intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam" để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Môn:Hóa học – Lớp 11 Thời gian:45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 2 trang) MÃ ĐỀ 301 Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... I. Phần trắc nghiệm (7,0 điểm). Câu 1. Theo thuyết Bronsted – Lowry, tiểu phân nào sau đây bị thủy phân cho môi trường base? A. Fe3+ . B. CH3COOH . C. Al3+. D. CO3− . 2 Câu 2. Dạng hình học của phân tử ammonia là A. đường thẳng. B. hình tam giác đều. C. hình chóp tam giác. D. hình bát diện. Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. Fe(OH)2. B. H3PO4. C. H2S. D. HCl. Câu 4. Đâu không phải là ứng dụng của muối ammonium? A. Thuốc bổ sung chất điện giải. B. Chất phụ gia thực phẩm. C. Phân bón hoá học. D. Sản xuất giấy. Câu 5. Nitric acid hoà tan được hầu hết kim loại (trừ Au và Pt) là vì nitric acid có tính. A. khử mạnh. B. base mạnh. C. oxi hoá mạnh. D. acid mạnh. Câu 6. Thực hiện thí nghiệm sau: Chuẩn bị 2 đũa thủy tinh quấn bông. Đũa 1 nhúng vào dung dịch HCl đặc. Đũa 2 nhúng vào dung dịch NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau. Hiện tượng xảy ra là A. bông trên 2 đũa đổi màu. B. không có hiện tượng gì. C. xuất hiện khói trắng. D. hai đũa bốc cháy. Câu 7. Trong phương pháp chuẩn độ acid – base, người ta dùng một dung dịch acid hoặc dung dịch base (kiềm) đã biết chính xác …(1)… làm dung dịch chuẩn để xác định …(2)… của một dung dịch base hoặc dung dịch acid.Từ/cụm từ ở vị trí (1), (2) lần lượt là A. thể tích; nồng độ. B. nồng độ; thể tích. C. nồng độ; nồng độ. D. thể tích; thể tích. Câu 8. Để phân biệt muối ammonium với các muối khác, người ta cho nó tác dụng với kiềm mạnh, vì khi đó A. thoát ra một chất khí không màu, ít tan trong nước. B. Thoát ra chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước. C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấu quỳ tím ẩm. D. Thoát ra một chất khí không màu, có mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Câu 9. Yếu tố nào sau đây không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Áp suất. D. Nồng độ. Câu 10. Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động là do A. Nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ. B. Nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. C. Phân tử nitrogen có liên kết ba khá bền. D. Phân tử nitrogen không phân cực. Câu 11. Chất nào sau đây chiếm hàm lượng lớn nhất trong không khí? A. Nitrogen. B. Argon. C. Carbon dioxide. D. Oxygen. Câu 12. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận v t và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào? A. vt = vn= 0. B. vt= 2vn. C. vt = vn ≠ 0. D. vt=0,5vn. Câu 13. Một dung dịch A có [OH–] = 1,0.10-3 M. Dung dịch A có A. pH = 3, làm quỳ tím hóa đỏ. B. pH = 11, làm hồng phenolphtalein. C. pH = 3, làm quỳ tím hóa xanh. D. pH = 11, làm xanh phenolphtalein. Câu 14. Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm Trang 1/2 – Mã đề 101
  2. A. N2O. B. NH3. C. NO2. D. NO. Câu 15. Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2(màu nâu đỏ) ⇌ N2O4 (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có: A. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt. B. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt. C. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt. D. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt. Câu 16. Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng: H2(g) + I2(g) ⇌2HI(g) là [H ].[I ] [H ].[I ] [HI]2 [HI] A. K C = 2 2 B. K C = 2 2 2 C. K C = D. K C = [HI] [HI] [H 2 ].[I 2 ] [H 2 ].[I 2 ] Câu 17. Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng. Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép? A. Na+, K+. B. NO3-, PO43-. C. Ca2+, Mg2+. D. Cl-, SO42-. o Câu 18. Cho phản ứng 4NH3 + 5O2 t , Pt 4NO + 6H2O . Vai trò của ammonia trong phản ứng trên là A. Chất khử B. Acid. C. Chất oxi hóa. D. Base. Câu 19. Phương trình điện li nào dưới đây sai? A. HCl H+ + Cl − . B. Na2CO3 2Na+ + CO3− 2 C. NaOH Na+ + OH− D. CH3COOH CH3COO− + H+ Câu 20. Nhỏ vài giọt nước cốt chanh (pH = 2,7) lên giấy quỳ tím thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Quỳ tím chuyển sang màu vàng. B. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ. C. Quỳ tím chuyển sang màu xanh. D. Không có hiện tượng gì. Câu 21. Tác nhân hoá học chủ yếu gây ra hiện tượng mưa acid là. A. SO2, NOx. B. CO2, NOx. C. NH3, NOx. D. SO2, CO2. II. Phần tự luận (3,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm): Phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen theo quá trình Haber N2(g) + 3H2(g) ? 2NH3(g) Ở nhiệt độ xác định, hằng số cân bằng của phản ứng trên là K C = 0,45. Giả sử, kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm cân bằng, nồng độ của hydrogen và ammonia trong buồng phản ứng lần lượt là 1M và 0,3 M. a) Hãy tính nồng độ mol của nitrogen có trong buồng phản ứng tại thời điểm cân bằng. b) Để tăng hiệu suất phản ứng trên thì chúng ta có thể tác động vào các yếu tố nào? Câu 2 (1.0 điểm): Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất có pH = 3. Để thải ra ngoài môi trường thì cần phải tăng pH lên từ 5,8 đến 8,6 (theo đúng qui định), nhà máy phải dùng vôi sống để xử lý. Để nâng pH của 10 m3 nước thải từ 3 lên 7 cần dùng m gam vôi sống . (Giả sử chỉ có phản ứng giữa ion H+ và ion OH-.Bỏ qua sự thủy phân của các muối nếu có).Tính giá trị m.( Cho Ca = 40, O = 16, H = 1) ------ HẾT ------ Trang 2/2 – Mã đề 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2