intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TỔ HÓA HỌC Năm học 2023-2024 Môn : Hóa học à ĐỀ............. Lớp: 12 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Học sinh chọn đáp án đúng nhất và ghi vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là HCOOCH3. Tên gọi của X là A. etyl fomat. B. metyl axetat. C. metyl fomat. D. etyl axetat Câu 2: Chất nào sau đây là este ? A. CH3COOH. B. CH3COOC2H5. C. CH3CH2OH. D. CH3CHO. Câu 3: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. HCOONa và C2H5OH. B. CH3COONa và CH3OH. C. C2H5COONa và CH3OH. D. CH3COONa và C2H5OH. Câu 4: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. HCOOCH3 B. C2H5COOH C. C2H5OH D. CH3COOH. Câu 5: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 6: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. HCOOCH(CH3)2. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH2CH2CH3. Câu 7: Cho Z là este tạo bởi rượu metylic và axit cacboxylic Y đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,6 mol Z trong 300 ml dung dịch KOH 2,5M đun nóng, được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn khan F. Đốt cháy hoàn toàn F bằng oxi dư, thu được 45,36 lít khí CO 2 (đktc), 28,35 gam H2O và m gam K2CO3. Cho các phát biểu sau: (a): Trong phân tử của Y có 8 nguyên tử hiđro. (b): Y là axit no, đơn chức, mạch hở. (c): Z có đồng phân hình học.
  2. (d): Số nguyên tử cacbon trong Z là 5. (e): Z tham gia được phản ứng trùng hợp. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 0 C. 1 D. 3 Câu 8. Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây? A. Etylen glicol. B. Glixerol. C. Ancol etylic. D. Ancol metylic. Câu 9: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là : A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 10: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O 2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 82,4. B. 97,6. C. 80,6. D. 88,6. Câu 11: Cho biết chất nào sau đây thuộc hợp chất monosaccarit? A. tinh bột. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. xenlulozơ. Câu 12: Chất nào dưới đây không có phản ứng thủy phân? A. tinh bột. B. metyl fomat. C. saccarozơ. D. glucozơ. Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương. B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch brom. C. Dung dịch fructozơ không hòa tan được Cu(OH)2. D. Công thức phân tử tổng quát của cacbohiđrat là C(H2O)m. Câu 14: Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3( đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 1,08 B. 21,6 C. 5,4
  3. D. 10,8 Câu 15: Cacbohidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường? A. Saccarozơ B. Fructozơ C. Mantozơ D. Glucozơ Câu 16: Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ là A. glucozơ và fructozơ B. ancol etylic C. glucozơ D. fructozơ Câu 17: Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn. Công thức phân tử của tinh bột là: A. C12H22O11 B. C6H12O6 C. (C6H10O5)n D. CH2O Câu 18: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu A. hồng B. xanh tím C. nâu đỏ D. vàng Câu 19: Xenlulozơ tham gia phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng thủy phân. B. Phản ứng tráng bạc. C. Phản ứng cộng H2 tạo ra sobitol. D. Phản ứng với I2 tạo sản phẩm có màu xanh tím. Câu 20: Trong các chất sau: Glucozơ, glixerol, saccarozơ, xenlulozơ và tinh bột. Số chất tác dụng được với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường là A. 4 B. 5 C. 3 D. 1 Câu 21: Thuỷ phân 1 kg khoai có chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất của quá trình là 75% thì khối lượng glucozơ thu được là nhiêu? A. 166,67g B. 200g C. 150g D. 1000g Câu 22. Metyl amin là tên gọi của chất nào dưới đây? A. CH Cl. 3 B. CH NH . 3 2 C. CH OH. 3
  4. D. CH CH NH . 3 2 2 Câu 23. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? A. CH NHCH . 3 3 B. CH CH NHCH . 3 2 3 C. CH CH NH . 3 2 2 D. (CH ) N. 33 Câu 24: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ? A. NH3 B. C6H5CH2NH2 C. C6H5NH2 D. (CH3)2NH Câu 25. Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), ta có thể rửa cá với chất nào sau đây? A. Nước B. Nước muối. C. Cồn. D. Giấm. Câu 26: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. C2H5OH B. C6H5NH2 C. NH2-CH2-COOH D. CH3COOH Câu 27: Cho các chất sau: C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH3COOH; ClH3NCH2COOH. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong dung dịch, H2N – CH2 – COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+ – CH2 – COO-. B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino(-NH2) và nhóm cacboxyl (- COOH). C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, không màu, dễ tan trong nước và có vị hơi ngọt. D. Hợp chất H2N – CH2 – COOH có tên là alanin. Câu 29. Chất nào sau đây là đipeptit? A. Ala-Gly. B. Ala-Gly-Gly. C. Ala-Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly. Câu 30: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
  5. o Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70 C. Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa. Cho các phát biểu sau: (1) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng. (2) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế. (3) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn. (4) Không thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa. (5) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. ------------------------------HẾT------------------------------ Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.) Cho biết: KLPT(M) các nguyên tố sau: H:1; N:7; C:12; O:16; Na: 23; K: 39. DUYỆT CỦA BGH: TỔ TRƯỞNG CM: Đặng Thị Vĩnh Thụy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0