intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)

  1. MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC, LỚP 11 1) MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung: Sulfur và sulfur dioxide - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm (7,0 điểm): 28 câu, mỗi câu 0,25 điểm (16 câu ở mức độ nhận biết; 12 câu ở mức độ thông hiểu). - Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 02 câu, 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1-2 câu, 1,0 điểm). Mức độ nhận thức Tổng số câu Tổng Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % Nội dung/đơn vị Nhận biết TT điểm Chủ đề kiến thức Số Số Số TN TL Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu câu câu câu TN TN TL TN TL TL TL TN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 1 Cân bằng hoá 1. Khái niệm về 3 3 1 6 1 25,0% học cân bằng hoá học (9 tiết) 2. Cân bằng trong dung dịch nước. 6 3 1 9 1 32,5% 2 Nitrogen 3. Nitrogen 1 1 2 0 5,0% (7 tiết) 4.Ammonia. Muối 2 2 4 0 10,0% ammonium 5. Một số hợp chất của nitrogen với 2 2 1 4 1 20,0% oxygen. 6. Sulfur và sulfur 7,5% dioxide 2 1 3 0 1
  2. Tổng 16 0 12 0 0 2 0 1 28 3 Tỉ lệ % 40% 0 30% 0 0 20% 0 10% Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10% 100% 2) BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Vận Nội dung/Đơn Nhận Thông Vận TT Mức độ nhận thức dụng Chủ đề vị kiến thức biết hiểu dụng cao (TNKQ) (TNKQ) (TL) (TL) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Cân bằng 1. Khái niệm Nhận biết hoá học về cân bằng – Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch. (9 tiết) hoá học 3 – Trình bày được khái niệm trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch. - Yếu tố ảnh hưởng đến hằng số (KC). - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Thông hiểu 3 – Viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch. – Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng hóa học. Vận dụng 1 – Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học. -Vận dụng giải BT liên quan đến Kc. Nhận biết 6 – Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li và chất không điện li. 2
  3. 2. Cân bằng – Trình bày được thuyết Brønsted – Lowry về acid – base. trong dung – Nêu được khái niệm pH. dịch nước – Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ. Thông hiểu 3 – Viết được biểu thức tính pH (pH = –lg[H+] hoặc [H+] = 10–pH)− và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,... – Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ. Vận dụng – Nêu được ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...). Vận dụng cao 1 – Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của 2− ion Al3+, Fe3+ và CO3 . -Vận dụng giải BT liên qua đến pH. 2 Nitrogen 3. Nitrogen Nhận biết 1 (7 tiết) – Phát biểu được trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nguyên tố nitrogen. Thông hiểu 1 – Giải thích được tính trơ của đơn chất nitơ ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết. – Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitơ ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen. – Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitơ khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu. Vận dụng − Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate (nitrat) cho đất từ nước mưa. 3
  4. 4.Ammonia. Nhận biết 2 Muối – Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia. ammonium – Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản xuất nitric acid; làm dung môi. – Trình bày được ứng dụng của ammonium nitrate – Trình bày được ứng dụng của một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân ammophos... Thông hiểu 2 – Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hoá học (tính base, tính khử). Viết được phương trình hoá học minh hoạ. – Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của muối ammonium (chuyển hoá thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân). − Nhận biết được ion ammonium trong dung dịch. Vận dụng – Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitơ và hydrogen trong quá trình Haber. 5. Một số hợp Nhận biết 2 chất của – Nêu được cấu tạo của HNO3 nitrogen với – Nêu được tính acid của nitric acid oxygen. Thông hiểu 2 – Nêu được tính oxi hoá mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid. – Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid. Vận dụng 1 – Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hoá (eutrophication). 6. Sulfur và Nhận biết 2 sulfur dioxide – Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur. 4
  5. –Nêu được cấu tạo, tính chất vật lí, hoá học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất. Thông hiểu – Thực hiện được thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen). – Trình bày được tính oxi hoá (tác dụng với hydrogen sulfide) và tính khử (tác dụng với nitrogen dioxide, xúc tác nitrogen oxide trong không 1 khí) và ứng dụng của sulfur dioxide (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc, …). – Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí. Tổng số câu 16 12 2 1 Tỉ lệ % các mức độ nhận thức 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ % chung 70% 30% 5
  6. 3) ĐỀ THAM KHẢO I. TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7 điểm): Nhận biết: câu 1-16 Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2. B. 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3. C. C2H5OH + 3O2 ⎯⎯ 2CO2 + 3H2O. → D. 2KClO3 ⎯⎯ 2KCl + 3O2 → o o t t Câu 2: Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm chuyển dịch cân bằng của hệ phản ứng? A. Nồng độ. B. nhiệt độ C. Áp suất. D. Chất xúc tác. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li? A. Sự điện li là quá trình phân li một chất trong nước thành ion. B. Sự điện li quá trình hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch C. Sự điện li là quá trình phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá - khử. Câu 4: Dung dịch sodium chloride (NaCl) dẫn được điện là do A. NaCl tan được trong nước. B. NaCl điện li trong nước thành ion C. NaCl có vị mặn. D. NaCl là phân tử phân cực. Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. HCl. B. K2SO4. C. KOH. D. NaCl. Câu 6: Chất nào sau đây không phải là chất điện li? A. NaCl B. C6H12O6 C. HNO3 D. NaOH Câu 7: Nồng độ mol/L của dung dịch HNO3 có pH = 3 là A. 3 (M) B. -3 (M). C. 10-3(M). D. - lg3 (M). Câu 8: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Vậy chất được gọi dung dịch chuẩn ở trên là A. HCl. B. phenolphthalein. C. NaOH. D. nước cất. Câu 9: Ở trạng thái tự nhiên, nitrogen A. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất B. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất D. tự do chiếm khoảng 20% thể tích không khí. Câu 10: Dạng hình học của phân tử ammonia là A. hình tam giác đều. B. hình tứ diện. C. đường thẳng. D. hình chóp tam giác. Câu 11: Liên kết hoá học trong phần tử NH3 là liên kết A. cộng hoá trị có cực. B. ion. C. cộng hoá trị không cực. D. kim loại. Câu 12: Chọn câu sai khi nói về muối ammonium? A. Là các hợp chất có chứa ion ammonium (NH4+). B. Muối ammonium đa số là chất điện ly yếu. C. Hầu hết các muối này tan tốt trong nước. D. Muối ammonium kém bền với nhiệt. Câu 13: Đâu không phải là ứng dụng của ammonia và muối ammonium? A. Sản xuất phân đạm. B. Tẩy trắng vải sợi. C. Làm chất làm lạnh. D. Làm dung môi hòa tan. Câu 14: Ý nào sau đây là đúng khi nói về độ tan của ammonia trong nước? A. Không tan. B. Khó tan. C. Tan ít. D. Tan nhiều. Câu 15: 80% ammonia được sản xuất ra được sử dụng để A. sản xuất phân bón (đạm ammonium, urea,..). B. sản xuất nitric acid. C. sử dụng như một chất làm lạnh trong các hệ thống làm lạnh công nghiệp.
  7. D. làm dung môi để hòa tan các hợp chất. Câu 16: Phân tử HNO3 có cấu tạo như sau: Các loại liên kết có trong phân tử HNO3 là A. cộng hoá trị và ion. B. ion và phối trí. C. phối trí (cho - nhận) và cộng hoá trị. D. cộng hoá trị và hiđro. Thông hiểu: câu 17-28 Câu 17: Xét cân bằng : (1) H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) ; K1 (2) 2HI(g) ⇌ H2(g) + I2(g) ; K2 Mối quan hệ giữa K1 và K2 là A. K1 = K2. B. K1 = 2K2. C. K1 = K2-1 D. K1 = K2 Câu 18: Quan sát hình sau và chọn phát biểu đúng. A. Cả hai đồ thị đều mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. B. Cả hai đồ thị đều không mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. C. Chỉ đồ thị (a) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. D. Chỉ đồ thị (b) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. Câu 19: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2(màu nâu đỏ) ⇌ N2O4 (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có A. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt B. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt 0 −2 Câu 20: Phương trình nào sau đây biểu diễn không đúng quá trình biến đổi từ S ⎯⎯ S ? → A. Al + S  Al2S3. B. Hg + S  HgS. C. H2 + S  H2S. D. O2 + S  SO2. Câu 21: Trong phản ứng sau đây, những chất nào đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted - Lowry? CO32- (aq) + H2O ⇌ HCO3- (aq) + OH-(aq) A. CO32- và OH-. B. CO32- và HCO3-. C. H2O và OH-. D. H2O và CO32-. Câu 22: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ: hydrochloric acid (HCl), ethanoic acid (acetic acid, CH3COOH) và sodium hydroxide (NaOH). Khi chuẩn độ riêng một thể tích như nhau của dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NaOH, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trước khi chuẩn độ, pH của hai acid bằng nhau. B. Tại các điểm tương đương, dung dịch của cả hai phép chuẩn độ đều có giá trị pH bằng 7. C. Cần cùng một thể tích sodium hydroxide để đạt đến điểm tương đương. D. Giá trị pH của hai acid tăng như nhau cho đến khi đạt điểm tương đương. Câu 23: Trong y học, vì sao nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật? A. Do nitrogen không duy trì sự hô hấp và tạo môi trường trơ. B. Do nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
  8. C. Do nitrogen tan ít rất trong nước. D. Do nitrogen hóa lỏng ở nhiệt độ thấp. Câu 24: Xét cân bằng hóa học: N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g) H  0 Hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở áp suất 200 bar và 300 bar lần lượt bằng x% và y%. Mối quan hệ giữa x và y là A. 5x = 4y. B. x = y. C.x > y. D. x < y. Câu 25: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau: Hình vẽ trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây? A. O2, N2, H2. B. NH3, O2, N2, HCl. C. NH3, HCl, Cl2. D. H2, N2, O2, HCl. Câu 26: Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau: Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh A. tính tan nhiều trong nước của NH3. B. tính base của NH3. C. tính tan nhiều trong nước và tính base của NH3. D. tính khử của NH3. Câu 27: Thuốc thử duy nhất để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl K2SO4, (NH4)2SO4 là A. dung dịch AgNO3 B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch Ba(OH)2. Câu 28: Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH thấp hơn 5,6 (giá trị pH của khí carbon dioxide bão hoà trong nước). Hai tác nhân chính gây mưa acid là A. Cl2 ,HCl . B. N2 , NH3 . C. SO2 , NO x . D. S,H2 S . II. TỰ LUẬN (3 câu - 3 điểm): Vận dụng: câu 29, 30 Câu 29 (1 điểm): Trong công nghiệp, khí hydrogen được điều chế như sau: Cho hơi nước đi qua than nung nóng, thu được hỗn hợp khí CO và H2 (gọi là khí than ướt): C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g)  r H298 = 130 kJ (1) o Trộn khí than ướt với hơi nước, cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác Fe2O3: CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g)  r H298 = - 42 kJ (2) o a) Vận dụng nguyên lí Le Chatelier, hãy cho biết cần tác động yếu tố nhiệt độ như thế nào để các cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều thuận. b) Trong thực tế, ở phản ứng (2), lượng hơi nước được lấy dư nhiều (4 - 5 lần) so với khí carbon monoxide. Giải thích. c) Nếu tăng áp suất, cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích.
  9. Câu 30 (1 điểm):: Phú dưỡng hoá là hiện tượng ao hồ, sông ngòi tiếp nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng (nitrogen, photphoros) vượt quá khả năng điều hoà tự nhiên của sông hồ. Hãy nêu một số nguyên nhân, hậu quả và đề suất 1 vài cách giải quyết hiện tượng phú dưỡng hoá. Vận dụng cao: Câu 31 Câu 31 (1 điểm): Ngoài tác dụng làm trong nước dung dịch phèn chua còn có khả năng làm sạch gỉ sét trên inox. Giải thích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2