intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ

  1. UBND HUYỆN ĐẠI TỪ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LA BẰNG Môn: HĐTNHN ( lớp 9) (Thời gian 45 phút) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, bắt nạt học đường là gì? A. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình. B. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình. C. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình. D. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình. Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, kỹ năng ứng xử, giao tiếp là gì? A. Cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh. B. Cách dùng từ ngữ truyền đạt cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh. C. Cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh. D. Cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, cử chỉ và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh. Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải động lực bên ngoài? A. Được thực hiện cùng nhóm bạn thân. B. Hoạt động được quy định. C. Lời khen, động viên khi đạt thành tích. D. Sự quyết tâm thực hiện mục tiêu. Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, thích nghi là gì? A. Là làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong công việc B. Là làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong học tập.
  2. C. Là làm quen với môi trường mới, chấp nhận với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc. D. Là làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc. Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, động lực là gì? A. Là quá trình bắt đầu, định hướng các hành vi có mục đích nhằm hoàn thành kế hoạch được giao. B. Làquá trình bắt đầu và duy trì các hành vi có mục đích nhằm hoàn thành kế hoạch được giao. C. Làquá trình định hướng và duy trì các hành vi có mục đích nhằm hoàn thành kế hoạch được giao. D. Là quá trình bắt đầu, định hướng và duy trì các hành vi có mục đích nhằm hoàn thành kế hoạch được giao. Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải cách ứng phó tiêu cực trước áp lực cuộc sống và căng thẳng trong học tập? A. Đổ lỗi cho người khác. C. Chia sẻ với người thân, bạn bè. B. Tự cô lập bản thân. D. Sử dụng chất kích thích. Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải khả năng thích nghi trong học tập? A. Hiểu được sự thay đổi C. Chủ động hoàn thành nhiệm vụ. B. Đối mặt với những khó khăn. D. Tích cực chia sẻ với các bạn. Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải nội dung có trong kế hoạch lao động công ích ở trường? A. Tên hoạt động. C. Sự nổi tiếng của hoạt động. B. Mục tiêu hoạt động. D. Đối tượng tham gia. Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải biểu hiện về thể chất khi căng thẳng? A. Lo âu. B. Đau đầu. C. Mất ngủ. D. Mệt mỏi. Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống? A. Thay đổi nhận thức. C. Tạo cảm xúc tích cực. B. Giữ im lặng. D. Chia sẻ với người thân. Câu 11 (0,5 điểm). Theo em vì sao cần nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân?
  3. A. Vì việc đánh giá bản thân giúp bộc lộ các yếu điểm từ đó hạn chế các hành vi chưa chuẩn mực trong giao tiếp. B. Vì việc nhận diện các điểm yếu giúp ta hoàn thiện hơn trong mắt mọi người xung quanh. C. Vì việc đánh giá điểm tích cực và chưa tích cực giúp hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh từ đó đạt được mục đích giao tiếp. D. Vì việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày. Câu 12 (0,5 điểm). Theo em, đâu là hậu quả của tình trạng áp lực cuộc sống? A. Khiến cho sự tin tưởng của mọi người dần mất đi. B. Công việc không hiệu quả, thể chất dần trở nên suy yếu. C. Tạo ra những rào cản trong việc sinh hoạt hàng ngày. D. Khiến bản thân mất đi cơ hội thay đổi công việc. PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống phát triển mối quan hệ hài hòa với thầy cô, bạn bè trong các tình huống sau: - Tình huống 1: Giang có thành tích học tập xuất sắc nhưng ít hợp tác và giúp đỡ các bạn trong lớp. - Tình huống 2: Minh thường xuyên từ chối nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm vì cho rằng không phù hợp với mình. Câu 2 (1,0 điểm). Nêu hành vi giao tiếp ứng xử chưa tích cực và tích cực.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025) MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A C D D D C Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 D C A B C B PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu Nội dung đáp án Biểu điểm Câu 1 Xác định và xử lí tình huống phát triển mối quan hệ hài hòa với thầy cô, bạn bè trong các tình huống : (3,0 điểm) - Tình huống 1: + Giang nên cởi mở, giao tiếp với các bạn trong lớp để hòa đồng, thân thiện hơn 1,5 điểm + Giang có thể giao tiếp với bạn cùng bàn thông qua việc giúp đỡ bạn giải bài tập, giảng bài cho bạn. + Giang có thể thử tham gia các hoạt động chung của nhóm, tổ, lớp để có cơ hội tiếp xúc, hiểu các bạn hơn. + Các bạn trong lớp cũng nên thường xuyên hỏi han, mời bạn tham gia cùng tạo điều kiện cho bạn nếu bạn còn e dè, nhút nhát. - Tình huống 2: 1,5 điểm + Minh có thể từ chối nhiệm vụ và nhận một nhiệm vụ khác trong nhóm hoặc trao đổi nhiệm vụ với các bạn nếu bạn cảm thâdy không phù hợp với năng lực. + Minh cần bày tỏ suy nghĩ ý kiến với các bạn để tránh hiểu lầm, xây dựng sự thấu hiểu và tin tưởng giữa các bạn. + Minh có thể nhờ sự giúp đỡ của các bạn hỗ trợ mình khi thực hiện nhiệm vụ.
  5. + Minh có thể chọn cách nhờ sự hỗ trợ, tư vấn của thầy cô để hoàn thành nhiệm vụ. Câu 2 - Hành vi giao tiếp chưa tích cực: 0,5 điểm (1,0 điểm) + Thờ ơ, ngắt lời người khác. + Chỉ trích, phê phán người khác. + Hạ thấp, thiếu tôn trọng người khác - Hành vi giao tiếp tích cực: 0,5 điểm + Cởi mở, chủ động giao tiếp. + Kết hợp lời nói và ngôn ngữ khác... + Thể hiện sự đồng cảm. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9 MỨC ĐỘ Tổng số câu Tên bài học Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao Điểm số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ 1 0 1 0 0 1 0 0 2 1 4,0 đề 1: Xây dựng văn hóa nhà trường Chủ đề 2: 2 0 1 0 1 0 0 1 4 1 3,0 Phát triển bản thân Chủ đề 3: 1 0 4 0 1 0 0 0 6 0 3,0 Vượt qua bản thân Tổng số 4 0 6 0 2 1 0 1 12 2 10,0 câu TN/TL Điểm số 2,0 0 3,0 0 1,0 3,0 0 1,0 6,0 4,0 10,0 Tổng số 2,0 điểm 3,0 điểm 4,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm điểm
  6. 20% 30% 40% 10% 100 % BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP Số câu TL/ Câu hỏi Số câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TL TN TL (số câu) (số câu) Chủ đề 1 2 1 Xây dựng Nhận biết - Nhận diện được định 1 C1 văn hóa nghĩa của bắt nạt học nhà đường. trường Thông hiểu - Nhận diện được 1 C8 ý không phải nội dung có trong kế hoạch lao động công ích ở trường. Vận dụng Xác định và xử lí tình 1 C1 huống phát triển mối (TL) quan hệ hài hòa với thầy cô, bạn bè trong các tình huống. Vận dụng cao Chủ đề 2 4 1 Phát triển Nhận biết - Nhận diện được định 2 C2 bản thân nghĩa của ứng xử giao tiếp C4 - Nhận diện được định nghĩa của thích nghi. Thông hiểu - Nhận diện được 1 C7 ý không phải khả năng thích nghi trong học tập. Vận dụng - Nắm được lí do cần 1 C11
  7. nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân. Vận dụng cao Nêu hành vi giao tiếp 1 C2 ứng xử chưa tích cực và (TL) tích cực. Chủ đề 3 6 0 Vượt qua Nhận biết - Nhận diện được định 2 C5 bản thân nghĩa của động lực. Thông hiểu - Nhận diện được 3 C3 ý không phải động lực bên ngoài. C6 - Nhận diện được C9 ý không phải cách ứng phó tiêu cực trước áp lực C10 cuộc sống và căng thẳng trong học tập. - Nhận diện được ý không phải biểu hiện về thể chất khi căng thẳng. - Nhận diện được ý không phải cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống. Vận dụng - Nhận diện được hậu quả 1 C12 của tình trạng áp lực cuộc sống. Vận dụng cao XÁC NHẬN CỦA BGH TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ Lý Thị Yên Nguyễn Văn Toản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2