intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ÂU CƠ Môn: Hóa học – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 503 (Đề gồm có 2 trang) Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; S = 32; Fe = 56; Cl = 35,5; Al= 27, K = 39. A. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch? A. NH4+ ; Na+; HCO3- ; OH-. B. Cu2+ ; K+ ; OH- ; NO3-. + 2+ + - C. Na ; Fe ; H ; OH . D. Fe2+ ; NH4+ ; NO3- ; SO42-. Câu 2: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các A. anion. B. chất. C. ion trái dấu. D. cation. Câu 3: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện? A. Dung dịch đường. C. Dung dịch rượu. B. Dung dịch muối ăn. D. Dung dịch benzen trong ancol. Câu 4: Chỉ ra nhận định sai về pH. A. pH = -lg[H+] B. [H+ ] = 10a thì pH = a C. pH + pOH = 14 D. [H+ ]. [OH- ]= 10-14 Câu 5: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng ? A. HCl H+ + Cl- B. CH3COOH CH3COO- + H+ C. H3PO4 3H+ + PO43- D. Na3PO4 3Na+ + PO43- Câu 6: Dung dịch HCl có pH = 3 thì nồng độ của HCl là A. 0,03 M. B. 0,002 M. C. 0,001 M. D. 0,1 M. Câu 7 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: A. chất điện li yếu, chất dễ tan, chất khí. B. chất điện li mạnh, chất kết tủa, chất khí. C. chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí. D. chất điện li mạnh, chất dễ tan, chất khí. Câu 8: Phản ứng có phương trình ion thu gọn 3NaOH + FeCl3 Fe( OH ) 3 + 3NaCl. là 3+ A. Fe + 3OH − Fe( OH ) 3 B. BaCl 2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl. C. NaOH + HCl NaCl + H 2O. D. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O . Câu 9: Zn(OH)2 trong nước phân li theo kiểu A. Chỉ theo kiểu bazơ. B. Vừa theo kiểu axit vừa theo kiều bazơ. C. Chỉ theo kiểu axit. D. Vì là bazơ yếu nên không phân li. Câu 10: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu đỏ? A. KCl. B. Na2SO4. C. HCl. D. NaOH. Câu 11: Dung dịch X có pH = 4. Dung dịch X có môi trường A. kiềm. B. axit. C. trung tính. D. không xác định được. Câu 12: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg 2+, Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây? A. Ca(OH)2. B. NaCl. C. HCl. D. H2SO4. Câu 13: Dung dịch A chứa các ion: Fe 2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là Trang 1/2 – Mã đề 503
  2. A. 0,1 và 0,35. B. 0,3 và 0,2. C. 0,2 và 0,3. D. 0,4 và 0,2. Câu 14: Phát biểu không đúng là A.Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai. B. Khí NH3 nặng hơn không khí. C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước. D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực. Câu 15: Thuốc nổ đen (thuốc nổ có khói) là hỗn hợp gồm A. KNO3 và P. B. KNO3, C và S. C. KNO2, C và S. D. KClO, P và C. Câu 16: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. phân tử nitơ không phân cực. Câu 17: Phản ứng nào dưới đây cho thấy amoniac có tính khử? A. NH3 + H2O → NH4 + + OH- B. 2NH3+ H2SO4 → (NH4)2SO4 C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O D. Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4+ Câu 18: Cho phương trình phản ứng: Fe + HNO3 đặc nóng →Fe(NO3)3 + X + H2O. Chất X là: A. NO. B. NO2. C. N2. D. N2O. Câu 19: Khi nhiệt phân hoàn toàn muối Cu(NO3)2 thu được A. Cu, NO, H2O. B. CuO, N2, O2. C. Cu, NO2, O2. D. CuO, NO2, O2. Câu 20: Trong giờ thực hành hoá học, khi thực hiện phản ứng Cu với HNO 3 đặc, có khí NO2 thoát ra là khí độc. Hãy chọn biện pháp xử lí tốt nhất trong số các biện pháp sau để chống ô nhiễm môi trường? A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước. B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn. C. Nút ồng nghiệm bằng bông tẩm giấm. D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm. Câu 21: Muối được làm bột nở trong thực phẩm là A. NaCl. B. NH4HCO3. C. BaSO4. D. NH4Cl. B. TỰ LUẬN: ( 3,0 điểm) Câu 1(2 điểm): a) Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của phản ứng xảy ra (nếu có) khi: - Cho lượng dư dung dịch natri hiđroxit (NaOH) vào dung dịch amoni clorua (NH4Cl). - Cho dung dịch bari clorua (BaCl2) loãng vào dung dịch axit sunfuric (H2SO4). b) Trộn 200 ml dung dịch KOH 0,2 M với 100 ml dung dịch HCl 0,1 M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. Câu 2 (1 điểm): Dân gian ta có câu: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích câu nói trên (để thuyết phục mỗi lập luận cần có phương trình hóa học đi kèm). --------- HẾT ----------- Học sinh được sử dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Họ và tên học sinh:...............................................Số báo danh:................................ Chú ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2 – Mã đề 503
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2