intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân ” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GDĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Hóa học 12 – THPT Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề). (đề có 2 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 132 Họ, tên học sinh:.............................................................................Lớp 12A....; Số báo danh:................................................. Phòng số:........ ( Cho biết nguyên tử khối: C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; K = 39). A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM). Câu 1: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là: A. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. B. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ. C. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ. D. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic. Câu 2: Chất béo là trieste của axit béo với A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. etylen glicol. D. glixerol. Câu 3: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo? A. (C6H5COO)3C3H5. B. (C2H5COO)3C3H5. C. (C2H3COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5. Câu 4: Hợp chất X có công thức cấu tạo như sau: CH3COOCH3. Tên gọi của X là A. đimetyl axetat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. axeton. Câu 5: Amin CH3-NH-C2H5 có tên gọi gốc - chức là A. propan-2-amin. B. N-metyletanamin. C. metyletylamin. D. Etylmetylamin. Câu 6: Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, HCOONa, HCOOCH3, C6H12O6 (glucozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là : A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 7: Cho dãy các chất: CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin), NaOH. Chất có lực bazơ nhỏ nhất trong dãy là A. CH3NH2. B. C6H5NH2. C. NH3. D. NaOH. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Saccarozơ có phản ứng tráng gương. B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Câu 9: Saccarozơ và glucozơ đều thuộc loại A. cacbohiđrat. B. monosaccarit . C. polisaccarit. D. đisaccarit. Câu 10: Chất không phải là chất béo là A. tristearin. B. axit axetic. C. tripanmitin. D. triolein. Câu 11: Etyl axetat có công thức là A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH3COOC2H5. D. CH3CH2COOCH3. Câu 12: Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là Trang 1/3 - Mã đề 132
  2. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 13: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu A. xanh tím. B. hồng. C. nâu đỏ. D. vàng. Câu 14: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. as Câu 15: Phương trình : 6nCO2 + 5nH2O clorophin (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ? A. quá trình oxi hoá. B. quá trình hô hấp. C. quá trình khử. D. quá trình quang hợp. Câu 16: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo? A. (C2H3COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C2H5COO)3C3H5. D. (C6H5COO)3C3H5. Câu 17: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là A. CnH2nO2 (n ≥ 2). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). C. CnH2nO (n ≥ 2). D. CnH2nO2 (n ≥ 1). Câu 18: Công thức phân tử của etylamin là A. C2H5NH2. B. CH3-NH-CH3. C. CH3NH2. D. C4H9NH2. Câu 19: Cho dãy các dung dịch: Glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 20: Chất nào sau đây là monosaccarit? A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Amilozơ. Câu 21: Chất nào sau đây là amin bậc 2? A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N. Câu 22: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2? A. Phenyl axetat. B. Propyl axetat. C. Vinyl axetat. D. Etyl axetat. Câu 23: Cho các este: HCOOCH3; CH2=CHCOOCH3 và CH3COOCH3. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt cả 3 este trên là: A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Br2 và dung dịch AgNO3/NH3. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch AgNO3/NH3. Câu 24: Chất nào sau đây không phải là este? A. HCOOC6H5. B. CH3COOH. C. HCOOCH=CH2. D. CH3COOC2H5. Câu 25: Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch nước brom. D. dung dịch NaCl. Câu 26: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh? A. Axit axetic. B. Anilin. C. Metylamin. D. Ancol etylic. Câu 27: Metylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. CH3COOH. B. HCl. C. NaOH. D. H2SO4. Trang 2/3 - Mã đề 132
  3. Câu 28: Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H5O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)2]n. D. [C6H8O2(OH)3]n. ----------------------------------------------- B. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM). Câu 29: (1 điểm). Xà phòng hoá hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong 150 ml dung dịch KOH 1,0 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Xác định m? Câu 30: (1 điểm). Hoàn thành các phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) a/ CH3COOC2H5 + NaOH → b/ CH3NH2 + HCl → c/ C2H5COOCH=CH2 + HOH → d/ anilin + Br2 → Câu 31: (0,5 điểm). Hãy cho biết hiện tượng khi cho dung dịch I2 vào dung dịch tinh bột, sau đó đun nhẹ và để nguội? Câu 32: (0,5 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, t o), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Tính m? ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2