intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hành trình ôn thi trở nên dễ dàng hơn, hãy tham khảo ngay tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành”. Tài liệu này sẽ giúp các bạn tổng hợp kiến thức, luyện tập kỹ năng làm bài và sẵn sàng bứt phá trong kỳ thi quan trọng. Chúc các bạn học tốt và đạt thành tích xuất sắc!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

  1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 MỨC ĐỘ Tổng số câu Tên bài học Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Em với nhà 3 0 1 0 0 1 0 0 4 1 trường Chủ đề 2: Khám phá 3 0 3 0 0 1 0 0 6 1 bản thân Tổng số câu 6 0 4 0 0 2 0 0 10 2 TN/TL Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 Số câu TL/ Câu hỏi Số câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TL TN TL (số câu) (số câu) Chủ đề 1 4 1 - Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường. Nhận biết 3 C3,4,6 - Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây Em với nhà dựng truyền thống nhà trường trường. Xây dựng được tình bạn và Thông hiểu 1 C5 biết cách gìn giữ tình bạn. Kể được những cách cần Vận dụng thiết để phòng, tránh bắt nạt 1 C12 (TL) học đường. Vận dụng cao Chủ đề 2 6 1 Nhận diện được những nét Nhận biết đặc trưng trong tính cách 3 C1,7,10 của bản thân. Hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện khả năng Khám phá bản điều chỉnh cảm xúc của thân Thông hiểu bản thân 3 C 2,8, 9 Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân trong một số tình huống. Vận dụng Nhận diện được sự thay đổi 1 C11 (TL)
  2. cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực Vận dụng cao
  3. PHÒNG GDĐT NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2024 - 2025 TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN MÔN: HĐTN 8 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ BÀI A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Chọn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Khi em được điểm thấp môn Toán, em sẽ có cảm xúc gì? A. Vui vẻ, hạnh phúc. B. Buồn bã, thất vọng. C. Mong chờ, háo hức. D. Bình thường. Câu 2. Đâu không phải là định nghĩa về cách thương thuyết? A. Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn hoặc không mong muốn B. Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương ứng C. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được. D. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối Câu 3. Hành động nào dưới đây không phải là hành vi của bắt nạt học đường? A. Nhắn tin đe dọa. B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng. C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập. D. Cùng bạn cố gắng phấn đấu trong thi đua chào mừng ngày 20-11. Câu 4. Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường? A. Không tham gia các hoạt động của trường. B. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao. C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường. D. Học tập còn chưa tập trung. Câu 5. Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn? A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới. B. Trao đổi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm. C. Nói xấu sau lưng bạn. D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn. Câu 6. Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì? A. Xông vào bảo vệ bạn. B. Hét to lên và chạy. C. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất. D. Đánh nhau với các bạn. Câu 7. Đâu không phải là cách tranh biện hiệu quả? A. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối. B. Phân tích, lập luận có chứng cứ. C. Thuyết phục đối tác về sự hợp lí của đề xuất. D. Kết luận được quan điểm của bản thân.
  4. Câu 8. Nếu em là M, em sẽ làm gì để điều chỉnh cảm xúc trong trường hợp sau? Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn. M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ. A. Em sẽ hỏi mẹ về món đồ mình để trên bàn và chia sẻ cảm xúc với mẹ. B. Em sẽ tỏ ra khó chịu và khóc khi không tìm thấy món đồ của mình. C. Em sẽ tức giận, bỏ đi. D. Em sẽ tìm hỏi mẹ tại sao lại tự ý sắp đặt lại bàn học của mình . Câu 9. Ý nghĩa của việc rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân? A. Giúp em ngày càng tự chủ hơn trong cuộc sống. B. Mọi người yêu quý, tôn trọng. C. Trở thành người lãnh đạo trong tương lai. D. Có nhiều bạn bè hơn. Câu 10. Biểu hiện của nét tính cách thân thiện là? A. Dễ cảm thông với người khác. Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ mọi người. B. Chu đáo, kĩ càng trong công việc. Kỉ luật, làm việc có kế hoạch, tinh thần trách nhiệm. C. Thích ở một mình. Thích hoạt động cá nhân. D. Không thích giao tiếp cộng đồng. \ B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Xử lí tình huống và thể hiện cách điều chỉnh cảm xúc bản thân hợp lí trong các tình huống sau đây: - Tình huống 1: Sau giờ học, vì mải cùng các bạn chuẩn bị cho buổi thuyết trình của nhóm vào tuần sau nên em đã về muộn mà quên báo với gia đình. Bố chưa biết lí do nên đã mắng em mải chơi không về nhà đúng giờ. - Tình huống 2: Khi học nhóm cùng các bạn, một số nội dung em chưa hiểu nên hỏi lại nhiều lần. Một số bạn chê em học kém làm em rất xấu hổ. - Tình huống 3: Em và Huy hẹn nhau đi hiệu sách chiều nay. Em chờ mãi mà không thấy Huy đến, cũng không nhận được lời nhắn là sẽ đến muộn. Em rất giận và bực bội. Câu 2. Kể tên những việc làm cần thiết mà em cần thực hiện để phòng, tránh bắt nạt học đường.
  5. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Phần I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D D B C C D A A A Phần II. Tự luận Yêu cầu cần đạt Đánh giá Đạt Chưa đạt Câu 1 - Tình huống 1: Không nên suy nghĩ tiêu cực, buồn hay giận bố. Trình bày cho bố hiểu lí do vì sao về trể. Hứa với bố nếu lần sau có việc gấp sẽ gọi điện xin phép bố mẹ. - Tình huống 2: Nói rõ cho các bạn hiểu về cảm xúc của bản thân. Và vì xấu hổ mà ngại trao đổi việc học tập có thể khiến bản thân kém cỏi hơn. Nếu các bạn hiểu, thông cảm thì có thể tiếp tục trao đổi việc học với các bạn trong nhóm. Nếu các bạn không chia sẽ có thể tìm các bạn khác trong lớp để trao đổi việc học tập. - Tình huống 3: Gọi điện cho Huy hỏi lí do vì sao bạn trể hẹn. Nếu Huy có việc đột xuất thì thông cảm, chia sẽ với bạn. Nếu Huy quên hoặc cố ý đến trể, có thể nói chuyện rõ ràng với bạn về cảm xúc của mình. Câu 2 - Học sinh nêu được ít nhất 4-5 việc cần làm để phòng tránh bạo lực học đường. + Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt. + Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt. + Thể hiện rõ thái độ “không chấp nhận khi bị bắt nạt”. + Không thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức. + Kể lại với người mà em tin tưởng về việc bị bắt nạt…. ĐÁNH GIÁ Kết quả Phần A Phần B Tổng hợp Đạt Trả lời đúng từ 5 câu trở Mỗi câu đạt từ 2 yêu Kết quả phần A, phần B đều lên. cầu trở lên ở mức đạt Chưa đạt Chỉ trả lời đúng tối đa 5 Chỉ đạt tối đa 1 yêu Chỉ đạt tối đa 1 phần câu. cầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2