intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

50
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 7 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Học sinh làm bài mỗi phân môn trên giấy riêng. A. PHÂN MÔN VẬT LÝ (2,5 điểm) I. Phần trắc nghiệm (0,75 điểm) Câu 1: Trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo của tốc độ là A. km.h B. km/h C. m.s D. m.h Câu 2: Dụng cụ dùng để đo tốc độ của chuyển động là A. Nhiệt kế B. Lực kế C. Tốc kế D. Cân Câu 3: Từ hình vẽ cho biết trong 3 giờ đầu xe chạy với tốc độ bao nhiêu? A. 40 km/h B. 45 km/h C. 50 km/h D. 60 km/h II. Phần tự luận (1,75 điểm) Câu 4: (1,0 điểm) a) Tốc độ chuyển động của một vật cho biết điều gì ? b) Một chiếc xe máy đang chuyển động trên đoạn đường thẳng với tốc độ 10 m/s. Tính quãng đường xe đi được trong 15s ? Câu 5: (0,75 điểm) Hãy mô tả các bước để đo tốc độ chuyển động thẳng của một bạn học sinh chạy cự li ngắn trong giờ kiểm tra môn Thể dục. B. PHÂN MÔN HÓA HỌC (2,5 điểm) I. Phần trắc nghiệm (0,75 điểm) Câu 1: Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B để tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng? Cột A Cột B 1) Nước mưa a) do ánh sáng từ Mặt Trời 2) Một số loài thực vật b) ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật 3) Trời nắng c) có khi trời mưa 4) Phân bón d) rụng lá vào mùa đông Câu 2: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên dựa trên kỹ năng nào? A. Kỹ năng quan sát, phân loại. B. Kỹ năng liên kết. C. Kỹ năng dự báo. D. Kỹ năng đo. Câu 3: Cho các bước sau: 1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lý số liệu đo. 2) Ước lượng để lựa chọn thiết bị hoặc dụng cụ đo phù hợp. 3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. Trang 1/2
  2. 4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kỹ năng đo là: A. 1-2-3-4. B. 1-3-2-4. C. 2-1-4-3. D. 3-2-4-1. II. Phần tự luận (1,75 điểm) Câu 4: (0,5 điểm) Làm thế nào để đo độ dày của 1 tờ giấy trong sách KHTN 7 bằng 1 thước đo có độ chia nhỏ nhất là 1 mm? Câu 5: (1,25 điểm) Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên? C. PHÂN MÔN SINH HỌC (5,0 điểm) I. Phần trắc nghiệm (1,5 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển hóa năng lượng? A. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. B. Chuyển hóa năng lượng là lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể. C. Chuyển hóa năng lượng là quá trình tổng hợp các chất. D. Chuyển hóa năng lượng là sự đào thải những chất mà cơ thể không hấp thụ được. Câu 2: Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào? A. Ánh sáng quá mạnh thì hiệu quả quang hợp càng tăng. B. Ánh sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng. C. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp. D. Ánh sáng quá mạnh sẽ không ảnh hưởng đến quang hợp. Câu 3: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng? A. Có cuống lá. B. Có diện tích bề mặt lớn. C. Phiến lá mỏng. D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới. Câu 4: Hô hấp tế bào diễn ra ở bào quan nào? A. Ribosome. B. Lục lạp. C. Bộ máy gongi. D. Ti thể. Câu 5: Quá trình hô hấp có vai trò: A. đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. B. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. C. làm sạch môi trường. D. chuyển hóa gluxit thành CO2 , H2O và năng lượng. Câu 6: Trong thí nghiệm quang hợp ở cây xanh, vì sao phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt? A. Để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá. B. Để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng. C. Để xác định mẫu lá khảo sát thí nghiệm. D. Giúp lá cây không bám bụi cũng như dễ xác định mẫu thí nghiệm trên cây. II. Phần tự luận (3,5 điểm) Câu 7: (2,0 điểm) Viết phương trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào. Câu 8: (1,5 điểm) Tại sao rau trong siêu thị lại được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ và bảo quản ở ngăn mát? --------- Hết --------- Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2