H + OH  H2O + - nH+ = 0,3x0,15 = 0,045 mol nOH-= 0,25x0,02 = 0,005 mol Vì nH+ > nOH-  nH+ dư = 0,045 – 0,005 = 0,04 mol 0,25đ  [H+] dư = 0,04/0,4 = 0,1 M  pH = 1 0,25đ Câu 3 Câu 3. ( 0,5đ). Cho 50 ml dung dịch NH4NO3 0,4M tác dụng với lượng dư (0,5đ) dung dịch KOH thu được V lít khí (đktc). a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra. b/ Tìm V. ĐÁP ÁN a/ NH4NO3 + KOH  KNO3 + NH3 + H2O. 0,25đ 0,02 mol 0,02 mol b/ nNH4Cl = 0,05x0,4 = 0,02 mol nNH3 = 0,02 mol VNH3 = 0,02 x 22,4 = 0,448 lít 0,25đ Câu 4 Câu 4. ( 1,0đ). Cho 23,8 gam hỗn hợp C gồm Al và Zn (với tỉ lệ nAl:nZn = (1,0đ) 2:1) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit HNO3 loãng, sau phản ứng thấy tạo thành 3,136 lít khí N2 (đktc) và dung dịch D. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch D. ĐÁP ÁN Gọi a, b lần lượt là số mol của Al và Zn Ta có hpt: 27a + 65b = 23,8 a = 2b  a = nAl = 0,4 mol; b = nZn = 0,2 mol. 0,25đ nN2 = 3,136/22,4 = 0,14 mol.
  8. Vì 10nN2 < 3 nAl + 2nZn  dd D có NH4NO3.  Trong dd C gồm các muối: Al(NO3)3, Zn(NO3)2 và NH4NO3 0,25đ  nNH4NO3 = (3nAl + 2nZn - 10nN2)/8 = 0,025 mol. nAl(NO3)3 = nAl = 0,4 mol nZn(NO3)2 = nZn = 0,2 mol 0,25đ  mMuối = 0,025x80+ 0,4x213 + 0,2x189 = 125,0 gam 0,25đ Học sinh giải bằng cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2