intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ MÔN HÓA HỌC 11 Ngày thi: 05/11/2024 (Đề có 3 trang) Thời gian làm bài: 45 Phút;(Không kể thời gian giao đề) Họ tên: ............................................................... Số báo danh: ................... Mã đề 301 I. Trắc nghiệm (7 đ): Chọn 1 phương án đúng. Câu 1: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH 3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là A. nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh. B. nước phun vào bình và không có màu. C. nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng. D. nước phun vào bình và chuyển thành màu tím. Câu 2: Theo thuyết Brønsted-Lowry, acid là chất A. nhận proton (H+). B. cho cặp electron. C. nhận cặp electron. D. cho proton (H+). Câu 3: Nước mưa thông thường có pH khoảng 5,6. Khi nước mưa có pH nhỏ hơn 5,6 thì gọi là hiện tượng mưa acid. Mưa acid ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, động- thực vât, môi trường… Tác nhân chính gây mưa acid là A. CO2 và H2O. B. SO2 và NOx. C. SO2 và CO2. D. CO2 và CH4. Câu 4: Cho phản ứng: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g); = -92 kJ. Biện pháp làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. tăng áp suất. B. giảm nồng độ N2. C. tăng nhiệt độ. D. dùng chất xúc tác. Câu 5: Hòa tan một base vào nước ở 250C, kết quả là A. [H+]. [OH-] > 1,0.10-14. B. [ H+] = [ OH-]. + - C. [H ] < [ OH ]. D. [H+] > [ OH-]. Câu 6: Sự điện li là quá trình A. phân li một chất trong nước thành ion. C. hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. B. oxi hóa - khử. D. phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây đúng? A. NH4Cl NH3 + Cl2. B. NH4HCO3 NO + CO2 + H2O. C. NH4NO3 NH3 + HNO3. D. (NH4)2CO3 NH3 + CO2 + H2O. Câu 8: Một hệ khi ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là cân bằng A. động. B. tĩnh. C. không bền. D. bền. Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng về đơn chất nitrogen? A. Phản ứng với oxygen ở nhiệt độ phòng. B. Không duy trì sự cháy và sự hô hấp. C. Không màu và nặng hơn không khí. D. Thể hiện tính oxi hóa mạnh ở điều kiện thường. Câu 10: Cho các phát biểu sau: (a) Nồng độ ion [OH-] càng lớn thì giá trị pH càng lớn. Trang 1/3 - Mã đề 301
  2. (b)Ở phản ứng thuận nghịch, sản phẩm có khả năng phản ứng với nhau tạo thành chất đầu. (c)Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng thường là nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác. (d) Nitric acid là acid có tính oxi hóa mạnh, có khả năng ăn mòn kim loại. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần 0,1M) bằng dung dịch chuẩn HCl 0,05M với chất chỉ thị phenolphtalein như hình vẽ dưới đây: Tại điểm tương đương, HCl hết nếu thêm tiếp NaOH, dung dịch sẽ xuất hiện màu …(a)...bền khoảng 30 giây. Phương án (a) phù hợp là A. tím. B. cam đậm. C. hồng nhạt. D. xanh. Câu 12: Biện pháp nào sau đây không dùng để hạn chế hiện tượng phú dưỡng? A. Sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng cách để hạn chế phân bón thừa bị rửa trôi. B. Tạo điều kiện để nước trong kênh rạch, ao, hồ được lưu thông thường xuyên. C. Xử lí nước thải đúng cách trước khi cho thoát vào kênh rạch, ao, hồ. D. Cho các loại nước thải được đưa đến ao, hồ thông qua các cống dẫn nước cố định. Câu 13: Phương pháp xác định nồng độ của một chất bằng một dung dịch chuẩn đã biết nồng độ gọi là A. chuẩn độ. B. đo lường. C. dự đoán. D. phân tích. Câu 14: Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào A. áp suất. B. nồng độ. C. chất xúc tác. D. nhiệt độ. Câu 15: Chất nào sau đây là chất điện li? A. MgO. B. HNO3. C. Cl2. D. CH4. Câu 16: Nitrogen có số oxi hóa +4 trong chất nào sau đây? A. N2O. B. N2O5. C. NO. D. NO2. Câu 17: Nitrogen trong tự nhiên có các đồng vị bền là A. . B. . C. . D. . Câu 18: Đồ thị dưới đây biểu diễn sự thay đổi tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch theo thời gian của phản ứng: A(g) ? B(g). Ý nghĩa biểu diễn của đường (b), (c) lần lượt là A. (b) biểu diễn sự thay đổi tốc độ phản ứng nghịch; (c) biểu diễn sự thay đổi tốc độ phản ứng thuận. B. (b) biểu diễn sự thay đổi tốc độ phản ứng thuận; (c) biểu diễn phản ứng đã dừng lại. C. (b) biểu diễn sự thay đổi tốc độ phản ứng thuận; (c) biểu diễn trạng thái cân bằng. D. (b) biểu diễn sự thay đổi tốc độ phản ứng nghịch; (c) biểu diễn trạng thái cân bằng. Câu 19: Cho quỳ tím vào dung dịch X có pH = 3, màu quỳ tím sẽ A. không đổi màu. B. hóa xanh. C. hóa đỏ. D. mất màu. Câu 20: Phân tử nitrogen có công thức cấu tạo là Trang 2/3 - Mã đề 301
  3. A. N=N. B. N≡N. C. N→N. D. N-N. Câu 21: Trong phân tử NH3 có liên kết A. ion. B. cộng hoá trị không cực. C. cộng hoá trị có cực. D. kim loại. II. Tự luận (3đ) Câu 1. (1đ) a.Viết phương trình điện li trong nước của các chất sau (0,5đ): Al2(SO4)3 ; CH3COOH. b.Viết biểu thức hằng số cân bằng cho phản ứng sau (0,5đ): Câu 2. (1đ) a.Viết PTHH của phản ứng khi cho dung dịch HNO 3 tác dụng với MgO. Xác định vai trò của HNO 3 trong phản ứng? (0,5đ) b. Để xác định nồng độ của một dung dịch HNO3, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HNO3 này cần 15 mL dung dịch NaOH. Xác định nồng độ của dung dịch HNO3 trên? (0,5đ) Câu 3. (1đ) Ở nước ta, cẩm tú cầu là loài hoa được trồng phổ biến tại Đà Lạt. Màu sắc hoa có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng: pH đất trồng 7 Hoa sẽ có màu Lam Trắng sữa Hồng Bạn An làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc và thu lấy phần dung dịch (gọi là dung dịch X). Dùng máy pH đo được giá trị pH của dung dịch X là 8,4. a. Dựa vào bảng trên, hãy cho biết ở khoảng giá trị nồng độ ion H+ trong đất như thế nào sẽ thu được hoa màu lam? (0,25 đ) b. Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch X? Từ đó hãy cho biết môi trường của mẫu đất được làm thí nghiệm? (0,25 đ) c. Muốn thu hoạch hoa có màu lam, An sử dụng đủ một lượng chất Y bổ sung vào đất và tưới nước nhằm điều chỉnh pH môi trường đất cho phù hợp. Theo lý thuyết, An chọn hay không nên chọn chất Y nào dưới đây? Giải thích kèm minh họa bằng phương trình (phân tử hoặc ion).(0,5 đ). + Vôi sống ( CaO). + P2O5. + Phân đạm ammonium nitrate. ------ HẾT ------ HS không được sử dụng bảng tuần hoàn hóa học Trang 3/3 - Mã đề 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2