intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh

  1.        SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH Môn thi: Hóa học ­ Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC  (không kể thời gian phát đề) ( Đề thi có 02 trang) Mã đề: 304 Họ và tên học sinh: …………………………………... Lớp: ……………SBD …………………………. A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Theo A­re­ni­ut, chất nào sau đây là axit ? A. KOH. B. CaSO4. C. Al(NO3)3. D. HBr. Câu 2: Dãy gồm các axit 2 nấc là A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH. B. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3. C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3. D. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3. Câu 3: Nồng độ mol của anion  trong dung dịch Ba(NO3)2  0,10M là A. 0,40M. B. 0,10M. C. 0,20M. D. 0,30M. Câu 4: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dung dịch? A. HCl và NaCl. B. HCl và Na2CO3. C. Na2SO4 và BaCl2. D. HCl và CH3COONa. Câu 5: Dãy chất nào sau đây nitơ có số oxi hóa tăng dần? A. NH3, N2, NO, N2O, AlN. B. NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3. C. NH4Cl, NO, NO2, N2O, HNO3. D. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO. Câu 6: Một cốc nước có chứa a mol , b mol , c mol , d mol . Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là A. 2a+2b=c+d. B. a+b=c+d. C. 2a+2b=c­d. D. a+b=2c+2d. Câu 7: Cho phản ứng sau :  Fe(NO 3)3  + X    Y + KNO3. Vậy X, Y lần lượt là A. KOH, Fe(OH)3. B. KCl, FeCl3. C. KBr, FeBr3. D. K2SO4, Fe2(SO4)3. Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai? A. Amoniac là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. B. Đốt cháy khí amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O. C. Dung dịch amoniac có tính bazơ. D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch. Câu 9: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. Rượu etylic. B. Nước nguyên chất. C. Glucozơ. D. Axit sunfuric. Câu 10: Có các dung dịch muối (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2 đựng trong các lọ riêng biệt  bị mất nhãn. Nếu chỉ dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt các muối trên thì chọn chất  nào sau đây? A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch Ba(OH)2. C. Dung dịch Ba(NO3)2. D. Dung dịch NaOH. Câu 11: Dung dịch NaOH 0,1M, dung dịch HCl 0,01M. Vậy pH của hai dung dịch trên lần lượt là A. 0,1 và 0,01. B. 2 và 13. C. 13 và 2. D. 1 và 2. Câu 12: N2  thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây? A. Li. B. Mg. C. O2. D. H2. Câu 13: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50ml dung dịch (NH4)2SO4 1M, đun nóng nhẹ, thể tích  khí thoát ra ở đktc là Mã đề 304                                                                                                                                          Trang 1/ 2
  2. A. 2,24 lít. B. 1,12lít. C. 0,112lít. D. 4,48 lít. Câu 14: Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là muối nào? A. Na2CO3. B. NH4NO3. C. (NH4)2CO3. D. NH4HCO3. Câu 15: Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng cách nào sau đây? A. Hóa lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn. B. Dùng hidrô tác dụng hết với oxi ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ để nước ngưng tụ. C. Đun nóng dung dịch bão hòa của muối NaNO2 và NH4Cl. D. Dùng than nóng đỏ tác dụng hết oxi của không khí. Câu 16: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3? A. NH3 + HCl → NH4Cl. B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. C. 2NH3 + 3CuO   →   3Cu + 3H2O + N2. D. 8NH3 + 3Cl2   → 6NH4Cl + N2. Câu 17: Chất nào sau đây không dẫn điện được? A. KCl rắn, khan. B. Nước biển. C. NaCl nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước. Câu 18: Phương trình ion thu gọn cho biết A. những ion nào tồn tại trong dung dịch. B. nồng độ những ion nào trong dung dịch là lớn nhất. C. không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện li. D. bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Câu 19: Nhỏ  vài giọt quì tím vào dung dịch NaOH. Tiếp tục nhỏ từ từ cho tới dư dung dịch HCl  vào dung dịch NaOH thì hiện tượng quan sát được là A. màu xanh, mất màu. B. không màu, chuyển sang màu đỏ. C. màu đỏ, nhạt dần, mất màu rồi chuyển sang màu đỏ. D. màu xanh, nhạt dần, mất màu rồi chuyển sang màu đỏ. Câu 20: Cho các chất sau: NaOH, Zn(OH)2, H2SO4, Al(OH)3, Mg(OH)2. Số hidroxit  lưỡng tính là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 21: Muối axit là A. muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh. B. muối vẫn còn hiđrô trong phân tử. C. muối có khả năng phản ứng với bazơ. D. muối có anion gốc axit vẫn còn hiđrô có khả năng phân li ra cation H+. B. TỰ LUẬN (3 điểm)  Câu 1 :   ( 1,0 điểm)  Viết  phương trình phản ứng xảy ra ở dạng phân tử, ion đầy đủ,  ion thu gọn.       a/   Na2CO3 + HCl → b/   K2SO4 + Ba(OH)2 → Câu 2: (1,0 điểm) Trộn 750ml dung dịch HCl 0,04M với 250ml dung dịch KOH 0,08M thì thu được dung dịch E.  Tính pH của dung dịch E.  Câu 3 :   ( 1,0 điểm) Nung nóng hỗn hợp gồm 4 lít N2 và 13 lít H2 (có xúc tác thích hợp) sau phản ứng thu được  15 lít  hỗn hợp khí. Tính thể tích NH3 thu được và hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3.Biết các thể  tích khí đo trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất.  (Học sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn) ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Mã đề 304                                                                                                                                          Trang 2/ 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2