intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, TRƯỜNG THCS -THPT ĐĂK LUA NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Hóa học – KHỐI(Lớp): 12 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. Etyl fomat có công thức là A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3. Câu 2. Khi thủy phân HCOOC2H5 bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm là A. HCOONa và CH3OH B. HCOONa và C2H5OH C. HCOOH và C2H5ONa D. CH3COONa và C2H5OH Câu 3. Chất béo (C17H35COO)3C3H5 có tên gọi là A. triolein B. tristearin C. tripanmitin D. stearic Câu 4. Cho biết chất nào thuộc monosaccarit? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 5. Hợp chất nào sau đây phân tử chứa 5 nhóm –OH và 1 nhóm -CHO? A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Xenlulozơ. Câu 6. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6. B. C12H22O12. C. C12H22O11. D. C6H10O5. Câu 7. Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu A. vàng. B. nâu đỏ. C. xanh tím. D. hồng. Câu 8. Anilin có công thức là A. CH3COOH B. C6H5OH C. C6H5NH2 D. CH3OH Câu 9. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? A. C2H5–NH-CH3. B. (CH3)3N. C. CH3–NH–CH3. D. CH3–NH2. Câu 10. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất H2N-CH2-COOH ? A. Lysin. B. Glyxin. C. Anilin D. Alanin Câu 11. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino. C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon. Câu 12. Liên kết peptit là liên kết -CO - NH - giữa A. hai đơn vị β-amino axit. B. α-amino axit và β-amino axit. C. α-amino axit và α-glucozơ. D. hai đơn vị α-amino axit. Câu 13. Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Chất X là A. C2H3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOH. D. CH3COOH. Câu 14. Khi thủy phân trioleitin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là: A.C17H35COOH và glixerol. B.C15H31COOH và glixerol. C.C17H33COOH và glixerol. D.C15H31COONa và glixerol. Câu 15. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. CH3CHO. Câu 16. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Công thức của xenlulozơ trinitrat là A. (C6H10O5)n B. [C6H7O2(ONO2)3]n C. [C6H10O2(ONO2)3]n D. [C6H7O(ONO2)]n Câu 17. Chất nào sau đây tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam? A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Tristearin Câu 18. Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. NaCl. Câu 19. Axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây? A. NaNO3. B. NaCl. C. HCl. D. Na2SO4. Câu 20. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các polipeptit nhờ xúc tác thích hợp là A. β-amino axit B. este C. α-amino axit. D. axit cacboxylic Câu 21. Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
  2. (b) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. (c) Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. (e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ. (f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 22. Xà phòng hoá hoàn toàn 14,8 gam HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 13,6. B. 16,8. C. 14,8. D. 6,8. Câu 23. Cho m chất béo có công thức phân tử (C 17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol glixerol. Giá trị của m là A. 178,0. B. 176,8. C. 356,0. D. 353,6. Câu 24. Cho m gam glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 có đun nóng nhẹ. Sau phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của m là A. 27 gam. B. 18 gam. C. 54 gam. D. 9 gam. Câu 25. Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là A. Quỳ tím. B. Cu(OH)2. C. dd AgNO3/ NH3 dư. D. NaOH. Câu 26. Cho 9 gam etylamin(C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 12,55g. B. 12,65g. C. 10,40. D. 16,30. Câu 27. Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: metylamin, glyxin, axit glutamic là A. natri clorua B. quỳ tím C. natri hiđroxit D. phenolphtalein Câu 28. Hỗn hợp X gồm 3 este: C2H4O2, C3H6O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, cần vừa đủ 31,36 lít khí O2 (ở đktc) thu được H2O và 52,8 gam CO2. Giá trị của m là A. 14,8 B. 17,6 C. 29,6 D. 30,2 Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 49,8 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etylamin và trimetylamin, thu được CO2, H2O và 13,44 lít khí N2. Cho 49,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 93,6. B. 97,2. C. 85,5. D. 87,6. Câu 30. Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 29,48 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 2,55 mol O2, thu được H2O và 1,78 mol CO2. Khối lượng của X có trong m gam E là A. 34,48 gam. B. 25,60 gam. C. 16,68 gam. D. 17,24 gam. ---------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2