intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phong Phú, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phong Phú, HCM” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phong Phú, HCM

  1. SỞ GD&ĐT TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NH: 2023-2024 TRƯỜNG THPT PHONG PHÚ Môn thi: Hóa học – Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 4 trang) Họ, tên thí sinh: ................................................. Mã đề 113 Số báo danh: ............................... Lớp: .............  Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.  Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (gồm 32 câu, 8 điểm) Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li? A. Sự điện li là quá trình phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. B. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá - khử. C. Sự điện li là quá trình hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. D. Sự điện li là quá trình phân li một chất trong nước thành ion. Câu 2. Dung dịch KOH 0,001M có pH là A. 11. B. 12. C. 2. D. 3. Câu 3. Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do A. phân tử nitrogen có năng lượng liên kết rất lớn. B. phân tử nitrogen không phân cực. C. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ. D. nitrogen có độ âm điện rất lớn. Câu 4. Phát biểu không đúng là A. Nguyên tử nitrogen có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hoá trị với nguyên tố khác. B. Nitrogen thuộc nhóm VA nên có hóa trị cao nhất là 5. C. Nguyên tử nitrogen có 3 electron độc thân. D. Nguyên tử nitrogen có 5 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 2s và 2p. Câu 5. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Zn + 2HCl   ZnCl2 + H2. B. KOH + HCl   KCl + H2O. C. 3H2 + N2 2NH3. D. Fe + CuSO4   FeSO4 + Cu. Câu 6. Trong phản ứng hoá hợp với oxygen, nitrogen đóng vai trò là A. chất oxi hoá. B. chất khử. C. base. D. acid. Câu 7. Cho cân bằng hóa học sau: NH3 + H2O NH4+ + OH-, theo phản ứng thuận, chất nào đóng vai trò base? A. NH3. B. H2O. C. NH4+. D. OH-. Câu 8. Để điều chế 2 L ammonia từ nitrogen và hydrogen với hiệu suất 50% thì thể tích nitrogen cần dùng ở cùng điều kiện là A. 4 L. B. 8 L. C. 2 L. D. 1 L. Câu 9. Cho phản úng hoá học sau: Br2(g) + H2(g) 2HBr(g). Biểu thức hằng số cân bằng  K C  của phản ứng trên là Mã đề 113 Trang 1/4
  2. A. K C  [HBr]2 . B. K C = 2[HBr] . C. K C   H 2  Br2  . D. K C   H 2  Br2  .  H2  Br2   Br2  H 2  2[HBr] [HBr]2 Câu 10. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào? A. vt=2vn. B. vt=vn≠0. C. vt=0,5vn. D. vt=vn=0. Câu 11. Cho phản ứng sau 430oC: H2(g) + I2(g) 2HI(g). Nồng độ các chất lúc cân bằng là: [H2] = [I2] = 0,107 M; [HI] = 0,786 M. Hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC là A. 68,65. B. 0,32. C. 5,42. D. 53,96. Câu 12. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ? A. KOH. B. C2H5OH. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 13. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. CH3COOH. B. H2S. C. H3PO4. D. NaCl. Câu 14. Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Thí nghiệm thử tính chất của ammonia Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng. B. Nước phun vào bình và không có màu. C. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím. Câu 15. Khí nào phổ biến nhất trong khí quyển Trái Đất? A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Argon. D. Ozone. Câu 16. Cho phản ứng: 2NO2 (g) (màu nâu đỏ) N2O4 (g) (không màu) Δ r H0298  0 . Nếu nhúng bình vào nước đá thì A. màu nâu đậm dần. B. chuyển sang màu xanh. C. màu nâu nhạt dần. D. giữ nguyên màu như ban đầu. Câu 17. Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là A. NH3. B. H2. C. NO2. D. NO. Câu 18. Trong phản ứng thuận nghịch, hằng số cân bằng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ. B. Chất xúc tác. C. Áp suất. D. Bản chất phản ứng. Câu 19. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng chất nào sau đây? A. NaCl. B. (NH4)3PO4. C. NH4HCO3. D. CaCO3. Câu 20. Phân tử nitrogen có công thức cấu tạo là A. N → N. B. N = N. C. N – N. D. N ≡ N. Mã đề 113 Trang 2/4
  3. Câu 21. Cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2, đun nóng nhẹ. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa trắng và khí mùi khai thoát ra. B. không có hiện tượng. C. có kết tủa trắng. D. có khí mùi khai thoát ra. Câu 22. Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và NO 3 là A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO2)2. C. Fe(NO2)3. D. Fe(NO3)2. Câu 23. Ở nhiệt độ nhất định, khí ammonia (NH3) và khí hydrogen chloride (HCl) sẽ phản ứng với nhau để tạo thành chất rắn ammonium chloride (NH4Cl). Cũng tại điều kiện đó, một phần sản phẩm sẽ phân hủy để tạo thành những hợp chất ban đầu. Phương trình hóa học nào sau đây mô tả quá trình diễn ra bên trên? A. NH4Cl(s)   NH3(g) + HCl(g). B. NH3(g) + HCl(g) NH4Cl(s). C. NH4Cl(s)   NH3(g) + HCl(g). D. NH3(g) + HCl(g)   NH4Cl(s). Câu 24. Cho 10 mL dung dịch X gồm hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để chuẩn độ dung dịch X là A. 15mL. B. 25mL. C. 20mL. D. 10mL. Câu 25. Dung dịch HCl có pH=2. Cần pha loãng dung dịch axit này (bằng H2O) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4. A. 99 lần. B. 10 lần. C. 9 lần. D. 100 lần. Câu 26. Công thức tính pH là A. pH = log[H+]. B. pH = +10 log[H+]. C. pH = -log[OH-]. D. pH = -log[H+]. Câu 27. Đo pH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 2,4. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 10−2,4 mol/L. B. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 0,24 mol/L. C. Nước chanh có môi trường acid. D. Nồng độ ion [OH−] của nước chanh nhỏ hơn 10−7 mol/L. Câu 28. Theo thuyết Brønsted – Lowry về acid – base, những chất hoặc ion có khả năng cho H+ là A. Acid. B. Lưỡng tính. C. Muối. D. Base. Câu 29. Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen? A. Tác nhân làm lạnh. B. Bảo quản thực phẩm. C. Tổng hợp amonia. D. Sản xuất phân lân. Câu 30. Cho cân bằng hoá học: H2 (g) + I2 (g) 2HI (g); ∆H > 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi A. tăng nhiệt độ của hệ. B. tăng nồng độ H2. C. giảm áp suất chung của hệ. D. giảm nồng độ HI. Câu 31. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng? A. HCl   H+ + Cl-. B. CH3COOH CH3COO- + H+. C. H3PO4   3H+ + PO43-. D. Na3PO4   3Na+ + PO43-. Câu 32. Trong phòng thí nghiệm, NH3 được điều chế thường có lẫn hơi nước. Có thể dùng chất nào sau đây làm khô khí NH3? A. CaO. B. dung dịch NaCl. C. H2SO4 đặc. D. CuSO4 khan. II. PHẦN TỰ LUẬN (gồm 2 câu, 2 điểm) Mã đề 113 Trang 3/4
  4. Câu 1. Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy đo được giá trị pH là 4,52. a. Hãy cho biết môi trường của dung dịch là acid, base hay trung tính. b. Loại đất trên được gọi là đất chua. Hãy giải thích vì sao người ta thường bón vôi bột (CaO) để cải tạo loại đất này. Câu 2. Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald: o 4NH3 (g)+5O2 (g)  Pt,t  4NO(g)+ 6H2O(g) Biết năng lượng liên kết N – H, O = O, N=O, O – H lần lượt là 386 kJ/mol, 494 kJ/mol, 625 kJ/mol và 459 kJ/mol. Tính  r H 298 o của phản ứng trên và cho biết phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt? ----------(Hết)-------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu bao gồm cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Mã đề 113 Trang 4/4
  5. SỞ GD&ĐT TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NH: 2023-2024 TRƯỜNG THPT PHONG PHÚ Môn thi: Hóa học – Lớp 11 ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (gồm 32 câu, 8 điểm) Đề\câu 1 2 3 4 5 6 7 8 111 A A B B A C B C 112 C C B C A A C A 113 D A A B C B A C 114 C D A A A C C A Đề\câu 9 10 11 12 13 14 15 16 111 D B A C B B D B 112 B B D A D A D D 113 A B D C D A A C 114 A D B A A A C A Đề\câu 17 18 19 20 21 22 23 24 111 C B C A C A B A 112 A D C B A B D C 113 A D C D A D B C 114 D A C A C D D D Đề\câu 25 26 27 28 29 30 31 32 111 B B D C D C A D 112 C A A A A D C C 113 D D B A D C C A 114 B B C B D D C C II. PHẦN TỰ LUẬN (gồm 2 câu, 2 điểm) Câu 1. Ta có pH = 4,52 < 7 → Dung dịch có môi trường acid. 0,5 điểm Người ta thường bón với bột (CaO) để cải tạo loại đất này vì CaO trong nước tạo môi 0,5 điểm trường kiềm (Ca(OH)2) có tác dụng trung hòa acid trong đất. Câu 2.  r H 0298 = 4.E b (NH3 ) + 5.E b (O2 ) − 4.E b (NO) − 6.E b (H 2O) 0,25 điểm = 4.3.E b (N − H) + 5.E b (O = O) − 4.E b (N = O) − 6.2.E b (H − O) = 4.3.386 + 5.494 − 4.625 − 6.2.459 0,25 điểm = -906 kJ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2