Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hà Huy Tập, Quảng Nam
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2024 - 2025
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP MÔN HOÁ HỌC - KHỐI LỚP 11
Thời gian làm bài : 45 Phút.
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 2 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 301
I. Phần trắc nghiệm: (7,0 điểm)
Câu 1: Chuẩn độ là phương pháp xác định nồng độ của một chất bằng một dung dịch chuẩn đã
biết
A. khối lượng. B. thể tích.
C. công thức hóa học. D. nồng độ.
Câu 2: Nitrogen dioxide là tên gọi của oxide nào sau đây?
A. N2O4. B. N2O. C. NO. D. NO2.
Câu 3: Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào
A. nhiệt độ. B. sự có mặt của acid hoà tan.
C. sự có mặt của base hoà tan. D. áp suất.
Câu 4: Phương trình hóa học nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?
A. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O. B. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2.
C. NH3 + HCl → NH4Cl D. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
Câu 5: Trong không khí, khí nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?
A. CO2. B. O2. C. NO. D. N2.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC);
(b) Nitrogen có liên kết ba trong phân tử;
(c) Tan nhiều trong nước;
(d) Nặng hơn oxygen;
(e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitrogen nguyên tử;
Những phát biểu đúng về tính chất của nitrogen là
A. (b), (c), (e). B. (c), (d), (e). C. (a), (b). D. (a), (c), (e).
Câu 7: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. NH4NO2. B. CaCO3. C. NH4HCO3. D. (NH4)2SO4.
Câu 8: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. C2H5OH. B. NH4Cl. C. CH3COOH. D. H2S.
Câu 9: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh ?
A. FeCl3. B. NH4Cl. C. Na2CO3. D. NaCl.
Câu 10: [NB] Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển sang màu
vàng do bị phân huỷ thành
A. N2, H2O. B. N2, O2, H2O.
C. NO2, O2, H2O. D. NO2, H2O.
Câu 11: Phú dưỡng là hiện tượng
A. ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng.
B. ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng.
C. ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng.
D. ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng.
Câu 12: Dung dịch của các muối, acid, base dẫn điện là do
A. phân tử của chúng dẫn được điện.
B. có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.
C. các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.
Trang 1/2 - Mã đề 301
- D. muối, acid, base có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.
Câu 13: Khí ammonia làm giấy quỳ tím ẩm thay đổi như thế nào?
A. Chuyển thành màu đỏ. B. Mất màu.
C. Chuyển thành màu xanh. D. Không đổi màu.
Câu 14: Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy
thoát ra một chất khí. Chất khí đó là
A. H2. B. NO2. C. NH3. D. NO.
Câu 15: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là
A. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
D. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 16: Kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Zn. B. Ba. C. Al. D. Mg.
Câu 17: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?
A. HF. B. CH3COOH. C. KOH. D. K2SO4.
Câu 18: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HBr hòa tan trong nước.
B. KCl rắn, khan.
C. NaOH nóng chảy.
D. CaCl2 nóng chảy.
Câu 19: Khoang dạ dày có giá trị pH khoảng
A. 1,5 – 3,5. B. 4,0 – 5,0. C. 3,0 – 4,0. D. 2,0 – 3,0.
Câu 20: Theo thuyết Bronsted-Lowry, câu nào dưới đây là đúng?
A. Acid là chất điện li mạnh.
B. Base là chất có khả năng nhận proton.
C. Base là chất hoà tan được mọi kim loại.
D. Base tác dụng được với mọi acid.
Câu 21: Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác
động được gọi là
A. sự chuyển đổi vận tốc phản ứng. B. sự chuyển dịch cân bằng.
C. sự biến đổi chất. D. sự biến đổi hằng số cân bằng.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Cho các chất: NaOH, KNO3
a. Viết phương trình điện li trong nước?
b. Tính pH của dung dịch NaOH 0,01M?
Câu 2: (1,0 điểm) Cho cân bằng hóa học:
N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) ΔrH0298 < 0
a. Cân bằng hoá học của phản ứng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào nếu tăng nhiệt độ của phản
ứng?
b. Cho nồng độ mol các chất ở trạng thái cân bằng: [N2] = 0,8M, [H2] = 0,6M , [NH3] = 0,8M .
Tính Kc của phản ứng trên?
Câu 3: (1 điểm) Hãy cho biết dung dịch phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay
base. Giải thích. Vì sao người ta có thể dùng phèn chua để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?
------ HẾT ------
Trang 2/2 - Mã đề 301